Trung Quốc là nước nhận viện trợ nhiều nhất từ các nước phát triển Tây phương

Vũ Chân

Từ sau năm 1979, các nước phát triển tiêu biểu như Úc, Anh, Nhật Bản, Đức, Mỹ, Canada đã cung cấp viện trợ khổng lồ cho Trung Quốc. Dù về sau, các nước này đã giảm dần viện trợ không hoàn lại cho Trung Quốc, nhưng vẫn giúp Trung Quốc phát triển kinh tế dưới hình thức hợp tác kinh tế và hỗ trợ kỹ thuật. Ngay cả thời điểm các nước nêu trên liên tục bị thâm hụt hàng năm nhưng vẫn sẵn lòng hỗ trợ kinh tế cho Trung Quốc.

Giới cư dân mạng Trung Quốc cũng đã dựa trên những thực tế đề cập trên để đưa ra nhận định chí lý rằng: “Phải biết ghi nhớ trân trọng những gì người khác đã mang lại cho mình thì mối quan hệ mới có thể bền chặt”.  Nhưng qua diện mạo hung hiểm từ “ngoại giao lang sói” mà Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày nay thực hiện, không có gì bất ngờ khi toàn thế giới đang tập trung tẩy chay họ!

Từ năm 1979 đến nay Trung Quốc là nước nhận viện trợ lớn nhất từ các nước phát triển phương Tây như Mỹ, Nhật Bản, Anh, Úc, Canada, Đức và Pháp. Ảnh: Hội nghị G7 tại Brussels, Bỉ ngày 5/6/2014. (Pete Souza / Nhà Trắng)

Từ sau năm 1979, các nước phát triển tiêu biểu như Úc, Anh, Nhật Bản, Đức, Mỹ, Canada đã cung cấp viện trợ khổng lồ cho Trung Quốc. Dù về sau, các nước này đã giảm dần viện trợ không hoàn lại cho Trung Quốc, nhưng vẫn giúp Trung Quốc phát triển kinh tế dưới hình thức hợp tác kinh tế và hỗ trợ kỹ thuật. Ngay cả thời điểm các nước nêu trên liên tục bị thâm hụt hàng năm nhưng vẫn sẵn lòng hỗ trợ kinh tế cho Trung Quốc.

Trung Quốc có thể xem là nằm trong nhóm nước nhận viện trợ lớn nhất trên thế giới. Theo thống kê chưa đầy đủ, từ năm 1979 – 2003, Trung Quốc đã nhận được tổng cộng 107,2 tỷ đôla Mỹ (USD) viện trợ chính thức. Năm 2009, tại lễ kỷ niệm 30 năm hỗ trợ đa phương và song phương cho Trung Quốc và kỷ niệm năm đầu tiên hỗ trợ quốc tế cho khu vực bị động đất ở Tứ Xuyên, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc khi đó tuyên bố rằng trong 30 năm qua, Trung Quốc đã hợp tác với hơn 20 chính phủ và tổ chức quốc tế như Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, UNICEF, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Úc, Canada… để thực hiện hợp tác phát triển hiệu quả trong hơn 30 lĩnh vực bao gồm xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, giáo dục, y tế, cải cách cơ chế, năng lượng, và nhận được viện trợ không hoàn lại gần 6,7 tỷ USD, đã được thực hiện gần 2.000 dự án.

Trong đó, nước đầu tiên cung cấp viện trợ cho Trung Quốc là Úc, còn nước viện trợ lớn nhất cho Trung Quốc là Nhật Bản.

Hỗ trợ kinh tế của Nhật Bản cho Trung Quốc bắt đầu vào năm 1979, đến năm 1981 Chính phủ Nhật Bản bắt đầu cung cấp hỗ trợ không hoàn lại cho Trung Quốc. Theo dữ liệu từ Bộ Ngoại giao Nhật Bản về hỗ trợ phát triển từ Chính phủ Nhật Bản, từ năm 1979 – 2010, Trung Quốc đã nhận được khoảng 263,8 tỷ RMB tiền vay phát triển ưu đãi từ Nhật Bản, khoảng 12,4 tỷ RMB viện trợ không hoàn lại và khoảng 13,8 tỷ RMB cho các quỹ hợp tác kỹ thuật, tổng số tiền lên tới khoảng 290 tỷ RMB và liên quan đến hơn 200 dự án. Trong hơn 30 năm qua, Trung Quốc là nước nhận viện trợ lớn nhất của Nhật Bản, và 66,9% viện trợ nước ngoài của Trung Quốc đến từ Nhật Bản.

Tính đến cuối năm 2010, Nhật Bản đã cung cấp quỹ hỗ trợ cho Trung Quốc để thực hiện 144 dự án thuộc nhiều loại hình khác nhau, liên quan đến nhiều lĩnh vực như sức khỏe, bảo vệ môi trường, giáo dục, nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo. Sau khi bước vào thế kỷ 21, trọng tâm của hỗ trợ Nhật Bản cũng đã bắt đầu chuyển từ các lĩnh vực cơ sở hạ tầng (như bến cảng, năng lượng, cảng, đường sắt, điện và truyền thông) sang bảo vệ môi trường, công nghệ và đào tạo nhân sự. Phương thức cấp các khoản vay cũng đã thay đổi từ 5 năm một khoản lớn thành cung cấp hàng năm. Về mặt trao đổi nhân sự và đào tạo, đã cung cấp hỗ trợ hàng năm khoảng 30 triệu USD. Tính đến năm 2003, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản đã đào tạo hơn 15.000 nhà quản lý cho Trung Quốc và Hiệp hội Đào tạo Kỹ thuật viên nước ngoài Nhật Bản đã đào tạo cho hơn 22.000 người Trung Quốc.


Các dự án mang tính tiêu biểu mà Nhật Bản hỗ trợ cho Trung Quốc bao gồm: Sân bay Thủ đô Bắc Kinh, cải tạo điện khí hóa đường sắt Bắc Kinh – Thiểm Tây – Cam Túc, đường sắt Nam Ninh (Quảng Tây) – Côn Minh (Vân Nam), Thượng Hải Baosteel, Sân bay Phố Đông Thượng Hải, Cầu thứ hai sông Trường Giang (Dương Tử) tại Vũ Hán, Xử lý nước thải Bắc Kinh, Bệnh viện Hữu nghị Trung Quốc-Nhật Bản.

Mười năm trước, Chính phủ Nhật Bản đã chấm dứt hỗ trợ có hoàn lại cho Trung Quốc, tiếp tục cung cấp các khoản vay cho các dự án đang thúc đẩy và tiếp tục duy trì các dự án hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ không hoàn lại. Trong chuyến thăm Trung Quốc năm 2018, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tuyên bố chấm dứt hoàn toàn các hình thức viện trợ khác cho Trung Quốc.

Ngoài Nhật Bản thì Đức cũng cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Trung Quốc. Trong 30 năm kể từ năm 1982, Đức đã cung cấp viện trợ không hoàn lại cho Trung Quốc tổng cộng 1,21 tỷ USD. Ngày 13/10/1982, Chính phủ hai nước Trung Quốc và Đức đã ký “Thỏa thuận chung về hợp tác kỹ thuật”, theo đó Chính phủ Đức bắt đầu hỗ trợ không hoàn lại cho Trung Quốc. Đến cuối năm 2011, Chính phủ Đức đã cung cấp tổng cộng 1,21 tỷ USD hỗ trợ không hoàn lại cho Trung Quốc. Trung Quốc là nước nhận hỗ trợ lớn nhất từ hỗ trợ nước ngoài không hoàn lại của Chính phủ Đức.

Pháp cũng là nước tích cực trong việc hỗ trợ Trung Quốc. Năm 2005, Trung Quốc cũng đã là nước nhận tiền nhiều nhất từ Cơ quan Phát triển Pháp (French Development Agency), đến năm 2009 tổng số các khoản cho vay vô điều kiện dành cho Trung Quốc đã là 552 triệu Euro. Theo dữ liệu năm 2008 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Pháp là nước viện trợ kinh tế lớn thứ ba cho Trung Quốc sau Nhật Bản và Đức. Sự hợp tác giữa Bộ Tài chính và Cơ quan Phát triển Pháp bắt đầu vào cuối năm 2003. Vào tháng 10/2004, hai bên đã ký “Thỏa thuận khung về hợp tác giữa Bộ Tài chính Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cơ quan Phát triển Pháp”. Theo thỏa thuận khung hợp tác, hàng năm Cơ quan Phát triển Pháp cung cấp vô điều kiện cho Trung Quốc tổng cộng khoảng 120-150 triệu Euro khoản vay hỗ trợ phát triển, chủ yếu dành cho các dự án trong lĩnh vực cải thiện môi trường khí quyển toàn cầu.

Năm 2005, Trung Quốc đã trở thành nước nhận tiền nhiều nhất do Cơ quan Phát triển Pháp cung cấp, năm đó tổng số tiền cho các dự án do Pháp tài trợ lên tới 152 triệu Euro; nguồn vốn chủ yếu chảy vào năm tỉnh, vùng và thành phố phía tây: Vân Nam, Quảng Tây, Quý Châu, Tứ Xuyên và Trùng Khánh. Nguồn vốn dùng cho các dự án trong lĩnh vực năng lượng, đường cao tốc, đường sắt, nhà máy điện. Tính đến năm 2009, Trung Quốc đã thực hiện 10 dự án với tổng số 552 triệu Euro từ nguồn vay của Cơ quan Phát triển Pháp.

Năm 2006, Bộ Phát triển Quốc tế của Vương quốc Anh đã hoành tráng đưa ra “Chương trình Viện trợ Trung Quốc 2006-2011”. “Chương trình” định rõ khuôn khổ chung của viện trợ Anh cho Trung Quốc trong 5 năm, trọng tâm vẫn là giúp Trung Quốc giảm nghèo và thực hiện “mục tiêu phát triển thiên niên kỷ” của Liên Hiệp Quốc, lĩnh vực chính của viện trợ là hạ tầng giáo dục, trị HIV, lao phổi, cấp nước và vệ sinh.

Theo Cục Quan hệ Kinh tế và Thương mại Quốc tế của Bộ Thương mại Trung Quốc, vào cuối năm 2012, Trung Quốc và Anh đã đưa ra 24 dự án hợp tác với tổng giá trị 230 triệu bảng Anh, tập trung trong ba lĩnh vực: y tế, giáo dục, môi trường và biến đổi khí hậu.

Năm 2011 khi Anh tuyên bố ngừng truyền thống viện trợ cho Trung Quốc, vào năm 2012 họ vẫn cung cấp viện trợ khoảng 270 triệu RMB cho Trung Quốc, trong 23 năm đã viện trợ không hoàn lại cho Trung Quốc tổng cộng 2,3 tỷ RMB. Năm 1999, Chính phủ Trung Quốc và Anh đã ký “Bản ghi nhớ hợp tác phát triển”, sau đó Chính phủ Anh đã hỗ trợ không hoàn lại cho Trung Quốc thông qua Bộ Phát triển quốc tế Anh lấy tôn chỉ nhiệm vụ là “giảm nghèo”.

Theo số liệu công khai của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ, viện trợ của Mỹ cho Trung Quốc trong 33 năm bắt đầu từ năm 1980 – 2012, tổng viện trợ của Mỹ cho Trung Quốc là khoảng 556 triệu USD, liên quan đến hơn 30 dự án về các phương diện như bảo tồn văn hóa cộng đồng Tây Tạng, phòng chống và điều trị AIDS. Trong đó, khoảng 19 năm giữa năm tài khóa 1980-1998, viện trợ của Mỹ cho Trung Quốc là 19,41 triệu USD. Từ năm 1999 về sau là giai đoạn phát triển nhanh chóng viện trợ của Mỹ cho Trung Quốc. Trong 14 năm kể từ năm tài khóa 1999 đến năm tài khóa 2012 khi số liệu thống kê được công bố, tổng số viện trợ của Mỹ cho Trung Quốc là khoảng 536 triệu USD. Về các dự án và các cơ quan tham gia, hiện có khoảng 30 dự án viện trợ của Mỹ cho Trung Quốc và gần 20 cơ quan chính phủ đảm trách tài trợ và thực hiện dự án.

Mỹ bắt đầu cung cấp hỗ trợ tài chính cho Trung Quốc vào năm 1999 và đến năm tài khóa 2009 đã đạt tới 110 triệu USD, tính trung bình hàng năm hơn 10 triệu USD, chiếm một phần tư viện trợ của Mỹ cho Trung Quốc trong thời kỳ. Chủ yếu được sử dụng để thúc đẩy quyền con người và bảo tồn văn hóa của các cộng đồng Tây Tạng, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế. Dự án Hỗ trợ Phát triển (Development Assistance, DA) do Cơ quan Phát triển Quốc tế tài trợ và thực hiện chủ yếu liên quan đến hai lĩnh vực quan trọng là pháp luật và bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ cũng thông qua các dự án hỗ trợ phát triển để hợp tác với các trường đại học và tổ chức nghiên cứu của Trung Quốc liên quan đến môi trường, tài nguyên và xây dựng. Các dự án viện trợ y tế công cộng cũng chiếm tỷ lệ lớn trong số viện trợ của Mỹ cho Trung Quốc, chủ yếu do Bộ Y tế Mỹ và Cơ quan Phát triển Quốc tế triển khai. Các dự án viện trợ cụ thể chủ yếu bao gồm kiểm soát dịch bệnh, dự án nghiên cứu và đào tạo, sáng kiến về HIV/AIDS toàn cầu, đời sống và sức khỏe trẻ em, Sức khỏe Toàn cầu và Sự sống còn của Trẻ em chỉ mới được thiết lập vào năm 2008. Trong năm tài khóa 2001-2009, tổng số hỗ trợ đó lên tới hơn 82,6 triệu USD, chiếm khoảng 20% viện trợ của Mỹ cho Trung Quốc trong thời kỳ.

Vào cuối năm 2012, viện trợ tích lũy của Liên minh châu Âu (EU) cho Trung Quốc lên tới khoảng 810 triệu Euro, liên quan đến 85 dự án bao gồm thương mại, tư pháp, giáo dục, y tế và an sinh xã hội. Liên minh châu Âu bắt đầu cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho Trung Quốc vào năm 1984. Trước năm 1995, hỗ trợ phát triển của EU cho Trung Quốc chủ yếu là xóa đói giảm nghèo, tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp. Sau năm 1995 chính sách được thay đổi để thúc đẩy quan hệ song phương và giúp Trung Quốc đối phó với các thách thức toàn cầu như môi trường, năng lượng và biến đổi khí hậu, vốn là mối quan tâm chung của cộng đồng quốc tế. Trong vấn đề hỗ trợ phát triển, từ năm 2002 Liên minh châu Âu đã bắt đầu xây dựng “Tài liệu chiến lược bên ngoài” (CSPs).

Vào tháng 10/1981, Trung Quốc và Úc đã ký “Thỏa thuận Kế hoạch Hợp tác và Phát triển Kỹ thuật Trung Quốc-Úc”. Tính đến năm 2011, Úc đã viện trợ tổng cộng 1,2 tỷ đô la Úc cho Trung Quốc và đã hoàn thành 132 dự án hợp tác liên quan đến các lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, năng lượng, giao thông, dệt may, giáo dục, y tế, quy hoạch đô thị, bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo toàn diện, nâng cao năng lực, phát triển nông thôn. Có 4 dự án đang được triển khai, bao gồm Dự án Đối tác Phát triển Môi trường, Dự án Sức khỏe và AIDS, Dự án Nhỏ Hợp tác Phát triển và Học bổng Phát triển.

Năm 2011, Úc chính thức tuyên bố ngừng truyền thống hỗ trợ không hoàn lại cho Trung Quốc. Trong những năm gần đây, sự giúp đỡ của Úc đối với Trung Quốc đã được thực hiện nhiều hơn dưới hình thức hợp tác kinh tế và thương mại song phương, chủ yếu trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường, y tế và giáo dục.

Mỹ, Canada, Úc, Nhật Bản, Anh, Đức và Pháp và các nước thuộc Liên minh châu Âu không chỉ hỗ trợ không hoàn lại cho Trung Quốc mà còn là đối tác thương mại chính của Trung Quốc. Khoảng 80% hàng xuất khẩu của Trung Quốc được xuất khẩu sang các nước này. Hơn 90% thặng dư thương mại của Trung Quốc và số dư ngoại hối đến từ các quốc gia này. Hơn 95% công nghệ tiên tiến của Trung Quốc đến từ các quốc gia trên. Tiến bộ công nghệ và phát triển công nghệ của Trung Quốc về cơ bản do các nước này đào tạo. Có thể khẳng định vài lý do liên quan đến sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc từ sau năm 1978: một là dựa trên chính sách cải cách và mở cửa của Trung Quốc; hai là nhờ sự chăm chỉ của người dân Trung Quốc; ba là nhờ mối quan hệ chặt chẽ với các nước phát triển nêu trên trong đào tạo nhân sự, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tài chính và hỗ trợ thương mại.

Giới cư dân mạng Trung Quốc cũng đã dựa trên những thực tế đề cập trên để đưa ra nhận định chí lý rằng: “Phải biết ghi nhớ trân trọng những gì người khác đã mang lại cho mình thì mối quan hệ mới có thể bền chặt”.  Nhưng qua diện mạo hung hiểm từ “ngoại giao lang sói” mà Đảng

Cộng sản Trung Quốc ngày nay thực hiện, không có gì bất ngờ khi toàn thế giới đang tập trung tẩy chay họ!

V.C.

Nguồn: Trithucvn

This entry was posted in Trung Quốc. Bookmark the permalink.