Timothée Dhellemmes, Aleteia, 23-12-2019
Nguyễn Quang Bình dịch
Giới cầm quyền Trung Hoa đại lục đòi các chức sắc tôn giáo tính làm sao để kinh sách phải phù hợp với “đòi hỏi của thời đại mới”, đó là nội dung của một hội nghị được tổ chức vào 6-11-2019. Đối với sử gia Yves Chiron, công bố ấy là một tiếp nối lô-gich của chính sách Tàu hóa do Tập Cận Bình đặt ra.
“Phải đánh giá lại toàn bộ các văn bản dịch hiện nay đối với sách vở kinh kệ cổ điển. Nội dung nào không còn phù hợp, thì phải thay đổi sửa chữa và phải dịch lại các văn bản ấy”. Bằng các từ ngữ ấy, Đảng Cộng sản Tàu đã khởi báo tới chức sắc giáo hội các tôn giáo tại hội nghị tổ chức ngày 6-11-2019. Từ năm 1949, chính quyền Trung Hoa đại lục kiểm soát các tôn giáo rất nghiêm ngặt, nay còn muốn mạnh tay lên xã hội. Tác giả cuốn “Chặng đường dài của người công giáo Trung Quốc” của nhà xuất bản Artège, sử gia Yves Chiron giải thích với Aleteia rằng “do không thể loại trừ tôn giáo, Tập Cận Bình tìm cách biến cải nó.”
Aleteia: vừa càng lúc càng hạn chế tự do tôn giáo tại Trung Quốc, chế độ cộng sản ở đó muốn làm gì?
Yves Chiron: Chế độ cộng sản Tàu muốn các tôn giáo phải phục vụ các mục tiêu của Đảng Cộng sản, tức là phải xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tập biết rằng ông ta không thể tiêu trừ tôn giáo bằng đàn áp tập thể, cho nên theo đuổi thực hiện chính sách kiểm soát và công cụ hóa niềm tin Ki tô giáo và của đạo Hồi. Đó là một chính sách nhắm vào Giáo hội Công giáo nhưng cũng vào các đạo khác, như đạo Tin lành và Islam nữa.
Đấy không phải là một thông báo dán tường cho người ta xem chơi mà mang một ý nghĩa là bước tiếp nối lô-gich khắng khít của một ý chí chính trị Tàu hóa xã hội, Tập đã từng nói như thế từ nhiều năm qua. Khi Tập dùng thuật ngữ “Trung Hoa hóa” [sinisation] lần đầu tiên vào năm 2011, bấy giờ ông ứng áp nó vào chủ nghĩa Mác-xít. Từ 2015, ý của ông cũng muốn phải áp dụng cho cả các tôn giáo hoạt động tại Trung Quốc. Đối với Tập, tôn giáo phải phù hợp theo văn hóa và các giá trị Trung Hoa, cho nên có cách giá trị mác-xít đâu bao xa!
Vậy thì hệ quả như thế nào về các quan hệ, vốn đã quá phức tạp, giữa người tin đạo và chế độ?
Thì họ càng lúc càng kiểm soát chặt chẽ mỗi ngày, vừa đối với các cơ sở và với các hoạt động tôn giáo nói chung. Tại Trung Quốc, không một tờ báo Ki Tô giáo, không một tạp chí thần học nào được tồn tại. Thi thoảng có vài nội san của một nhà thờ hay nhà chùa nào đó thôi, nhưng cũng đều bị chế độ này kiểm soát.
Đối với dịp lễ Noel, chuyện này sẽ xảy ra trong thời gian không bao xa: giới cầm quyền đã thực hiện chiến dịch tẩy chay, vì họ xem lễ này nghịch lại với văn hóa Tàu. Tại các trường học, mọi hình thức trang trí lễ Noel đều bị cấm tiệt. Tại nhiều cơ sở, học trò đã bị phạt với lý lẽ họ đưa ra là do đi dự thánh lễ Noel. Quy định ấy đã được áp dụng cách nay hai năm, cấm các em dưới 18 tuổi đi lễ nhà thờ hay đến các đền thờ.
Chế độ Tàu Cộng muốn “dần dần lập nên một hệ thống ý thức hệ tôn giáo với đặc điểm Trung Hoa”. Cuối cùng, mục tiêu có phải là tách mọi người ra khỏi các tôn giáo?
Trong ý thức hệ mác-xít, tôn giáo là “thuốc phiện của nhân dân”, một thượng tầng kiến trúc cần được dẹp xóa. Chế độ này biết rõ rằng chuyện là thế, nhưng không thể nào thực hiện trong ngày một ngày hai. Không tiêu trừ tôn giáo được, họ tìm cách cải biến nó. Chính sách Tàu hóa này được thể hiện thí dụ như là bằng một phong trào gần đây dán bích chương tuyên truyền trong tất cả các nhà thờ. Giới cầm quyền chính trị cho trưng bày các câu tuyên truyền ngắn nói rằng mười hai giá trị lớn của chủ nghĩa xã hội có thích ứng trực tiếp với Thánh Kinh, cho nên Thánh Kinh nói lên điều của chủ nghĩa xã hội.
Tàu Cộng kiểm soát gắt gao các tôn giáo từ những ngày đầu năm 1949 khi nước này ra đời chứ không phải mới đây. Quyết định này đặc biệt nghiêm trọng, cho thấy rằng liệu chế độ đã bước qua một cấp độ mới?
Theo tâm ý của tôi, đấy là bước đi lô-gich của chính sách do Tập đề ra từ 2013. Nhưng trong mười năm từ 1966-1976, thời kỳ mà ta còn gọi là Cách mạng Văn hóa, tình hình bấy giờ còn thê thảm hơn. Hoạt động thờ phụng tôn giáo là bất hợp pháp: ngay như tại các giáo đoàn “chính thức” (được chế độ công nhận) cũng bị buộc phải dẹp, kể cả tại các nhà thờ Tin Lành… Thời gian đó, tại Trung Quốc, không có bất kỳ một hoạt động thờ phụng tôn giáo nào. Ngày nay, ngay cả khi tự do hành đạo bị cấm cản trầm trọng, nhà thờ nào “chính thức” vẫn được mở, và tôn giáo không bị cấm đoán.
Vậy thì liệu ở Trung Quốc có còn một đức tin tôn giáo nào đó không?
Có thể còn chứ, hiểu trong chừng mực là chẳng có nước nào ở bất kỳ thời đại nào cấm được đức tin con người ta. Mục tiêu của chế độ Tàu Cộng là tiêu khử tôn giáo trên đất Tàu, nhưng rõ ràng, họ sẽ không thành công được.
Tòa thánh Vatican đã ký một thỏa thuận vào năm 2018 công nhận 7 vị giám mục do chế độ Tàu Cộng chỉ định. Bấy giờ có người dân Công giáo lên tiếng phản đối, đặc biệt Giám mục Hongkong đã nghỉ hưu, Đức Hồng y Joseph Zen Ze-kiun [Trần Nhật Quân], ngài đã từng tố thỏa thuận ấy là “phản bội”. Liệu đợt đánh phá mới này của chế độ Tàu Cộng có chứng minh rằng ngài đúng?
Nhiều biện pháp đã được chính quyền Tàu Cộng đưa ra từ khi ký bản thỏa thuận, nhưng toàn đi ngược với thỏa thuận ấy. Càng lúc chế độ này lộ ra các mục tiêu kiểm soát mạnh tay hơn đối với Giáo hội Công giáo, và biến các giáo thuyết thành công cụ cho các mục đích chính trị. Rõ ràng, khi ký thỏa thuận này, Đức Thánh Cha cố gắng duy trì tự do của Giáo hội và bảo đảm tính liên tục của Giáo hội tại Trung Quốc, nơi nhiều địa phận không có giám mục… Ngài có lý khi ký thỏa thuận. Nhưng Trung Quốc và Tòa Thánh theo các lợi ích khác nhau. Ít có khả năng Tòa Thánh đáp trả cuộc tấn công mới này của Tàu Cộng. Đức Giáo hoàng biết rõ rằng 11 triệu con chiên của Ngài đã mừng lễ Noel trong điều kiện rất khó khăn. Nhưng Ngài không muốn làm trầm trọng thêm tình hình.
T. D.
Người dịch gửi BVN