Những hiểm họa và sự suy tàn không tránh khỏi của điện hạt nhân trước năng lượng tái tạo

“Sẽ có ngày con cháu ngạc nhiên trước việc chúng ta đã không biết những điều rõ ràng như vậy”

Nguyễn Khắc Nhẫn

Vào tháng 11 năm 2016, Chính phủ Việt Nam đã sáng suốt từ bỏ chương trình điện hạt nhân. Tôi rất vui mừng khi nghe tin, bởi trong suốt 15 năm, tôi đã phản đối cuộc phiêu lưu nguy hiểm này thông qua những bài báo và phỏng vấn trên các đài BBC Londres, RFA Washington và RFI Paris (nguyenkhacnhan.blogspot.fr).

Nhưng niềm vui của tôi không kéo dài lâu, bởi thay vì đầu tư mạnh mẽ vào năng lượng tái tạo, Việt Nam lại tăng cường xây dựng nhiều nhà máy điện than.

Gần đây, dưới sức ép của các nhóm lobby, đã có tiếng nói trong nước kêu gọi khởi động lại chương trình điện hạt nhân! Điều này làm tôi hết sức lo lắng.

Bài trình bày này nhằm mang đến một cái nhìn mới về những hiểm họa và sự suy tàn của điện hạt nhân, về vai trò vô cùng to lớn của các nhà máy điện than đối với biến đổi khí hậu, và về sự phát triển mạnh mẽ của năng lượng tái tạo trên thế giới.

1. Điện hạt nhân trên thế giới

Các quốc gia có công suất đặt điện hạt nhân lớn là: Hoa Kì, Pháp, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Canada, Ucraina, Đức, Anh. Năm trong số này sản xuất 70% điện hạt nhân. Hoa Kì và Pháp chiếm 50% sản lượng.

Tính đến đầu năm 2019, điện hạt nhân dân sự bao gồm 450 lò phản ứng trên toàn thế giới, được phân bổ ở 31 quốc gia, với tổng công suất đặt là 397 GW.

Hiện nay, điện hạt nhân chiếm khoảng 11% trong tổng lượng điện sản xuất toàn cầu.

Năng lượng hóa thạch chiếm khoảng hai phần ba: than 41%, khí 22%, dầu mỏ 5%; các nguồn năng lượng ít carbon (hạt nhân, thủy điện, mặt trời, gió…) 32%.

– Hoa Kì:

Hiện nay Hoa Kì là nước có hệ thống sản xuất điện hạt nhân lớn nhất thế giới, với 97 lò phản ứng đang hoạt động, tập trung ở 58 nhà máy, và công suất đặt tổng cộng là 98,4 GW. Năm 2018, điện hạt nhân chiếm 19,3% trong tổng sản lượng điện của Hoa Kì.

– Pháp:

Năm 2018, tổng sản lượng điện của Pháp lên đến 550 TWh, với phân bổ như sau: hạt nhân (71,7%), thủy điện (12,5%), khí (5,7%), gió (5,1%), mặt trời (1,9%), năng lượng sinh học (1,8%), than (1,1%), fioul (0,4%). Pháp có tỉ lệ điện hạt nhân cao nhất thế giới. Hệ thống sản xuất điện hạt nhân bao gồm 58 lò phản ứng PWR (Pressurized Water Reactor).

Trong cùng năm này, Pháp xuất khẩu 86,3 TWh, nhập khẩu 26,1 TWh và tổng tiêu thụ điện của Pháp là 478 TWh.

2. Lò phản ứng thế hệ 3 – Sự thất bại của EPR (Evolutionary Power Reactor) ở Flamanville:

Được thiết kế trong những năm 90, lò phản ứng thế hệ 3 này (1650 MW) là một ác mộng của EDF và báo hiệu thời kì suy tàn của mô hình điện hạt nhân Pháp.

Thực tế, đã có hàng trăm chỉnh sửa trong quá trình thực hiện nhà máy này, vốn được bắt đầu vào năm 2007 và dự kiến hoạt động vào năm 2012.

Ngay từ đầu, việc xử lý các kết cấu bê tông (đáy, vách, hồ chứa nhiên liệu) đã gặp nhiều thách thức. Năm 2009, Cơ quan an toàn hạt nhân (ASN) của Pháp, Phần Lan, và Anh yêu cầu hiệu chỉnh hệ thống giám sát-điều khiển. Cuối năm 2011, EDF bắt buộc phải làm lại toàn bộ hệ thống dầm của trục chống đỡ (trục nằm dưới mái vòm của nhà chứa lò phản ứng). Rồi đến những tai tiếng về thép và đáy vòm của thùng lò 425 tấn. Năm 2007, EDF đã biết về mật độ carbon quá cao trên nắp đậy và đáy thùng (có thể làm tăng nguy cơ vỡ đột ngột). Bất chấp việc không tuân thủ các yêu cầu kĩ thuật của Creusot Forge, EDF vẫn lắp đặt lò vào năm 2014, xem như là việc đã rồi. Theo yêu cầu của EDF, ASN đã bật đèn xanh cho phép đưa vào sử dụng thùng lò của EPR Flamanville, với điều kiện là phải thực hiện chương trình giám sát sự suy giảm đặc tính do nhiệt độ. Nhưng điều này khó khả khi. Một sự cố nghiêm trọng khác: EDF đã lắp đặt những ống dẫn hơi đến turbine có hàng chục mối hàn không chuẩn. Đến nay, phần lớn các mối hàn này đã được sửa, nhưng vẫn còn tám mối hàn rất khó can thiệp. Gần đây, ASN yêu cầu EDF phải nhanh chóng sửa chữa.

Công trình đầy tai tiếng EPR Flamanville, với một loạt các sai sót, thực sự là một thảm họa về khía cạnh con người, tài chính và kĩ thuật. Người ta đã lên tiếng về một số người chết và nhiều người bị thương trong số hàng trăm công nhân nước ngoài. Chi phí tăng mạnh. Ban đầu dự trù là 3,3 tỷ euros, nay đã là 11 tỷ. Và con số này sẽ còn tăng!

Và thêm một lần trễ hạn nữa: EDF vừa thông báo việc đưa vào hoạt động của lò phản ứng thế hệ 3 này, được cho là biểu tượng của ngành công nghiệp hạt nhân Pháp, sẽ không diễn ra trước cuối năm 2022 (tức trễ 10 năm).

Công trình Flamanville đã khởi động trong khi thiết kế chưa hoàn thiện. Do đó, phải làm đi làm lại nhiều lần. EDF đã phạm một sai lầm chiến lược nghiêm trọng.

Nguyên nhân của việc chậm trễ và tăng chi phí chỉ một phần liên quan đến sự thiếu hụt về công nghệ của ngành hạt nhân Pháp. Phần lớn là do chi phí an toàn, sau những tai biến Tchernobyl và Fukushima. EPR có thiết bị đặc biệt để xử lý trường hợp chảy tâm lò và tường chắn bên ngoài để chịu đựng được một vụ rơi máy bay.

Sự khốn khó của Flamanville đã được dự báo từ nhiều năm. Và không ai chắc rằng có thể sửa được tám mối hàn mà không ảnh hưởng đến độ an toàn tổng thể.

Theo một nghiên cứu gần đây của ADEME (Cơ quan về môi trường và kiểm soát năng lượng), việc phát triển EPR sẽ không cạnh tranh được nếu ta lấy giá là 70 euros/MWh do EDF ước tính. Và sự tối ưu về kinh tế cho hệ thống điện của Pháp vào năm 2050 sẽ dựa trên 85% từ năng lượng tái tạo. Để bù vào việc giảm điện hạt nhân, Ademe ưu tiên sự linh hoạt các nguồn sản xuất điện (chuyển đổi điện thành khí, pin).

Theo PPE (Hoạch định nhiều năm về năng lượng), Pháp sẽ giảm tỉ lệ điện hạt nhân từ 72% xuống còn 50% vào năm 2035 (ban đầu dự kiến là 2025). Để đạt mục tiêu này, Chính phủ xem xét đóng cửa 14 lò PWR 900 MW, bắt đầu với nhà máy Fessenheim vào năm 2020.

Ta tự hỏi không biết tại sao Chính phủ Pháp vẫn tiếp tục ủng hộ lĩnh vực điện hạt nhân đang trên đường suy tàn?

– Hai lò EPR Trung Quốc:

Tháng 12 năm 2018, EDF và đối tác Trung Quốc, China General Nuclear Power Group (CGN) thông báo đưa vào khai thác thương mại EPR Taishan 1. Đây là EPR đầu tiên hoạt động trên thế giới, dù công trình bắt đầu vào năm 2009 (trễ 5 năm so với kế hoạch), và hai năm sau Flamanville. EPR Taishan số 2 được đưa vào khai thác thương mại vào tháng 9 năm 2019.

– EPR Phần Lan:

Năm 2005, EPR đầu tiên được bắt đầu xây dựng tại Olkiluoto, Phần Lan, do Areva và Siemens làm chủ thầu.

Cũng như ở Pháp, việc hòa lưới bị chậm trễ đáng kể – ít nhất 10 năm – do các vấn đề về công nghệ, bất thường, ngân sách. Chi phí cuối cùng cũng tăng rất cao.

– Hai lò EPR của Anh:

Sau những vấn đề lớn về chi phí và chậm trễ không dứt, ngày 29/9/2016, tại Luân Đôn, EDF cùng với đối tác Trung Quốc CGN đã kí hợp đồng xây dựng hai lò EPR ở Hinkley Point, phía Tây của Anh. Do những nhà máy hạt nhân đang hoạt động sẽ đóng cửa vào khoảng giữa năm 2023 và 2030, Chính phủ Anh muốn giữ tỉ lệ điện hạt nhân ở mức 20%.

Tổng đầu tư dự kiến là 22,7 tỷ euro (EDF vừa thông báo tăng thêm 3,3 tỷ). Lò EPR đầu tiên dự kiến hoạt động vào cuối năm 2025, với thời gian chậm trễ khoảng 15 tháng. EDF và CGN phải đảm bảo tài chính cho việc chậm trễ hay tăng chi phí.

– Dự án ở Ấn Độ:

EDF đã kí với đối tác Ấn Độ một thỏa thuận, nhưng chưa phê duyệt chính thức, về một siêu dự án với 6 EPR tại Jaitapur.

– AP1000:

Lò AP1000 của công ty Hoa Kì Westinghouse Electric Corporation là lò phản ứng nước áp suất thế hệ 3. Nó được thiết kế nhằm chống lại sự mất mát nhiệt độ lạnh tại tâm hoặc hồ lưu trữ nhiên liệu, trong trường hợp bị mất nguồn điện hay vỡ ống.

Lò AP1000 đầu tiên hòa lưới vào tháng 6/2018 là Sanmen 1 của Trung Quốc. Hai lò khác Sanmen 2 và Haiyang 1 đã đưa vào hoạt động vào tháng 8/2018.

Năm 2013, Hoa Kì khởi công xây dựng ba lò AP1000 (1 lò ở Vogtle và 2 lò ở Virgil Summer).

– Atméa 1:

Lò phản ứng thế hệ 3 Atméa 1 công suất 1100 MW, được Areva và Mitsubishi Heavy Industries (MHI), phát triển chung, chưa được xây dựng. Về lý thuyết, lò này có cùng độ an toàn với EPR (công suất lớn hơn nhiều: 1650 MW).

Hai nước quan tâm nhiều nhất đến Atméa 1 là Thổ Nhĩ Kì và Jordan.

3. Những lò phản ứng mới – Nghiên cứu và phát triển – Nhà máy điện hạt nhân nổi của Nga:

Nhà máy điện nổi đầu tiên này sẽ cung cấp điện cho vùng biệt lập ở miền Đông Siberie. Nhà máy Akadémik Lomonossov đã đến cảng Pevek, sau khi được cung cấp nhiên liệu hạt nhân tại Mourmansk ngày 23/08/2019. Hai lò phản ứng KLT- 4OS, công suất 35 MW, tương tự như các lò phản ứng dùng cho tàu phá băng. Nhưng khác với các lò này, vốn dùng uranium làm giàu mạnh, KLT- 4OS chỉ sử dụng uranium ít làm giàu. Nặng 21.000 tấn, nhà máy, với chiều dài 144 m và chiều rộng 30 m, được kéo bởi nhiều tàu trên quãng đường 5000 km cho đến bán đảo Tchoukotka, ra khỏi vòng tròn Bắc Cực. Nó sẽ chưa hoạt động cho đến trước tháng 4/2020. Các hiệp hội môi trường cảnh báo về nguy hiểm của một Tchernobyl trên băng hay một Titanic hạt nhân. Rosatom xem xét xây dựng nhiều SMR nổi khác, công suất lớn hơn nhưng ít cồng kềnh hơn.

– Lò phản ứng khối nhỏ (Small Modular Reactors – SMR):

Trên thế giới, từ nhiều năm nay, vài quốc gia công nghiệp mạnh, đã nghiên cứu và phát triển các lò phản ứng dùng neutron nhanh thế hệ 4. Các lò SMR có ba ưu điểm sau:

  1. cho phép tiêu thụ tất cả plutonium sinh ra từ các lò phản ứng nước nhẹ hiện tại

  2. có thể sử dụng mọi dạng uranium, uranium nghèo và uranium sau tái chế từ các thanh nhiên liệu đã dùng trong các nhà máy hạt nhân hiện nay

  3. chuyển đổi một số nguyên tố actinide nhẹ, vốn là nguồn chủ yếu phát nhiệt và bức xạ độc hại từ chất thải hạt nhân cuối cùng về lâu dài.

SMR là các lò phản ứng hạt nhân công suất nhỏ, từ vài chục đến vài trăm MW. Nó bao gồm các lò phản ứng nước áp suất, các lò phản ứng neutron nhanh và các lò phản ứng dùng thorium.

Một trong những ưu điểm khác là giảm suy hao công suất đột ngột, khi có sự cố bất thường. Nó cũng linh động hơn, dù hạn chế. Công suất thấp làm giảm nguy cơ chảy tâm lò. Nhưng do tăng số lò nhỏ, nhiều địa điểm có nguy cơ gặp sự cố.

Các nước Hoa Kì, Nga, Canada, Bỉ đầu tư lò SMR neutron nhanh.

Sự phân tán của các cơ sở lắp đặt đưa ra vấn đề an toàn, khi tính đến lượng plutonium lớn.

Trong bối cảnh hiện nay, việc triển khai ở mức độ lớn và xuất khẩu SMR sang các nước đang phát triển sẽ chưa thực hiện được trong tương lai gần.

(Đừng quên rằng lò phản ứng Superphénix (neutron nhanh dùng sodium), làm Pháp tiêu tốn gần 10 tỷ euro, đã phải ngưng hoạt động vào năm 1997)

– Lò phản ứng Astrid thế hệ 4:

Chính phủ Pháp vừa mới ngưng dự án lò phản ứng neutron nhanh Astrid (Advanced Sodium Technological Reactor for Industrial Demonstration).

Astrid là dự án lò phản ứng nhanh làm mát bằng sodium, dự kiến xây dựng tại cơ sở hạt nhân Marcoule ở vùng Gard. Mục tiêu của lò thế hệ 4 này là sử dụng uranium nghèo và plutonium làm nhiên liệu, hay nói cách khác là tái sử dụng chất thải phóng xạ của các nhà máy hạt nhân hiện nay và phần lớn lưu trữ ở La Hague. Astrid dự tính sẽ không những biến chất không sử dụng hiện nay thành nhiên liệu, mà còn làm giảm đáng kể chất thải hạt nhân. Dự án này đưa ra một chu trình hạt nhân khép kín, về tái sử dụng chất thải. Việc từ bỏ dự án này liên quan đến chi phí cao – ước tính từ 5 đến 10 tỷ euro – trong bối cảnh giá uranium tương đối thấp, cũng như thiếu sự hỗ trợ chính trị.

Nhưng Pháp vẫn muốn tiếp tục cuộc đua. EDF, CEA, Naval Groupe và Technicatome vừa thông báo tham vọng hợp tác với Westinghouse để phát triển các lò phản ứng khối nhỏ từ 300 đến 400 MW vào năm 2030, có tên là Nuward. Sau đó sẽ sản xuất hàng loạt trong nhà máy.

Nga đang đi trước về công nghệ đa tái chế nhiên liệu hạt nhân và quản lý plutonium. Ba lò phản ứng đang được khai thác, trong đó hai lò 600 MW và 800 MW hoạt động từ 2016. Tháng 12/2017, Trung Quốc thông báo xây dựng thử nghiệm lò 600 MW tại Xiapu tỉnh Fujian. CNNC và công ty Hoa Kì TerraPower có ý định thương mại hóa công nghệ có tên là TWR (lò phản ứng sóng lũy tiến).

– NRIC của Hoa Kì:

Ngày 15/8/2019, Bộ Năng lượng Hoa Kì (DOE) thông báo khởi công trung tâm phát triển các lò phản ứng hạt nhân tiên tiến. Trung tâm mới hình thành NRIC (National Reactor Innovation Center) sẽ cho ra đời những thiết kế mới về SMR và lò phản ứng nhỏ trong vòng năm năm tới. Hoa Kì muốn dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực lò phản ứng tiên tiến.

– Vụ nổ tên lửa hạt nhân tại Nga:

Ngày 8/8/2019, tại căn cứ phóng tên lửa Nyonoska phía Bắc nước Nga, mức độ phóng xạ vượt quá ít nhất 16 lần mức độ thông thường, sau vụ nổ làm chết 5 kĩ sư của Rosatom. Người ta đã tìm thấy các đồng vị phóng xạ strontium 91, baryum 139 trong các mẫu thu thập tại thành phố Severodvinsk, gần nơi xảy ra tai nạn. Những đồng vị này là sản phẩm của phản ứng dây chuyền trong phân rã hạt nhân. Về lý thuyết, dùng năng lượng hạt nhân để đẩy tên lửa cho phép khỏi dùng chất đốt. Nhưng thách thức về kĩ thuật là vô cùng lớn: trước hết cần thu nhỏ lò phản ứng hạt nhân và lắp đặt nó trên tên lửa. Việc sử dụng và an toàn hạt nhân có những ràng buộc rất khó khăn.

– Năng lượng tổng hợp hạt nhân:

Vẫn còn nhiều người tin vào sự kì diệu của năng lượng tổng hợp hạt nhân (énergie de fusion). Lò phản ứng thí nghiệm ITER (International Thermonuclear Experimental Reactor) tại Cadarache chiếm hơn 60% ngân sách Châu Âu về nghiên cứu năng lượng. Nhiều nhà vật lý cho biết đó là một thất bại nhìn thấy trước.

4. Tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân

Việc tháo dỡ một cơ sở hạt nhân tạo ra một lượng lớn chất thải thông thường và phóng xạ. Ở Pháp, con số này là 2.300.000 m3, gồm tất cả các loại. Hiện nay chưa có ngành công nghiệp tháo dỡ hoàn chỉnh.

Theo luật ban hành ngày 17/8/2015, khi một nhà máy điện hạt nhân dừng hoạt động vĩnh viễn, EDF phải tiến hành tháo dỡ trong thời gian ngắn nhất có thể. Trên thực tế, không thể tuân thủ điều luật này về mặt kĩ thuật. Trước hết, cần thời gian từ 5 đến 7 năm khi dừng hoạt động đến lúc tháo dỡ. Các công trường ở Brennilis (dừng năm 1985) và Superphénix (dừng năm 1997) còn lâu mới kết thúc.

Với lí do chuyển đổi lựa chọn công nghệ, EDF phải dời đến năm 2100 việc tháo dỡ các lò phản ứng graphite gaz ở St Laurent des Eaux.

EDF phải gánh chịu chi phí tháo dỡ. Công ty đã dự trù 75 tỷ euro, một con số quá thấp, chỉ có 35 tỷ được dự trữ. Như vậy không đủ, nếu so sánh với các nước khác. Ví dụ, ở Đức con số này cao hơn 2,4 lần.

Tháng 6/2018, EDF và Véolia đã kí một thỏa thuận quan trọng về tháo dỡ các nhà máy điện hạt nhân. Hai công ty này nhắm vào việc dừng 300 trong số 450 lò phản ứng đang hoạt động trên thế giới, từ nay đến 2035-2040. Thị trường này ước tính lên đến 200 tỷ euro.

Chi phí tháo dỡ mỗi lò PWR dao động từ 1 đến 2 lần: 500 triệu euro tại Pháp, 1 tỷ euro tại Đức.

Chất thải hạt nhân và tháo dỡ là những vấn đề nan giải. Thách thức công nghệ vô cùng lớn. Do độ phóng xạ lớn, những can thiệp, với sự trợ giúp của robot đặc biệt, điều khiển từ xa, phải hết sức chính xác. Thời gian tháo dỡ thường lâu hơn thời gian hoạt động của lò phản ứng. Đó là sự phiêu lưu ngoài vòng kiểm soát. Ta có thể chỉ trích các nhà công nghiệp về sự thiếu dự tính. Họ thiếu suy nghĩ về con số vài chục năm để tháo dỡ nhà máy hay hàng nghìn năm của chất thải phóng xạ.

Ở Fukushima, Tokyo Electric Power Company (Tepco) vừa thông báo là họ không còn đủ chỗ để lưu trữ một lượng nước ô nhiễm khổng lồ trong ba năm tới. Sau thảm họa, nước bị nhiễm phóng xạ thoát ra từ lò phản ứng bị hư hại và hòa lẫn vào lớp nước ngầm. Nước được xử lý, nhưng nó vẫn còn nhiễm phóng xạ nhẹ. Hơn một triệu tấn nước đã được giữ trong một nghìn bể chứa. Tepco có ý định đổ lượng nước này ra đại dương!

Nhưng một khi nước ô nhiễm và tritium tồn tại trong đại dương, nó sẽ theo dòng hải lưu và đi đến khắp nơi, trong đó có Biển Đông của Hàn Quốc.

5. Chất thải hạt nhân

Pháp và Nga là những nước hiếm hoi thực hiện chu trình kín, nghĩa là tái xử lý và tái chế nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng. Anh với nhà máy tái xử lý Sellafield và Nhật Bản với Rokkasho-Mura, gặp rất nhiều khó khăn.

Từ nhiều năm nay, Trung Quốc đã thương lượng với Orano (trước đây là Areva) về thiết bị cho một nhà máy tái xử lý giống như nhà máy ở La Hague. Theo thông tin mới nhất, những thương lượng thương mại đã gần như kết thúc.

Do lo ngại về sự gia tăng của plutonium, Hoa Kì lưu trữ nhiên liệu đã sử dụng mà không qua khâu xử lý đặc biệt nào. Việc tái xử lý làm tăng nguy cơ liên quan đến chuyên chở nhiên liệu và chất thải sinh ra thêm.

Mỗi năm, 1200 tấn nhiên liệu đã qua sử dụng, lấy ra từ 58 lò phản ứng của EDF (phân bổ tại 19 nhà máy điện hạt nhân), được đưa đến La Hague.

– 1% plutonium di chuyển đến nhà máy Mélox ở Marcoule để sản xuất nhiên liệu MOX, sau đó lắp vào 22 lò phản ứng của EDF.

– 4% chất thải cuối cùng (sản phẩm phân hạch và các actinides hoạt động mạnh và tồn tại lâu) được bọc thủy tinh và lưu trữ tại chỗ. Sau này, chúng sẽ được lưu trữ ở đáy Trung tâm công nghiệp lưu trữ địa chất (Cigéo) tại Bure vùng Meuse.

Về lí thuyết, việc tái xử lý cho phép tiết kiệm 10% tài nguyên uranium tự nhiên, nhờ vào giá trị của plutonium và 25% với việc phục hồi giá trị uranium. Sau đây là vài con số về Cigéo ở Bure: 85.000 m3 chất thải hoạt động mạnh hay tồn tại lâu (hàng trăm ngàn năm) – 300 km đường hầm chứa 240.000 thùng chất thải phóng xạ. Andra (Cơ quan quốc gia về quản lý chất thải phóng xạ) cho biết chi phí dự trù là 35 tỷ euro.

Theo tổ chức ONG Hoa Kì Union of Concerned Scientists, cuối cùng, việc tái xử lý làm tăng lượng chất thải tổng cộng.

Việc lưu trữ 54 tấn plutonium từ quá trình tái xử lý ở La Hague, gây ra vấn đề lớn về an toàn (khủng bố, phóng xạ mạnh). Mặt khác, các bể chứa ở La Hague sẽ đầy vào năm 2030 (hiện nay đã là 93%).

Về hiệu quả kinh tế, một số chuyên gia thừa nhận rằng chi phí tổng cộng của tái chế gần như tương đương với không tái chế.

Theo nhà vật lý Bernard Laponche, việc lưu trữ chất thải phóng xạ trong vỏ trái đất gây ra nguy cơ không chấp nhận được đối với các thế hệ tương lai. Đó là giải pháp tệ hại nhất, bởi nó nguy hiểm và không thể đảo ngược. Có những nguy cơ về cháy, động đất, nước xâm nhập hay nổ liên quan đến việc tạo ra hydro, đó là chưa kể đến các vấn đề an toàn của cơ sở lưu trữ.

Theo luật ban hành ngày 25/7/2016, việc lưu trữ có thể đảo ngược. Trên thực tế không thể thay đổi chiến lược quản lý chất thải sau khi đã đóng cửa cơ sở lưu trữ. Vi vậy, đó là một lựa chọn áp đặt cho các thế hệ tương lai. Chôn sâu các chất thải, đó là đầu độc đất đai hàng ngàn năm.

Đằng sau hạt nhân dân sự là hạt nhân quân sự. Làm giàu uranium để làm nhiên liệu hay bom hạt nhân có cùng quy trình công nghệ.

Hiện nay chưa có giải pháp hữu hiệu cho quản lý chất thải. Giải pháp ít tệ hại nhất có lẽ là lưu trữ tạm ở gần mặt đất như ở Mỹ hay Đức. Theo Bernard Laponche, làm như vậy sẽ còn cơ hội cho nghiên cứu để tìm ra giải pháp cũng như để cho các thế hệ tương lai lựa chọn.

Cơ sở lưu trữ chất thải hoạt động yếu (TFA-FA) với thời gian tồn tại ngắn và độ nguy hiểm thấp ở Morvilliers (Aube) không tạo ra những phản đối mạnh mẽ như ở Bure, vốn chứng kiến vô số biểu tình từ nhiều năm nay. Sự đàn áp của cảnh sát và pháp lý không làm suy giảm nhiệt tình của những người tranh đấu, vẫn luôn phản đối quyết liệt thùng rác hạt nhân này.

Từ năm 1946 đến 1993, 14 quốc gia đã tiến hành chôn chất thải phóng xạ tại hơn 80 địa điểm ở Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Bắc Cực. May mắn là năm 1993, một thỏa thuận quốc tế đã đạt được để chấm dứt phương thức nguy hiểm này.

– Rác thải hạt nhân và công nghiệp dầu mỏ tại Hoa Kì:

Đề xuất chôn chất thải phóng xạ cao ngay giữa khu vực dầu mỏ của Hoa Kì đã bị giới công nghiệp phản đối.

Khu vực rộng 220.000 km2, nằm về phía tây Texas và Nouveau-Mexique, cung cấp hơn 4,2 triệu thùng dầu mỗi ngày, tức gần bằng Irak. Tại đây, hoạt động khoan giếng dầu, sử dụng kĩ thuật fracturation hydraulique, thường gây nên động đất. Bất chấp nguy cơ đó, Cơ quan quản lý hạt nhân Hoa Kì (NRC) vẫn quan tâm đến dự án chôn 210.000 tấn chất thải hạt nhân ngay tại vùng này – kể cả những chất thải với độ phóng xạ cao nhất.

Hiện nay, do chưa có địa điểm quyết định, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng được lưu trữ ngay tại các nhà máy. Địa điểm chôn cất mới này sẽ là tạm thời, khoảng một trăm năm, trong lúc chờ đợi một giải pháp bền vững. Các công ty dầu mỏ trong vùng có cùng lo lắng như các nhà bảo vệ môi trường.

– Laser và chất thải hạt nhân:

Theo Giáo sư Gérard Mourou, Nobel Vật lý, ta có thể dùng laser CPA (Chirped Pulse Amplification) để giảm đáng kể mức độ phóng xạ của chất thải hạt nhân. Cụ thể là nó biến đổi các nguyên tố phóng xạ tồn tại lâu thành các nguyên tố khác, hoặc không phóng xạ, hoặc là có thể phân rã trong thời gian ngắn. Mục đích cuối cùng là làm cho các chất thải này không còn phóng xạ.

Dự án này vô cùng phức tạp. Nó chưa thể khai thác được trước năm 2035. Hiện tại, người ta trông chờ nhiều vào dự án Myrrha thuộc Trung tâm nghiên cứu năng lượng hạt nhân Mol ở Bỉ, mà một trong các mục tiêu là tạo ra hạt neutron nhờ máy gia tốc hạt. Tia laser do Giáo sư Gérard Mourou thực hiện có khả năng thay thế máy gia tốc này. Năng lượng sẽ được tạo ra trong một phần triệu tỷ giây. Chùm laser sẽ gây ra phản ứng tổng hợp hạt nhân, giải phóng hạt neutron 14 MeV, sẽ đập vào các actinides để thực hiện việc biến đổi nguyên tố.

6. Sự suy tàn của các công ty hạt nhân lớn

Kể từ giữa những năm 1990, các công ty hạt nhân lớn đã hứng chịu nhiều thất bại nghiêm trọng. Ta có thể kể đến Westinghouse Electric (Hoa Kì), Toshiba (Nhật), Avera và EDF (Pháp). Chỉ có Engie (trước đây là GDF Suez) biết cách thích nghi với thị trường điện. Rosatom (Nga) và CGN (Trung Quốc) có rất ít khách hàng.

– Khủng hoảng tài chính ở EDF:

Tình hình tài chính bi đát của EDF hiện nay đến từ những sai lầm chiến lược từ đầu những năm 1970. Việc xây dựng nhanh chóng các nhà máy điện hạt nhân, với tốc độ từ 4 đến 6 lò hằng năm từ 1971 đến 1991, là nguồn gốc của mọi khó khăn này. Tất nhiên, việc xây dựng quá mức với 58 lò PWR, tiêu tốn 188 tỷ euro, cho phép EDF xuất khẩu điện sang các nước lân cận. Nhưng đây hoàn toàn không phải là mục tiêu ban đầu.

Khẩu hiệu “tất cả dùng điện, tất cả hạt nhân” đã dẫn đến 36% số hộ gia đình dùng sưởi điện, làm tăng nhanh chóng mức tiêu thụ đỉnh. Tổn thất nhiệt trong quá trình chuyển đổi từ nhà máy, dọc theo mạng truyền tải và phân phối, cho tới các máy sưởi là rất lớn. Người ta đã không tính đến sự lãng phí.

Hoạt động quốc tế của EDF, bắt đầu từ đầu những năm 1990, tập trung chủ yếu ở Anh và Ý. Nhiều dự án thất bại thảm hại. Ví dụ trường hợp mua 49% bộ phận hạt nhân của công ty điện Hoa Kì Constellation Energy vào năm 2008.

Bất chấp việc từ chức ầm ĩ của Giám đốc tài chính Thomas Piquemal và sự chống đối mạnh mẽ, năm 2016 EDF vẫn cương quyết khởi công xây dựng nhà máy Hinkley Point tại Anh, với 2 lò EPR. Tổng đầu tư có lẽ sẽ vượt quá 24 tỷ euro (phần tăng thêm vào khoảng 3,3 tỷ euro). Ở đây EDF đã chấp nhận rủi ro công nghiệp và tài chính vô cùng lớn.

Phản ứng trước tình trạng tăng giá thành và chậm trễ của các công trình EPR ở Phần Lan, Pháp và Anh, Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Pháp, Bruno Le Maire, đã tuyên bố rằng mọi sai sót đều không thể chấp nhận được. Ông ta thông báo rằng một cuộc kiểm toán hoàn toàn độc lập sẽ được thực hiện liên quan đến bộ phận hạt nhân và sự lựa chọn EPR.

Nếu tính thêm chi phí về khai thác, tăng cường an toàn, kéo dài thời gian của lò, mà Kiểm toán nhà nước ước tính khoảng 100 tỷ euro, EDF sẽ đối mặt với mức đầu tư vô cùng lớn. Dù có sự hỗ trợ của Chính phủ (là cổ đông với hơn 83%), EDF cũng khó chịu đựng được số nợ khổng lồ 37,4 tỷ euro (gấp đôi tính thô) Giá cổ phiếu của công ty sụt giảm vào năm 2015 và phải rời CAC 40. Năm 2017, EDF tăng vốn với 4 tỷ euro, trong đó 3 tỷ từ Chính phủ. Chính phủ cũng tạm thời không lấy cổ tức dưới dạng tiền mặt mà lấy cổ phiếu.

Tuy nhiên, cũng có điểm sáng cần chú ý: EDF đã biết cách chuyển hướng hợp thời bằng cách tạo ra EDF EN (EDF Energies Nouvelles) vào năm 2004, và sau đó trở thành EDF Renouvelables tháng 9 năm 2018.

Đối mặt với khủng hoảng tài chính chưa từng có, doanh số giảm mạnh, EDF với 155 000 nhân viên trên khắp thế giới, trong đó 125 000 nhân viên ở Pháp, đang phải đóng cửa một số chi nhánh và sa thải 5000 người.

Dự án Hercule, bị phản đối mạnh mẽ bởi nhân viên và công đoàn, muốn tách công ty thành hai đơn vị: “EDF bleu”, do Chính phủ nắm 100%, và “EDF vert”, trong đó 35% được đưa lên sàn chứng khoán. Bộ phận hạt nhân, đập thủy điện và RTE (mạng truyền tải điện áp cao) sẽ thuộc “EDF bleu”. Enedis (mạng lưới phân phối), bán điện, năng lượng tái tạo, và dịch vụ (nhất là Dalkia) thuộc về “EDF vert”.

Ảnh hưởng của nắng nóng và khô hạn khiến cho EDF mất thêm tiền. Do sụt giảm lưu lượng của các dòng sông, EDF phải giảm mức sản xuất ở nhiều nhà máy điện hạt nhân.

Trong số 58 lò phản ứng, 4 lò đã 40 năm (2 ở Fessenheim và 2 ở Bugey), 44 lò trên 30 năm và 48 lò sẽ đạt đến ngưỡng tuổi từ đây đến 2028.

Về mặt công nghệ, những bí quyết ngày càng mất đi và vấn đề trang thiết bị cũ kĩ gây hết sức lo ngại. EDF đã không xây dựng nhà máy điện hạt nhận tại Pháp từ 3 thập kỉ. ASN cho biết các ống dẫn nước của 29 lò phản ứng và nhiều thiết bị khác đã xuống cấp do ăn mòn, điều này có thể gây nên những tai nạn nghiêm trọng. Số nhân công (20.000 người) làm cho các nhà thầu phụ quá nhiều, cũng đáng lo ngại, do việc kiểm tra và bảo dưỡng không như mong đợi.

Ý thức được nguy hiểm tiềm tàng, ngày 17/09/2019, ASN đã gửi thư đến các cơ quan nhà nước, trường học và dân cư trong bán kính từ 10 đến 20 km xung quanh 19 nhà máy điện hạt nhân Pháp. Bán kính an toàn, tăng từ 10 đến 20 km sau thảm họa Fukushima năm 2011, liên quan đến hơn 2 triệu người. Đây là chiến dịch phổ biến những biện pháp an toàn và phân phát iot phòng ngừa. (Việc dùng nhiều iot ổn định lại làm bão hòa các tế bào tuyến giáp, và sẽ không còn hấp thu iot phóng xạ).

7. Nhiên liệu hóa thạch và biến đổi khí hậu

Mặc dù có giảm chút ít về khí thải nhà kính năm 2018, nhưng do sự níu kéo của điện hạt nhân, Pháp vẫn còn lâu mới đạt được mục tiêu về giảm khí CO2 và phát triển năng lượng tái tạo.

Đức muốn đầu tư 100 tỷ euro cho việc bảo vệ khí hậu và chuyển đổi năng lượng từ đây đến 2030. Đức quyết định bỏ dùng than từ đây đến 2038 và từ bỏ hạt nhân từ đây đến 2022, quyết định được đưa ra sau thảm họa Fukushima.

Hiện nay, trên thế giới, than là nguyên nhân chính của 44% khí thải CO2 (khoảng 33 giga tấn mỗi năm).

Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) khuyên nên sử dụng các “giếng carbone” (rừng, nông nghiệp) để hút CO2 trong khí quyển. Nhưng phải cần đến biện pháp thu giữ và lưu trữ.

Tháng 7 vừa qua, tạp chí Science công bố một nghiên cứu đề nghị trồng một tỷ hecta rừng để chống biến đổi khí hậu một cách hiệu quả. Biện pháp trồng rừng này có khả năng thu giữ 205 giga tấn carbone trong khí quyển.

Một niềm hi vọng nhỏ: các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Rice (Hoa Kì) vừa thực hiện một lò phản ứng xúc tác sử dụng CO2 như là nguyên liệu và tạo ra acide formique (hay acide méthanoïque CH2O2-tinh khiết và nồng độ cao). Đó là một dạng pin nhiên liệu có khả năng tạo ra điện.

Về mặt lý thuyết, nhiệt độ trung bình của thế giới có thể tăng 7 độ từ đây đến cuối thế kỉ, theo đánh giá của các nhà khoa học Pháp (CNRS, CEA và Météo-France) sau khi thực hiện gần đây những mô hình khí hậu mới, ổn định hơn và chính xác hơn.

Năm 2017, phía Bắc Đại Tây Dương hứng chịu khoảng một chục cơn bão. Ba cơn bão lớn nhất – Harvey, Irma và Maria – khiến Hoa Kì thiệt hại 265 tỷ đô la. Năm 2018 cũng thật tồi tệ, với 15 cơn lốc xoáy, trong đó có 6 cơn bão. Mới đây, năm 2019, cơn bão Dorian cấp độ 5 theo thang đo Saffir-Simpson, với sức gió đặc biệt mãnh liệt lên đến 300 km/h, đã tàn phá quần đảo Bahamas. Thiệt hại khủng khiếp với hàng chục người chết.

Hết sức lo ngại trước tình trạng cháy rừng hiện nay tại khu vực rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, trong đó 60% thuộc lãnh thổ Braxin, Tổng thư kí Liên hiệp quốc, Antonio Guterres, vừa kêu gọi quốc tế cứu Amazone, một nguồn quan trọng cung cấp oxy và đa dạng sinh học.

Thứ sáu ngày 20/09/2019, dưới sự kêu gọi của Phong trào “Friday for Future” của cô gái trẻ người Thụy Điển Greta Thunberg, cuộc tổng biểu tình chống lại biến đổi khí hậu đã đạt thành công mang tính lịch sử. Hơn 4 triệu người biểu tình khắp thế giới, trong đó có 300.000 người ở Berlin và 250.000 người ở New York.

Hàng trăm công ty cũng hưởng ứng, cho phép nhân viên tham gia tuần hành. Người ta thấy hàng ngàn nhân viên của Amazon, mà ông chủ tịch Jeff Bezos đã thông báo một kế hoạch lớn để công ty đạt được “zero carbon” từ đây đến 2040.

Ngày hôm sau (thứ bảy 21/09) đã diễn ra hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của giới trẻ về khí hậu, được tổ chức bởi Liên Hiệp Quốc, quy tụ một nghìn người từ Nam Mỹ, Châu Âu, Châu Á và Châu Phi. Bên cạnh việc kêu gọi các hành động cấp bách chống lại biến đổi khí hậu, các bạn trẻ đã trình bày những giải pháp mà họ thực hiện tại nước họ.

“Vấn đề của các nhà lãnh đạo thế giới là nói quá nhiều và nghe quá ít”, Tổng thư kí Liên Hiệp Quốc tuyên bố trong lễ khai mạc hội nghị. Ông cảm ơn thế hệ trẻ đã làm “thay đổi sự thờ ơ và bỏ mặc của các nhà lãnh đạo các nước”. Hướng về Greta Thunberg, ông nói “đã có sự biến đổi về sự nhiệt tình nhờ sự dũng cảm của cô”.

Trong diễn văn trước Liên Hiệp Quốc, Greta Thunberg đã lên án sự thiếu hành động của các nhà chính trị trong việc chống biến đổi khí hậu. Một cách xúc động, cô ấy nói “Các hệ sinh thái đang suy sụp, chúng ta đang ở trong giai đoạn đầu của một cuộc hủy diệt hàng loạt, và tất cả những gì các Ngài nói là tiền và những câu truyện cổ tích về tăng trưởng kinh tế bất tận. Tại sao các Ngài dám làm thế?” Bài diễn văn của cô gái trẻ Thụy Điển trách cứ các nhà lãnh đạo thế giới, đã gây nên làn sóng chỉ trích vô lý.

Tại Liên Hiệp Quốc, các nước gây ô nhiễm nhất từ chối cam kết. Chỉ 66 quốc gia, phần lớn đang phát triển và chỉ chiếm 6,8% khí thải, cam kết tăng cường cố gắng từ đây đến 2020.

Ngày 25/09/2019 tại Monaco, GIEC(*) công bố báo cáo đặc biệt và hết sức đáng lo ngại, lần đầu tiên tập trung vào đại dương và băng (tuyết, băng, chỏm băng, tảng băng, hồ và mặt đất đóng băng). Phần băng tuyết, chiếm 10% bề mặt trái đất và lưu trữ 70% lượng nước ngọt, đã giảm rất nhanh dưới ảnh hưởng của sự nóng lên của khí hậu, tại khắp nơi trên trái đất và tại mọi độ cao. Đại dương sẽ ít oxy hơn, nhiều axit hơn, nóng hơn, mặn hơn, ít sinh vật hơn, và sẽ nở ra do băng tan.

Thứ sáu ngày 27/09/2019 đã diễn ra một trong những cuộc biểu tình chống biến đổi khí hậu lớn nhất từng có ở Montréal, với nửa triệu người tham gia và Greta Thunberg dẫn đầu đoàn diễu hành.

Qua ngày hôm sau, 100.000 người cũng biểu tình ở thành phố Bern, kinh đô Thụy Sĩ.

8. Nhận xét cá nhân

Tôi vừa biết, thông qua VnExpress, là người dân Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh từ những năm gần đây đã hít thở không khí ô nhiễm, rất độc hại cho sức khỏe. Đo đạc thực hiện ngày 17/9/2019 ở Hà Nội và ngày 20/9 ở Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy những kết quả sau: Chỉ số chất lượng không khí IQA: Hà Nội (185), Hồ Chí Minh (175). Chỉ số về hạt bụi mịn: Hà Nội (111,3 µg/ m³), Hồ Chí Minh (102,7 µg/ m³), tức hơn bốn lần chuẩn quốc gia (25 µg/m³) và hơn 11 lần so với ngưỡng của OMS.

Theo báo cáo của AirVisual ngày 26/9/2019, trong số 10 thành phố ô nhiễm nhất trên tổng số 10.000 thành phố được nghiên cứu, Hà Nội đứng đầu, theo sau là Jakarta và Thành phố Hồ Chí Minh.

Nước sông Sài Gòn-Đồng Nai, nguồn cung cấp quan trọng cho thành phố, cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Chính quyền vừa tăng cường các biện pháp và qui định để cải thiện tình hình.

Ngày 15/9/2019, trong một diễn đàn trên báo Journal du Dimanche, 80 lãnh đạo các trường đại học và trường lớn của Pháp, cũng như 1000 giảng viên và nhà nghiên cứu, đã đề nghị Bộ đại học, nghiên cứu và đổi mới, đưa vấn đề cấp thiết về khí hậu vào chương trình giảng dạy và cung cấp trang thiết bị cần thiết. Cá nhân tôi mong đợi Việt Nam sẽ sớm đưa chương trình giảng dạy về khí hậu, sinh thái, phát triển bền vững vào các trường cấp hai và cấp ba, chứ không chỉ ở bậc đại học.

Từ nhiều năm, Trung Quốc, với khoản đầu tư 120 tỷ đô la và những quy định nghiêm ngặt, đã dần dần giảm được ô nhiễm không khí. Hàng trăm nhà máy điện than đã đóng cửa. Theo báo cáo gần đây của Greenpeace và Avisur, Bắc Kinh, với chỉ số về hạt bụi mịn PM 2,5, tức vẫn còn cao hơn 4 lần so với ngưỡng của OMS, đang xếp thứ 122, nhưng có thể sẽ sớm ra khỏi danh sách 200 thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Việt Nam không nên lặp lại những sai lầm của Trung Quốc, để sớm muộn khỏi phải trả chi phí quá đắt về giảm carbon trong nền kinh tế.

Các nhà lãnh đạo chính trị ở nhiều nước có vẻ quên, và điều này hết sức nghiêm trọng, rằng CO2, thủ phạm chính của sự nóng lên của khí hậu, tồn tại rất lâu trong không khí: 100 năm!

Điện hạt nhân rất tốn kém và nguy hiểm. Nó sẽ không còn chỗ đứng trong hệ thống điện tương lai.

Chúng ta nên biết rằng tác động của phóng xạ đến sức khỏe là hết sức nghiêm trọng. Nó gây biến đổi gen, dị dạng, leucémies, ung thư, tuyến giáp… . Theo Ủy ban quốc tế về bảo vệ phóng xạ, tất cả các mức phóng xạ đều có ảnh hưởng.

Trong khi giá thành kWh điện tái tạo ngày càng giảm, giá thành điện hạt nhân lại không ngừng tăng. Thực ra, bên cạnh việc tăng cường an toàn từ sau Fukushima, còn phải tính đến chi phí tháo dỡ và quản lý rất lâu dài chất thải hạt nhân, đó là chưa nói đến chi phí khổng lồ của một thảm họa.

Pierre-Franck Chevet, cựu Chủ tịch Cơ quan an toàn hạt nhân (ASN) từ 2012 đến 2018, đã tuyên bố nhiều lần rằng, không thể loại trừ một tai nạn rùng rợn có thể xảy ra ở Pháp, mà khi đó tổn thất là vô cùng to lớn.

Nhiều nguy cơ rình rập các nhà máy điện hạt nhân EDF: động đất, việc thuê lại nhân sự khai thác, chất lượng bảo dưỡng ít nhiều giảm sút, thiết bị cũ, khủng bố, tấn công mạng, giảm cảnh giác và cũng không quên sai sót của con người.

Một phần lãnh thổ Pháp nằm trong vùng động đất. Trong số 58 lò phản ứng, nhiều lò có thể bị ảnh hưởng bởi động đất, nhất là vùng Đông Nam. Một tai biến lớn có thể diễn ra nếu mất điện dự phòng.

Nhiều tai biến nghiêm trọng đã xảy ra ở Pháp: Lò phản ứng đầu tiên UNGG ở Saint Laurent des Eaux đã chảy tâm lò một phần vào ngày 17/10/1969 do sai sót về thao tác. 11 năm sau, lò phản ứng UNGG thứ hai của nhà máy này cũng chảy tâm lò một phần do nghẽn ống dẫn.

Khi trận lụt ngày 29/12/1999 xảy ra, Pháp đã suýt hứng chịu thảm họa ở nhà máy Blayais (4 lò phản ứng 900 MW), cách Bordeaux 60 km. Bơm và mạch bảo vệ bị nhấn chìm bởi nước dâng bất ngờ.

Ta hiểu tại sao theo những điều tra gần đây, phần lớn dân Pháp kêu gọi từ bỏ năng lượng hạt nhân.

Đừng quên rằng kể từ khi đưa vào hoạt động lò phản ứng đầu tiên vào năm 1951 ở Hoa Kì cho đến thảm họa Fukushima ngày 11/3/2011, chỉ cách nhau 60 năm. Trong khoảng thời gian này, thế giới chứng kiến 5 lần chảy tâm lò: 1 ở Three Mile Island, 1 ở Tchernobyl, 3 ở Fukushima. Thảm họa Tchernobyl và Fukushima được xếp vào cấp độ 7 cao nhất, theo thang INES (International Nuclear Event Scale), gồm 8 mức từ 0 đến 7.

Tôi không tán thành ý kiến cho rằng hạt nhân có thể cứu thế giới khỏi biến đổi khí hậu. Nó chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong tiêu thụ năng lượng toàn cầu. Ở Pháp, nó chỉ vào khoảng 16% (xin đừng nhầm lẫn với tỉ lệ hạt nhân trên tổng sản lượng điện là 72%).

Ngành hạt nhân cũng không sạch như nhiều người nghĩ. Khai thác mỏ, làm giàu uranium, sản xuất, vận chuyển, tái xử lý nhiên liệu, tháo dỡ nhà máy, tất cả những công đoạn này đều sinh ra khí thải nhà kính. Không quên rằng ¾ lượng khí thải CO2 của thế giới đến từ những lĩnh vực không liên quan đến sản xuất điện.

Sự cấp bách về khí hậu đòi hỏi hành động nhanh chóng và hiệu quả. Nhưng theo Cơ quan năng lượng quốc tế (AIE), việc đưa vào hoạt động mỗi tuần một lò phản ứng trong 15 năm chỉ tránh được 9% khí thải CO2. Một tốc độ phát triển như vậy là không khả thi trên thực tế, nếu tính đến năng lực công nghiệp hiện nay của thế giới.

Sự suy tàn của hạt nhân trên thế giới đã bắt đầu từ nhiều năm. Báo cáo gần nhất của WNISR (World Nuclear Industry Status Report) đã chứng tỏ rõ ràng điều này. Sau đỉnh điểm vào năm 1976, mức độ xây dựng lò phản ứng giảm dần cho đến zero vào năm 1995. Việc tái khởi động chậm chạp cũng không kéo dài lâu. Năm 2017, chỉ có một lò phản ứng được xây dựng.

Trung Quốc đầu tư mạnh mẽ vào năng lượng xanh và giảm xây dựng các lò phản ứng mới. Tất nhiên, với 16 lò đang xây dựng trong tổng số 50 lò trên thế giới, nước này vẫn đang dẫn đầu nhưng Trung Quốc không còn xây dựng lò mới từ nửa đầu năm 2018. Về sản lượng, phần điện hạt nhân trong tổng sản lượng điện thế giới không ngừng giảm kể từ 1995, với đỉnh cao vào năm 2006.

Tại Pháp, kế hoạch xây dựng các lò EPR để thay thế các lò PWR hết hạn không hợp lý chút nào về khía cạnh kĩ thuật và kinh tế, chưa nói đến sự an toàn.

Xin mời các bạn đọc trên blog của tôi bài báo: Việt Nam có thể đạt 100% năng lượng tái tạo vào năm 2050.

Tôi đã đề xuất một chiến lược năng lượng mới, dựa trên 3 trụ cột: tiết kiệm năng lượng, hiệu quả năng lượng, và năng lượng tái tạo.

Hiện tượng gián đoạn có thể được giải quyết bằng nhiều cách: STEP (Station de Transfert d’Energie par Pompage), Pin, Hydro, CAES (Air Energie Storage Compressed) vv… Mặt khác, lưới điện thông minh cho phép tối ưu toàn bộ hệ thống điện và đảm bảo cân bằng sản xuất – tiêu thụ tại từng thời điểm.

Ta biết rằng việc đưa vào lưới điện các nguồn gián đoạn gây nên những vấn đề công nghệ không dễ giải quyết. Thực tế, đó là hệ quả từ hai vấn đề chính: tăng độ biến thiên về công suất tức thời và giảm quán tính toàn cục.

Từ nhiều năm, phần lớn các quốc gia trên thế giới đầu tư mạnh vào năng lượng xanh với mục tiêu đạt được 100% năng lượng tái tạo vào năm 2050. Khi đó, sự độc lập và tự chủ năng lượng của đất nước và địa phương sẽ được đảm bảo.

Theo Đại học tài chính và quản trị Francfort và Bloomberg New Energy Finance (BNEF), xét trên toàn thế giới, trong thập kỉ này, năng lượng tái tạo đã tăng 4 lần về công suất (1650 GW so với 414 GW năm 2009) và đầu tư đạt hơn 2500 tỷ đô la (trong đó 760 tỷ tại Trung Quốc). Năm 2018, các nguồn năng lượng xanh đã giúp giảm 2 giga tấn khí thải CO2 tương đương.

Đầu năm 2018, công suất đặt của năng lượng tái tạo tại châu Âu lên đến 520,3 GW, trong đó 117 GW của Đức, đứng đầu về năng lượng tái tạo. Đến 31/12/2018, công suất năng lượng tái tạo ở Pháp đạt 51,7 GW, trong đó 25,5 GW thủy điện, 23,6 GW điện mặt trời và gió, 2 GW năng lượng sinh học.

Toàn bộ điện tiêu thụ ở Na Uy được đảm bảo bởi năng lượng xanh (đặc biệt là thủy điện). Tại Bồ Đào Nha, tỉ lệ này là 62,6% và Đan Mạch là 52,4%.

Theo GIEC(*), sau đây là những con số trung bình về khí thải tương đương (gram C02/ kWh sản xuất) trong toàn bộ quá trình: than (820), khí tự nhiên (490), sinh khối (230), mặt trời (41), thủy điện (24), hạt nhân (12), gió mặt đất (11).

– Naoto Kan, một Thủ tướng đáng được kính nể:

Cựu Thủ tướng Nhật Bản, đương chức vào thời điểm xảy ra thảm họa Fukushima, vừa thực hiện chuyến thăm Pháp để chia sẻ những cảm nhận của ông và khuyến khích từ bỏ điện hạt nhân. Ông được đón tiếp tại Nghị viện Âu châu và Pháp. Ngày 19/2/2019, ông phát biểu trước khán giả chật kín trong hội trường ở Tòa thị chính Grenoble, dưới sự chủ tọa của Thị trưởng Eric Piolle.

Ông nói rằng may mắn đã giúp ông tránh khỏi việc ra lệnh sơ tán vùng Tokyo, với 36 triệu dân. Ông cho rằng một thảm họa hạt nhân là không thể xử lý được và nguy cơ xảy ra một tai biến lớn là quá cao để có thể tiếp tục khai thác các lò phản ứng hạt nhân. Ông hoàn toàn phản đối việc kéo dài thời gian hoạt động các nhà máy điện hạt nhân đến tuổi. Ông muốn dành phần còn lại của cuộc đời cho việc đấu tranh để hạt nhân biến mất trên toàn cầu.

Kể từ đó, ông đi khắp thế giới với rất nhiều nghị lực, như một đại sứ lưu động, để ủng hộ năng lượng tái tạo mà theo ông có thể thay thế hoàn toàn điện hạt nhân.

Sau buổi nói chuyện, tôi được vinh dự đến chào ông và cho ông biết rằng Chính phủ Việt Nam đã từ bỏ chương trình điện hạt nhân, mà ông cũng theo dõi rất kĩ. Ông động viên tôi tiếp tục cuộc đấu tranh.

Để giảm carbone trong hệ thống sản xuất điện, Việt Nam không có cách nào khác ngoài việc đóng cửa dần dần các nhà máy điện than.

Quản lý cấp bách môi trường ô nhiễm trầm trọng với nhiều nguyên nhân (không riêng gì nhiên liệu hóa thạch) là một thách thức vô cùng to lớn đối với chính quyền và đồng bào.

Việt Nam, xếp thứ 26 trong nhóm các nước có nguy cơ đặc biệt cao(**), không nên quên những cam kết ở Hội nghị COP21(***) tại Paris vào năm 2015.

Sức khỏe của người dân phải là ưu tiên đứng trên mọi thứ khác.

Grenoble, 02/ 10/ 2019

N.K.N.

__________

(*) Về tác giả: Nguyễn Khắc Nhẫn, Nguyên Giám đốc Trường Cao đẳng điện học và Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Sài Gòn (nay là Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh), Nguyên Cố Vấn Kinh tế và Dự báo Chiến lược EDF Paris, Nguyên Giáo sư Viện Kinh tế Năng lượng và Đại học Bách khoa Grenoble.

__________

Tài liệu tham khảo:

– Un déclin mondial, Antoine de Ravignan, Alternatives économiques, (Nucléaire: bientôt la fin), janvier 2019

– L’inquiétante obstination d’EDF, Justin Delepine, Alternatives économiques, (Nucléaire: bientôt la fin), janvier 2019

– Les conséquences d’un tout renouvelable pour la production d’électricité, Dominique Finon, Science et Pseudo- Sciences, juillet / septembre 2019.

– La transition énergétique bas carbone: enjeux et contraintes, Jacques Percebois, Science et Pseudo- Sciences, juillet / septembre 2019.

– Les énergies renouvelables intermittentes mettent-elles en cause la stabilité des réseaux? Georges Sapy, Science et Pseudo- Sciences, juillet / septembre 2019.

– Panorama de l’électricité renouvelable en 2018, RTE, SER, ENEDIS, ADEeF, ORE

– Bilan électrique 2018, RTE 02/2019

– Coûts et faisabilité du démantèlement des installations nucléaires, Martial Chateau et Laure Barthélémy, Sortir du nucléaire N°73, 2017.

– Enfouir les déchets nucléaires est la pire solution, Bernard Laponche, Le Monde, 29/03/2018.

– Nucléaire Danger immédiat, Thierry Gadault, et Hugues Demeude, Flammarion, 2018

– Nucléaire: une Catastrophe française (Vous avez raison d’avoir peur), Erwan Benezet, Fayard, 2018

– 40 ans d’une lutte victorieuse, Laura Hameaux et Anne-Lise Devaux, Sortir du nucléaire N° 80, 2019.

– Nucléaire, l’impossible équation, Philippe Lambersens, Sortir du nucléaire, N° 81 2019.

– Intervention de Mycle Schneider, expert coordinateur du World Nuclear Industry Status Report, Mairie de Grenoble, 19/02/2019.

– L’impact sanitaire du changement climatique menace d’annuler les progrès du 20è siècle, Jean-David Zeitoun, Le Monde, 29/08/2019

– Un laser pour en finir avec les déchets nucléaires, Azar Khalatbari, Sciences et Avenir, septembre 2019.

– https://www.huffingtonpost.fr/entry/le-modele-nucleaire-francais-seffondre-et-nous-mene-a-la-catastrophe_fr_5d400347e4b01d8c9780dd00

– https://www.usinenouvelle.com/article/30-ans-apres-sa-construction-le-sarcophage-de-tchernobyl-menace-de-s-effondrer.N873760

– https://www.lemonde.fr/planete/article/2019/08/13/fukushima-par-manque-d-espace-de-stockage-de-l-eau-radioactive-pourrait-etre-deversee-dans-l-ocean_5499092_3244.html

-https://www.letemps.ch/monde/laventure-americaine-greta-thunberg-commencer

(*) Groupe d’experts Intergouvernemental sur l’Evolution du Climat

(**) Nucléaire au Viet Nam et changement climatique (nguyenkhacnhan.blogspot.fr)

(***) Conference of parties (Convention cadre des Nations unies sur les changements climatiques – CCNUCC.

Les dangers et l’inexorable déclin du nucléaire face aux énergies renouvelables

«Le temps viendra où nos descendants s’étonneront que nous ayons ignoré des choses si évidentes»

Nguyen Khac Nhan

En novembre 2016, le gouvernement vietnamien a eu la sagesse d’abandonner le programme nucléaire. J’ai été très heureux d’apprendre la bonne nouvelle, après avoir pendant une quinzaine d’années mené le combat contre cette dangereuse aventure, comme en témoignent les 70 articles et interviews de la BBC de Londres, RFI de Washington et RFI de Paris (nguyenkhacnhan.blogspot.fr).

Mais ma joie fut de courte durée, car au lieu d’investir massivement dans les énergies renouvelables, le Viet Nam a depuis accéléré la construction de plusieurs centrales au charbon.

Tout récemment, sous la pression des lobbies, des voix s’élèvent dans le pays, réclamant la relance du nucléaire ! Cela m’inquiète énormément.

Cet exposé a donc pour objectif avoué d’apporter un éclairage nouveau sur le déclin du nucléaire, sur la très grande responsabilité des centrales au charbon dans le changement climatique et sur la montée en puissance des énergies renouvelables dans le monde.

1- Le nucléaire dans le monde :

Les principaux pays ayant une puissance nucléaire installée importante sont: Etats -Unis, France, Chine, Russie, Corée du Sud, Canada, Ukraine, Allemagne, Royaume-Uni. Cinq de ces pays produisent 70% de l’électricité nucléaire. Les Etats -Unis et la France concentrent 50% de la production.

Au début de 2019, le parc nucléaire civil mondial comptait 450 réacteurs nucléaires, répartis dans 31 pays avec une puissance totale installée de 397 GW.

La part de l’énergie nucléaire dans la production mondiale d’électricité se situe actuellement autour de 11%.

Les énergies fossiles représentaient les deux tiers de celle-ci : charbon 41%, gaz 22%, pétrole 5% et les énergies bas-carbone (nucléaire, hydraulique, solaire, éolien …) 32 %.

– Etats-Unis :

Ce pays dispose actuellement du plus grand parc nucléaire de la planète, avec 97 réacteurs en activité, répartis dans 58 centrales, avec une puissance totale de 98,4 GW. En 2018, le nucléaire représentait 19,3% de la production électrique des Etats -Unis.

– France:

En 2018, la production totale d’électricité en France avoisinait 550 TWh dont voici la répartition : nucléaire (71,7%), hydraulique (12, 5%), gaz (5,7%), éolien (5,1%), solaire (1,9%), bioénergies (1,8%), charbon (1,1%), fioul (0,4 %). C’est le pourcentage d’électricité nucléaire le plus élevé au monde. Le parc nucléaire est composé de 58 réacteurs PWR (Pressurized Water Reactor).

Au cours de cette même année, la France a exporté 86,3 TWh et importé 26,1 TWh et la consommation totale d’électricité du pays s’est élevée à 478 TWh.

2- Les réacteurs de 3e génération : – Le fiasco de l’EPR (Evolutionary Power Reactor) de Flamanville:

Conçu dans les années 90, ce réacteur de 3e génération (1650 MW), un vrai cauchemar pour EDF, signale le déclin du modèle nucléaire français.

En effet, des centaines de modifications ont dû être apportées en cours de réalisation de ce chantier, qui a démarré en 2007, pour une mise en service programmée en 2012.

Dès le début, le traitement du bétonnage (radier, paroi du bâtiment, piscine du combustible) laisse à désirer. En 2009, les Autorités de Sûreté Nucléaire (ASN) française, finlandaise et britannique ont exigé une modification du système contrôle – commande. Fin 2011, EDF a été obligée de faire fabriquer à nouveau l’ensemble des consoles du pont polaire (pont de manutention sous le dôme du bâtiment réacteur).

Puis vient le scandale des aciers et des calottes de la cuve de 425 tonnes. En 2007, EDF a eu connaissance des valeurs trop élevées de la concentration en carbone des aciers du couvercle et du fond de la cuve (qui peut aggraver le risque de rupture brutale). Malgré le non-respect des exigences de qualifications techniques de Creusot Forge, EDF, pratiquant la politique du fait accompli, installe la cuve en 2014. Suite à une demande dérogatoire d’EDF, l’ASN a donné le feu vert pour la mise en service de la cuve de l’EPR de Flamanville, sous réserve de la mise en place d’un programme de contrôle du vieillissement thermique. Mais la faisabilité de celui – ci est loin d’être acquise. Autre fait grave : EDF a installé des tuyauteries d’évacuation de la vapeur vers la turbine avec des dizaines de soudure défectueuses non conformes.

A ce jour, la plupart de ces soudures sont réparées, sauf pour huit d’entre elles, difficilement accessibles. Tout récemment, l’ASN a demandé à EDF de procéder à des réparations sans plus attendre.

Le chantier calamiteux de l’EPR de Flamanville, avec une réaction en chaîne de malfaçons, représente ainsi une vraie catastrophe tant sur le plan humain, financier que technologique. On déplore quelques tués et de nombreux blessés parmi les centaines d’ouvriers étrangers. La facture a explosé en vol. Le coût annoncé au départ de 3,3 milliards d’euros atteint maintenant 11 milliards. Et ce chiffre sera bientôt largement dépassé !

Encore un nouveau retard: EDF vient d’annoncer que la mise en service de ce prototype de 3e génération, censé devenir le fleuron de l’industrie nucléaire française, n’aura pas lieu avant fin 2022 (soit 10 ans de retard).

Le chantier de Flamanville a été lancé alors que le design n’était pas gelé. On a fait et défait énormément. Il s’agit d’ une erreur stratégique majeure.

La raison des retards et des surcoûts est dûe, en partie seulement, à la perte de savoir – faire de la filière française. C’est surtout le coût de la sûreté, après Tchernobyl et Fukushima, qui a pesé lourd dans l’addition. L’EPR a un dispositif spécial en cas de fusion du coeur et une paroi externe pour encaisser le choc du crash d’un avion.

Le naufrage de Flamanville est prévisible depuis quelques années. Et, rien ne dit que les réparations sur les huit soudures seront réellement possibles sans affaiblir la sûreté globale.

Selon une étude récente de l’ADEME (Agence de l’Environnement et de la Maîtrise de l’Energie), le développement de la filière EPR ne serait pas compétitif si l’on prend comme hypothèse le coût de 70 euros/MWh estimé par EDF pour un EPR en série. Et l’optimum économique du système électrique français serait assuré en 2050 avec une électricité à 85 % renouvelable. Pour compenser la baisse du nucléaire, l’Ademe parie sur une flexibilité des moyens de production (effacements, power to gaz, batteries).

Selon la PPE (Programmation Pluriannuelle de l’Energie), la France va réduire la part du nucléaire de 72% à 50% en 2035 (initialement prévu pour 2025). Pour atteindre cet objectif, le gouvernement envisage de fermer 14 réacteurs PWR de 900 MW, en commençant par la centrale de Fessenheim en 2020.

On peut se demander pourquoi le gouvernement français continue de soutenir une filière nucléaire en déclin ?

– Les 2 EPR chinois :

En décembre 2018, EDF et son partenaire chinois, China General Nuclear Power Group (CGN), ont annoncé la mise en service commerciale de l’EPR Taishan 1. C’est le 1er EPR en fonctionnement au monde, bien que le chantier ait commencé en 2009 (avec 5 ans de retard sur le planning), soit 2 ans après celui de Flamanville. Le 2e EPR de Taishan est entré en exploitation commerciale en septembre 2019.

– L’EPR finlandais :

En 2005, le 1er chantier de l’EPR est ouvert à Olkiluoto en Finlande, avec Areva et Siemens pour maîtres d’oeuvre. Comme en France, le raccordement au réseau subit un retard considérable – au moins 10 ans – en raison des problèmes technologiques, contretemps et dérapages budgétaires. Le coût final a aussi explosé.

– Les 2 EPR anglais :

Après un important dérapage des coûts et des retards incessants, EDF a signé à Londres, le 29 septembre 2016, les contrats de construction, avec son partenaire chinois CGN, des 2 réacteurs EPR à Hinkley Point, dans l’Ouest de l’Angleterre. Comme les centrales nucléaires en fonctionnement seront fermées entre 2023 et 2030, le gouvernement britannique veut maintenir la part du nucléaire à 20% dans le bilan électrique.

L’investissement total prévu est de 22,7 milliards d’euros (EDF vient d’annoncer un surcoût de 3,3 milliards). La mise en service du 1er EPR est programmée pour fin 2025, avec un retard probable de 15 mois. EDF et CGN doivent financer le surcoût de retard ou de dépassement.

– Projet en Inde :

EDF a signé avec son homologue indien un accord, qui n’est pas encore finalisé, sur un énorme projet de 6 EPR à Jaitapur.

– L’ AP1000 :

Le réacteur AP1000 de la compagnie américaine Westinghouse Electric Corporation. est un réacteur à eau pressurisée de 3e génération. Il a été conçu pour résister à une perte de refroidissement du cœur ou de la piscine de désactivation, que ce soit par défaut d’alimentation électrique ou par rupture de tuyauteries.

Le premier AP1000 connecté au réseau, en juin 2018, est celui de Sanmen 1 en Chine. Les 2 autres réacteurs, Sanmen 2 et Haiyang 1, ont été mis en service en août 2018.

En 2013, les Etats-Unis ont démarré la construction de trois AP1000 (1 à Vogtle et 2 à Virgil Summer).

– L’Atméa 1:

Le réacteur de 3e génération Atméa 1 de 1100 MW, développé conjointement par Areva et Mitsubishi Heavy Industries (MHI), n’est pas encore en construction. Théoriquement, ce réacteur offre le même niveau de sûreté que l’EPR (beaucoup plus puissant)

Les 2 pays les plus intéressés par l’Atméa 1 sont La Turquie et la Jordanie.

3 – Les nouveaux réacteurs – Recherche et Développement: – La nouvelle centrale nucléaire flottante russe:

Cette première centrale flottante va fournir l’électricité à une région isolée de la Sibérie orientale. L’Akadémik Lomonossov, est arrivée au port de Pevek, après avoir quitté Mourmansk, où il a été chargé en combustible nucléaire le 23 aout 2019. Ses 2 réacteurs KLT- 4OS de 35 MW, sont similaires à ceux utilisés pour les brises glace. Mais à la différence de ceux-ci, qui utilisent de l’uranium hautement enrichi, les KLT- 4OS fonctionneront à l’uranium faiblement enrichi. Bloc de 21.000 tonnes, la centrale, de 144 mètres de long et 30 mètres de large, est remorquée par plusieurs navires sur 5000 km jusqu’à la péninsule de Tchoukotka, au-delà du cercle polaire arctique. Elle ne sera pas opérationnelle avant avril 2020. Les associations environnementales mettent en garde contre les dangers d’un Tchernobyl sur glace ou d’un Titanic nucléaire. Rosatom envisage de construire d’autres SMR flottants de plus forte puissance mais d’encombrement réduit.

– Les Small Modular Reactors (SMR) :

Dans le monde, certains pays industrialisés s’orientent depuis des années vers la recherche et le développement des réacteurs à neutrons rapides de 4e génération qui présentent un triple intérêt :

  1. permettre de consommer le plutonium produit par le parc actuel des réacteurs à eau légère.

  2. brûler tout type d’uranium, l’uranium appauvri et celui issu du retraitement du combustible usé des centrales actuelles.

  3. transmuter certains actinides mineurs, principaux contributeurs de l’émission de chaleur et de la radio-toxicité résiduelle des déchets ultimes sur le très long terme.

Les SMR sont des réacteurs nucléaires de faible puissance, de quelques dizaines à quelques centaines de MW. Ils regroupent les réacteurs à eau pressurisée, les réacteurs à neutrons rapides et les réacteurs fonctionnant au thorium.

Un des avantages réside dans une perte de capacité brutale moins importante en cas d’incident imprévu. Leur flexibilité est meilleure, mais cependant limitée. La faible puissance permettrait de réduire les risques de fusion du coeur. Mais en multipliant les installations, on multiplie les sites susceptibles de subir un accident.

Les Etats-Unis, la Russie, le Canada, la Belgique investissent dans les SMR à neutrons rapides. La dispersion des installations pose un problème de sécurité et de prolifération, compte tenu des quantités importantes de plutonium.

Dans le contexte actuel, le déploiement à grande échelle et l’exportation de ces SMR dans les pays en développement ne pourront pas avoir lieu dans un avenir proche.

(N’oublions pas que le réacteur surrégénérateur Superphénix-neutrons rapides à caloporteur sodium-qui a coûté presque 10 milliards d’euros à la France, a été arrêté définitivement en 1997) 

– Le réacteur Astrid de 4e génération :

La France vient d’abandonner le projet de réacteur à neutrons rapides Astrid (Advanced Sodium Tecnological Reactor for Industrial Demonstration).

Astrid, est un projet de prototype de réacteur rapide refroidi au sodium, qui devait être construit sur le site nucléaire de Marcoule, dans le Gard. L’objectif de cette 4e génération est d’utiliser l’uranium appauvri et le plutonium comme combustibles, autrement dit de réutiliser les matières radioactives du parc nucléaire actuel et en grande partie stockées sur le site de La Hague. Astrid était censé, non seulement transformer en combustible des matières aujourd’hui inutilisées, mais aussi réduire de manière importante la quantité de déchets nucléaires. Il y a, dans ce projet, un concept de fermeture complète du cycle nucléaire, de réutilisation des matières. Son abandon est dû à un coût élevé – estimé entre 5 et 10 milliards d’euros – dans un contexte de prix de l’uranium relativement bas, ainsi qu’à une absence d’appui gouvernemental.

La France veut cependant rester dans la course. EDF, CEA, Naval Groupe et Technicatome viennent d’annoncer leur ambition de développer pour l’horizon 2030, en collaboration avec Westinghouse, des petits réacteurs modulaires de 300 à 400 MW baptisés Nuward. La fabrication en série se fera en usine.

La Russie est en avance sur cette technologie de multirecyclage du combustible nucléaire et de gestion du plutonium. Trois réacteurs sont en exploitation dont deux de 600 MW et 800 MW en fonctionnement depuis 2016. La Chine a annoncé la construction, en décembre 2017, d’un démonstrateur de 600 MW à Xiapu dans la province de Fujian. Le CNNC (Compagnie Nucléaire Nationale Chinoise) et l’américain TerraPower avaient l’intention de commercialiser une technologie baptisée TWR (réacteur à onde progressive).

– Le «NRIC» américain :

Le département américain de l’Énergie (DOE) a annoncé le 15 août 2019, le lancement d’un centre pour favoriser le développement des réacteurs nucléaires avancés. Le nouveau centre «NRIC» (National Reactor Innovation Center) va favoriser l’émergence dans les 5 prochaines années de nouveaux concepts de SMR et de micro-réacteurs. Les États-Unis voudraient devenir le leader mondial dans le domaine des réacteurs avancés.

– Explosion d’un missile à propulsion nucléaire en Russie :

Le 8 août 2019, sur la base de lancement de missiles de Nyonoska dans le Grand Nord russe, la radioactivité avait dépassé au moins 16 fois le niveau habituel, à la suite de l’explosion qui a causé la mort de 5 ingénieurs de l’agence Rosatom. On a trouvé des isotopes radioactifs de strontium 91, de baryum 139 dans les échantillons enregistrés dans la ville de Severodvinsk, située près de la base où a eu lieu l’accident. Ces isotopes sont les produits d’une réaction en chaîne issue d’une fission nucléaire. Propulser un missile avec de l’énergie nucléaire permet en théorie de se libérer de la contrainte de la quantité de carburants. Mais les défis techniques sont énormes: il faut d’abord parvenir à miniaturiser un réacteur nucléaire et l’embarquer à bord d’un missile. Le maniement et la sûreté nucléaire sont des contraintes redoutables.

– Energie de fusion:

Il y a encore des gens qui croient au miracle de l’énergie de fusion. Le réacteur expérimental ITER (International Thermonuclear Experimental Reactor) à Cadarache accapare plus de 60 % du budget européen de recherche sur l’énergie. Il accumule depuis 2001, les retards et les dépassements budgétaires importants. De nombreux physiciens y voient un échec annoncé.

4- Démantèlement des centrales nucléaires :

Le démantèlement d’une installation nucléaire génère la production de grandes quantités de déchets conventionnels et radioactifs. En France, c’est un énorme volume de 2.300.000 m3 attendu, toutes catégories confondues. Il n’existe pas encore de filière industrielle structurée de démantèlement.

D’après la loi du 17 août 2015, lorsqu’une centrale nucléaire est arrêtée définitivement, EDF doit procéder à son démantèlement dans un délai aussi court que possible. En réalité, c’est techniquement impossible de respecter cette loi. D’abord il y a un délai de 5 à 7 ans entre l’arrêt définitif et le démantèlement. Les chantiers de Brennilis (arrêt en 1985) et Superphénix (arrêt en 1997) sont loin d’être terminés.

EDF a dû reporter, à l’an 2100, paraît-il pour des raisons de changement d’option technologique, la déconstruction des réacteurs de la filière graphite gaz de St Laurent des Eaux. L’entreprise doit financer le démantèlement. Sur les 75 milliards d’euros du coût largement sous – estimé du démantèlement, seuls 35 milliards sont provisionnés. C’est très insuffisant, si l’on compare avec les provisions d’autres pays. Celles des allemands par exemple sont 2,4 fois supérieures.

En juin 2018, EDF et Véolia ont signé un accord portant sur le démantèlement des centrales nucléaires. Les 2 entreprises misent sur l’arrêt d’ici à 2035-2040 de 300 des 450 réacteurs, actuellement en fonctionnement dans le monde. Le montant estimé du marché mondial au cours des prochaines années s’élève à plus de 200 milliards d’euros. Le coût de démantèlement par réacteur PWR varie du simple au double : de 500 millions d’euros en France à 1 milliard d’euros en Allemagne.

Les déchets nucléaires et le démantèlement posent vraiment des problèmes insolubles. Les défis technologiques sont immenses. En raison de la forte radioactivité, les interventions, avec l’aide des robots spéciaux télécommandés, sont pratiquement chirurgicales. Les opérations de déconstruction exigent souvent un temps beaucoup plus long que la durée de fonctionnement du réacteur. C’est une aventure hors contrôle. On peut reprocher aux industriels leur imprévoyance. En effet, ils ne se sont pas souciés ni des décennies qu’exigerait le démantèlement de ces centrales ni des millénaires de radioactivité de leurs déchets.

A Fukushima, Tepco (Tokyo Electric Power Company) vient de faire savoir qu’il n’y aura plus d’espace nécessaire dans trois ans pour stocker les quantités astronomiques d’eau contaminée. A la suite de la catastrophe, de l’eau radioactive a fui d’un réacteur endommagé et s’est mélangée à l’eau des nappes phréatiques. L’eau est traitée, mais elle reste encore radioactive. Plus d’un million de tonnes d’eau sont déjà stockés dans un millier de réservoirs. Tepco envisage de déverser cette eau dans l’océan !

Mais une fois que l’eau contaminée et le tritium seront dans l’océan, ils suivront les courants marins et se retrouveront partout, y compris dans la mer à l’est de la Corée.

5 – Déchets nucléaires :

La France et la Russie sont les rares pays qui ont adopté le cycle fermé, c’est à dire le retraitement et le recyclage du combustible nucléaire usé.

Le Royaume-Uni avec l’usine de retraitement de Sellafield et le Japon avec celle de Rokkasho-Mura, connaissent de sérieuses difficultés. Depuis des années, la Chine a négocié avec Orano (ex Areva) l’équipement d’une usine de retraitement semblable à celle de la Hague. Aux dernières nouvelles, les négociations commerciales sont quasiment bouclées.

Par crainte de prolifération du plutonium, les Etats-Unis entreposent leur combustible usé sans traitement spécial. Le retraitement augmente les risques avec le transport de combustible et les déchets supplémentaires générés.

Chaque année 1200 tonnes de combustibles usés, déchargés des 58 réacteurs d’EDF (répartis dans 19 centrales nucléaires), sont acheminées vers la Hague :

– 1% de plutonium repart vers l’usine Mélox de Marcoule pour la fabrication du combustible MOX qui sera chargé dans 22 des réacteurs d’EDF.

– 4% des déchets ultimes (produits de fission et actinides de haute activité et à vie longue) sont vitrifiés et stockés sur place. Ils seront entreposés plus tard au fond d’un Centre industriel de stockage géologique (Cigéo) à Bure dans la Meuse.

Théoriquement, le retraitement permet d’économiser 10% de ressource d’uranium naturel, grâce à la valorisation du plutonium et 25% avec la reprise de la valorisation de l’uranium.

Voici quelques chiffres concernant Cigéo à Bure : 85.000 m³ de déchets de haute activité ou à vie longue (des centaines de milliers d’années) – 300 km de longueur de galeries où seront installés 240.000 colis de déchets radioactifs. L’Andra (Agence nationale pour la gestion des déchets radioactifs) a annoncé un coût sous-estimé de 35 milliards d’euros.

Selon l’ONG américaine Union of Concerned Scientists, au final, le retraitement augmente le volume total des déchets.

Le stock de 54 tonnes de plutonium, issu du retraitement, conservé à la Hague, pose un grave problème de sécurité (terrorisme, forte radiotoxicité). D’autre part, les piscines d’entreposage de la Hague, seront complètement pleines en 2030 (93% aujourd’hui).

Concernant la rentabilité économique, certains experts reconnaissent que le coût complet du recyclage est pratiquement équivalent à celui du non-recyclage.

Selon le physicien Bernard Laponche, le stockage des déchets radioactifs dans la croûte terrestre constitue un risque inacceptable pour les générations futures. C’est la pire des solutions, car elle est périlleuse et irréversible. Il y a des risques d’incendie, de séisme, d’infiltration d’eau ou d’explosions liés à la production d’hydrogène, sans oublier les problèmes de sécurité du site.

D’après la loi du 25 juillet 2016, le stockage sera réversible. En réalité, il serait pratiquement impossible de revenir en arrière, de changer de stratégie de gestion des déchets, après la fermeture de l’installation. C’est donc un choix imposé aux générations futures. Enterrer les déchets en profondeur, c’est empoisonner un territoire pour des milliers d’années.

Derrière le nucléaire civil, il y a le nucléaire militaire. C’est le même procédé technologique qui permet d’enrichir l’uranium pour en faire des combustibles ou des bombes atomiques.

Actuellement, il n’y a pas de solution satisfaisante pour la gestion des déchets. La moins mauvaise semble être l’entreposage à sec près de la surface comme aux Etats-Unis et en Allemagne. Toujours selon Bernard Laponche, on donne ainsi une marge de manœuvre à la recherche pour trouver des solutions et aux générations futures de faire des choix.

Le site de stockage des déchets de très faible activité – faible activité (TFA-FA) à vie courte d’un niveau de dangerosité relativement faible à Morvilliers dans l’Aube ne suscite pas d’opposition virulente comme à Bure qui a connu de nombreuses manifestations depuis longtemps. La répression policière et judiciaire n’entame pas la détermination des militants, toujours farouchement opposés à cette poubelle nucléaire.

Entre 1946 et 1993, 14 pays ont procédé à des immersions de déchets radioactifs dans plus de 80 sites situés dans les océans Pacifique, Atlantique et Arctique. Heureusement en 1993, un accord international est trouvé, interdisant cette pratique dangereuse.

– Déchets nucléaires et industrie pétrolière aux Etats-Unis:*

La proposition d’entreposer des déchets hautement radioactifs en plein cœur du bassin pétrolier américain contrarie fortement les industriels. La région, avec une superficie de 220.000 km2, située à l’ouest du Texas et au Nouveau-Mexique, produit plus de 4,2 millions de barils de pétrole chaque jour, soit presque autant que l’Irak. Ici, l’activité de forage intense, utilisant la technique de fracturation hydraulique, provoque souvent des séismes. Malgré ce risque, l’autorité de régulation du nucléaire aux Etats-Unis (NRC), s’intéresse à un projet d’entreposage de 210.000 tonnes de déchets nucléaires dans la même région – y compris certains des déchets les plus radioactifs. Cette installation serait donc entourée de champs pétroliers et d’opération de fracturation hydraulique. Pour l’instant, en l’absence de site dévolu, le combustible nucléaire usé est stocké directement sur les sites des centrales. Ce nouveau site d’entreposage serait temporaire, pour une centaine d’années, en attendant une solution permanente. Les entreprises pétrolières de la région partagent les craintes des défenseurs de l’environnement.

– Le laser et les déchets nucléaires:

Selon le Professeur Gérard Mourou, prix Nobel de Physique, on peut utiliser le laser CPA (Chirped Pulse Amplification) pour diminuer considérablement, par transmutation, la radioactivité des déchets nucléaires. Il s’agit de transformer des éléments radioactifs à vie longue en d’autres éléments, soit non radioactifs, soit capables de se désintégrer en peu de temps. L’objectif ultime est de rendre ces déchets non radioactifs.

Ce projet est extrêmement complexe. Il ne sera pas exploitable avant 2035. Actuellement, on compte beaucoup sur le projet Myrrha du Centre d’études de l’énergie nucléaire de Mol en Belgique, dont l’un des objectifs est de produire des neutrons grâce à un accélérateur de particules. Le laser mis au point par le Professeur Gérard Mourou serait susceptible de remplacer cet accélérateur. L’énergie serait dispensée pendant un millionième de milliardième de seconde. Le faisceau de laser provoquerait une réaction nucléaire de fusion, libérant des neutrons de 14 MeV, qui devront percuter les actinides pour générer leur transmutation.

6 – Déclin des géants du nucléaire :

Dès le milieu des années 1990, les géants du nucléaire ont connu des déboires sérieux. On peut citer Westinghouse Electric (USA), Toshiba (Japon), Areva et EDF (France). Seul Engie (anciennement GDF Suez) a su s’adapter aux contraintes du marché énergétique. Chez Rosatom (Russie) et CGN (Chine) les clients se font rare.

– Crise financière à EDF :

La situation financière catastrophique actuelle d’EDF provient des erreurs stratégiques commises au début des années 1970. La construction du parc nucléaire, avec un rythme annuel accéléré de 4 à 6 réacteurs entre 1971 à 1991, est à l’origine de tous les maux. Certes, le surdimensionnement du parc nucléaire français de 58 réacteurs PWR, qui a coûté 188 milliards d’euros, a permis à EDF d’exporter la surproduction vers les pays voisins. Mais ce n’était pas du tout l’objectif de départ.

La devise «tout électrique tout nucléaire» qui est responsable de 36% de logements avec chauffage électrique, a contribué à faire rapidement grimper le pic de la consommation. Les pertes joule de transformation à partir des centrales, le long des réseaux de transport et de distribution jusqu’aux convecteurs individuels sont très importantes. On ne se rendait pas bien compte du gaspillage.

Engagée au début des années 1990, l’activité internationale d’EDF, s’est réalisée surtout au Royaume-Uni et en Italie. Bon nombre de tentatives se sont soldées par des échecs cuisants. Ce fut le cas de l’achat en 2008 de 49% de l’activité nucléaire de l’électricien américain Constellation Energy.

Malgré la démission retentissante de Thomas Piquemal, directeur financier, et une opposition farouche, EDF s’est entêté à ouvrir en 2016, le chantier de construction de la centrale Hinkley Point avec 2 réacteurs EPR. L’investissement total dépasserait 24 milliards d’euros (le surcoût serait de l’ordre de 3,3 milliards d’euros). EDF a pris ici un risque industriel et financier énorme.

En réaction aux surcoûts et retards des chantiers EPR en Finlande, en France et au Royaume-Uni, le Ministre français de l’économie et des finances, Bruno Le Maire, a déclaré que toutes ces dérives sont inacceptables. Il a annoncé qu’un audit totalement indépendant sera réalisé sur la filière nucléaire et sur le choix de l’EPR.

Si on ajoute le grand carénage (exploitation, renforcement de la sûreté, prolongement de la durée de vie des réacteurs) évalué à 100 milliards d’euros par la Cour des Comptes, EDF se trouve devant un mur gigantesque d’investissement. Malgré le soutien financier de l’état (actionnaire à plus de 83%), l’entreprise aura du mal à résorber sa dette colossale de 37,4 milliards d’euros (le double en brut). Le cours de son action s’est même effondré et à la fin de 2015, a dû subir une sortie du CAC 40. En 2017, EDF a réalisé une augmentation de capital de 4 milliards d’euros, dont 3 milliards apportés par l’état, qui a accepté provisoirement de ne plus toucher son dividende en cash mais en actions.

Face à cette crise financière sans précédent, avec un chiffre d’affaires et un résultat brut d’exploitation en forte baisse, EDF avec 155.000 salariés répartis à travers le monde, dont 125.000 en France, est en train de fermer des agences et supprimer 5000 emplois.

Un bon point à signaler cependant: EDF a su négocier le virage à temps, en créant EDF EN (EDF Energies Nouvelles) en 2004, devenu depuis septembre 2018 EDF Renouvelables.

Le projet Hercule, fortement contesté par le personnel et les syndicats, vise à séparer l’entreprise en deux entités : «EDF bleu», détenu à 100 % par l’Etat et «EDF vert», dont environ 35% seraient mis en bourse. Le nucléaire, les barrages et RTE (réseaux de transport à haute tension) seraient regroupés dans le «bleu». Enedis (le réseau de distribution), la vente d’électricité, les renouvelables, et les services (Dalkia notamment) seraient dans le «vert».

L’impact de la canicule et de la sécheresse fait perdre de l’argent à EDF. En effet, la diminution du débit des fleuves oblige l’entreprise à réduire la production de plusieurs centrales nucléaires.

Parmi les 58 réacteurs du parc, 4 ont eu 40 ans d’âge (2 de Fessenheim et 2 de Bugey), 44 ont plus de 30 ans et 48 atteindront la limite d’âge canonique d’ici 2028.

Sur le plan technologique, la disparition progressive du savoir-faire et le vieillissement du matériel sont très inquiétants. EDF n’a pas construit de centrales nucléaires en France depuis trois décennies. L’ASN a constaté que les tuyaux de circulation d’eau des 29 réacteurs et bien d’autres pièces, sont dégradés à cause de la corrosion, ce qui peut provoquer des accidents très graves en cas de rupture. Le recours massif à la sous-traitance (20.000 emplois) est souvent mis en cause car la maintenance et le contrôle laissent souvent à désirer.

Conscient du danger potentiel, le 17 septembre 2019, l’ASN a adressé un courrier aux établissements publics, aux écoles et aux habitants situés entre 10 et 20 kilomètres autour des 19 centrales nucléaires françaises. Le périmètre de sécurité, passé de 10 à 20 km, en réaction à la catastrophe de Fukushima en 2011, concerne plus de 2 millions de riverains. Il s’agit d’une campagne de consignes de sécurité et de distribution préventive d’iode. (La prise d’une quantité importante d’iode stable va, en effet, saturer les récepteurs de la thyroïde qui ne fixera alors plus l’iode radioactif).

7- Combustibles fossiles et changement climatique:

Malgré une faible baisse des émissions de gaz à effet de serre en 2018, la France est loin d’atteindre ses objectifs de réduction de CO2 et de développement des énergies renouvelables (à cause du frein nucléaire).

L’Allemagne veut investir un montant colossal de 100 milliards d’euros pour la protection du climat et la transition énergétique d’ici 2030. Elle a décidé d’abandonner le charbon d’ici 2038 et parallèlement achever d’ici 2022 sa sortie du nucléaire, décidée après la catastrophe de Fukushima.

Actuellement, au niveau mondial, le charbon est responsable de 44 % dans les émissions de CO2 qui représentent plus de 33 giga tonnes par an. L’Agence Internationale de l’Energie (IEA) recommande l’usage de puits de carbone (forêts, agriculture) pour retirer du CO2 de l’atmosphère. Mais le recours à la capture et le stockage est indispensable.

En juillet dernier, la Revue Science a publié une étude de chercheurs qui suggèrent de planter un milliard d’hectares d’arbres pour combattre efficacement le changement climatique. Cette reforestation serait en mesure de capter 205 giga tonnes de carbone de l’atmosphère.

Une lueur d’espoir : les chercheurs de l’Université Rice (États-Unis) viennent de mettre au point un réacteur catalytique qui utilise le CO2 comme matière première et qui produit de l’acide formique (ou acide méthanoïque, de formule CH2O2 – purifié et à forte concentration). C’est un carburant à pile à combustible capable de générer de l’électricité.

La température moyenne mondiale pourrait théoriquement augmenter de 7 degrés d’ici la fin du siècle, estiment des scientifiques français (CNRS, CEA et Météo-France), qui ont mis au point récemment de nouveaux modèles climatiques plus fiables et plus précis.

L’ONU vient de lancer un cri d’alarme: les températures extrêmement élevées ont causé une accélération de la fonte des calottes glaciaires en Antarctique et au Groenland qui ont perdu 430 milliards de tonnes chaque année depuis 2006. Cette hausse du niveau des océans pourrait à terme menacer de nombreuses villes et provoquer le déplacement de 280 millions de personnes dans le monde.

En 2017, l’Atlantique Nord avait enregistré des dizaines d’ouragans. Les trois principaux cyclônes – Harvey, Irma et Maria – avaient occasionné 265 milliards de dollars de dommages aux Etats-Unis. En 2018, la saison s’était également avérée désastreuse, avec 15 phénomènes cyclôniques dont 6 ouragans. Récemment en 2019, l’ouragan Dorian de catégorie 5 sur l’échelle de Saffir-Simpson, avec des vents extrêmement violents atteignant 300 km/h, a dévasté les Bahamas. On déplore des dizaines de victimes et les dégâts sont énormes.

Profondément préoccupé par les incendies qui sévissent dans la plus vaste forêt tropicale du monde, dont 60% se trouvent en territoire brésilien, le Secrétaire général de l’ONU, Antonio Guterres, vient de lancer des appels internationaux à sauver l’Amazonie, une source majeure d’oxygène et de biodiversité.

Le vendredi 20 septembre 2019, sous l’impulsion du mouvement «Friday for Future» de la jeune suédoise Gréta Thunberg, la mobilisation générale contre le dérèglement climatique a connu un immense succès historique. Ils étaient plus de 4 millions de manifestants dans le monde dont 300.000 à Berlin et 250.000à New York.

Des centaines d’entreprises se sont aussi mobilisées, autorisant leurs employés à suivre les défilés. On a dénombré des milliers de salariés du géant Amazon, dont le patron Jeff Bezos avait annoncé un vaste plan pour que l’entreprise atteigne la neutralité carbone d’ici 2040.

Le lendemain, samedi 21 septembre, a eu lieu le premier sommet de la jeunesse pour le climat organisé par l’ONU qui a rassemblé un millier de Sud-Américains, Européens, Asiatiques et Africains. En plus de leur appel à des actions urgentes contre le réchauffement, les jeunes ont surtout présenté les solutions qu’ils expérimentent dans leur pays.

«Le problème des dirigeants du monde, c’est qu’ils parlent trop et écoutent trop peu», a déclaré en ouverture du sommet, le secrétaire général de l’ONU. Celui-ci a remercié la jeune génération pour avoir «bousculé l’apathie et le laisser-faire des gouvernants». Il y a un changement d’élan grâce à votre courage, a-t-il poursuivi, se tournant vers Greta Thunberg.

Dans son discours à l’ONU, Greta Thunberg a condamné l’inaction des politiques contre le changement climatique. La gorge serrée elle a lancé : «des écosystèmes entiers s’effondrent, nous sommes au début d’une extinction de masse, et tout ce dont vous parlez, c’est d’argent, et des contes de fées de croissance économique éternelle. Comment osez-vous ?» Ce discours de la jeune Suédoise, où elle a tancé les dirigeants mondiaux, a suscité un flot de critiques injustifiées.

A l’ONU, les grands pays les plus pollueurs se refusent à prendre des engagements pour le climat. Seuls 66 pays, essentiellement en développement, représentant 6,8% seulement des émissions, se sont engagées à accroître leurs efforts d’ici à 2020.

Le 25 septembre 2019 à Monaco, le GIEC (*) a rendu public un rapport spécial très inquiétant, consacré pour la première fois à l’océan et à la cryosphère (neige, glaciers, calottes glaciaires, banquise, lacs et sols gelés). La cryoshère qui représente 10 % de la surface terrestre et stocke près de 70 % de l’eau douce disponible, recule très rapidement sous l’effet du réchauffement climatique, dans toutes les régions du globe et à toutes les altitudes. Le monde marin sera moins riche en oxygène, plus acide, plus salé, plus chaud, dépeuplé, qui se dilate et se gorge de glaces fondues.

Le vendredi 27 septembre 2019, a eu lieu l’une des plus grosses manifestations jamais organisées à Montréal, avec un demi-million de personnes, en la présence de Greta Thunberg en tête du cortège.

Le lendemain samedi, près de 100.000 personnes ont marché pour le climat à Berne, capitale de la Suisse.

8- Observations personnelles :

Je viens d’apprendre par VnExpress que les habitants de Hanoi et de Ho Chi Minh ville, respirent depuis ces dernières années un air vicié, très dangereux pour la santé. Des mesures effectuées le 17 septembre 2019 à Hanoi et le 20 septembre à Ho Chi Minh ville ont donné les résultats suivants. Indice de qualité de l’air IQA: Hanoi (185), Ho Chi Minh ville (175). Indice de particules fines: Hanoi (111, 3 µg/ m³), Ho Chi Minh ville (102,7 µg/ m³), soit 4 fois plus que la norme du pays (25 µg/m³) et 11 fois plus que le seuil de l’OMS.

Selon le rapport de l’AirVisual du 26 septembre 2019, parmi les 10 villes les plus polluées sur les 10.000 villes étudiées, Hanoi est classée 1ère suivie de Jakarta et Ho Chi Minh ville.

L’eau de la rivière Saigon – Dong Nai qui alimente la ville est aussi fortement polluée.

Les autorités vietnamiennes viennent heureusement de renforcer les mesures et règlementations en vue d’améliorer la situation.

Le 15 septembre 2019, 80 dirigeants d’universités et des grandes écoles françaises, ainsi que 1.000 enseignants et chercheurs, dans une tribune du Journal du Dimanche, ont demandé au ministère de l’Enseignement supérieur, de la Recherche et de l’Innovation, d’inscrire l’urgence climatique dans les programmes d’enseignement et d’allouer les moyens nécessaires. Personnellement je souhaite qu’au Viet Nam, l’enseignement sur le climat, l’écologie, le développement durable, soit dispensé très tôt, dans les collèges et lycées aussi, pas uniquement à l’université.

Depuis des années la Chine, avec un investissement de 120 milliards de dollars et des réglementations strictes, a réussi à réduire progressivement la pollution atmosphérique. Des centaines de centrales au charbon et usines sont fermées. Selon un rapport récent de Greenpeace et Avisur, Pékin, actuellement classée 122e, avec un indice de particules fines PM 2,5 encore 4 fois supérieur au seuil de l’OMS, pourra sortir bientôt de la liste des 200 villes les plus polluées dans le monde. Le Viet Nam a intérêt à ne pas commettre les mêmes erreurs commises dans le temps par la Chine pour ne pas payer trop cher, tôt ou tard, le coût de la décarbonisation de son économie.

Les dirigeants politiques de plusieurs pays semblent oublier, ce qui est très grave, que le CO2, principal responsable du réchauffement climatique, a une durée de vie extrêmement longue dans l’atmosphère : 100 ans!

Le nucléaire est très coûteux et trop dangereux. Il n’a plus sa place dans les systèmes électriques de demain.

On sait que les effets de la radioactivité sur la santé sont très graves. Ils provoquent des mutations génétiques, des malformations, des leucémies, des cancers …Aucune dose de radioactivité n’est inoffensive, selon la Commission Internationale de Protection Radiologique.

Alors que le coût du kWh des énergies renouvelables continue à baisser, celui du nucléaire augmente sans cesse. En effet, en plus du renforcement de la sécurité post-Fukushima, il faut tenir compte du démantèlement et de la gestion à très long terme des déchets nucléaires, sans même parler du coût énorme d’une catastrophe qui risque de se produire à tout moment.

Pierre-Franck Chevet, ancien patron de l’Autorité de Sûreté Nucléaire (ASN) de 2012 à 2018, a déclaré à maintes reprises, qu’un accident majeur en France – dont le coût serait astronomique – est un évènement qu’il ne faut jamais exclure.

Les dangers qui guettent le parc nucléaire d’EDF sont nombreux: séisme, sous-traitance du personnel d’exploitation, qualité de maintenance plus ou moins dégradée, âge du matériel, terrorisme, attaque cybernétique, baisse de la vigilance, sans oublier la possibilité d’une erreur humaine.

Une partie de la France est en zône sismique. Parmi ses 58 réacteurs, plusieurs sont susceptibles d’être touchés par un tremblement de terre, notamment dans la région du sud-est. L’accident majeur peut survenir surtout en cas de perte d’alimentation électrique de secours.

Par le passé, des accidents très graves n’ont pas épargné la France:

Le 1er réacteur UNGG de Saint Laurent des Eaux a connu une fusion partielle du coeur le 17octobre 1969, suite à une erreur de manipulation. Onze ans après, le 2e réacteur UNGG de cette centrale, a connu aussi une fusion partielle, en raison du bouclage d’un canal.

Lors des inondations du 29 décembre 1999, la France a failli connaître une catastrophe avec la centrale du Blayais (4 réacteurs de 900 MW), à 60 km de Bordeaux. Les pompes et circuits de sécurité ont été submergés par la montée brutale des eaux.

On comprend pourquoi d’après les derniers sondages, une majorité de français réclame l’abandon de l’énergie nucléaire.

N’oublions pas que depuis la mise en service du 1er réacteur civil en 1951 aux Etats-Unis jusqu’à la catastrophe de Fukushima, il n’y a que 60 ans. Durant ce laps de temps, le monde a déjà connu 5 fusions du cœur: 1 à Three Mile Island (28/3/79), 1 à Tchernobyl (26/4/1986), 3 à Fukushima (11/3/2011). Les catastrophes de Tchernobyl et de Fukushima sont classées au niveau 7, le plus élevé, de l’échelle INES (International Nuclear Event Scale) qui comporte 8 niveaux de 0 à 7.

Je ne suis pas d’accord avec ceux qui prétendent que le nucléaire peut sauver le monde du changement climatique. Il ne représente qu’un très faible pourcentage de la consommation énergétique totale du monde. En France c’est de l’ordre de 16% seulement (ne pas confondre avec le pourcentage nucléaire sur la production d’électricité qui est de 72%).

La filière nucléaire n’est pas propre comme certains le croient. Extraction minière, enrichissement de l’uranium, fabrication, transport, retraitement des combustibles, démantèlement des centrales, toutes ces étapes émettent aussi des gaz à effet de serre. Il ne faut pas oublier que les 3/4 des émissions mondiales de C02 proviennent des secteurs sans aucun lien avec la production électrique.

L’urgence climatique réclame des actions efficaces et immédiates. Or selon l’Agence internationale de l’énergie (AIE), la mise en service d’un réacteur par semaine pendant 15 ans éviterait seulement 9% d’émissions de CO2. Un tel rythme de développement est pratiquement irréalisable, compte tenu des capacités industrielles actuelles du monde.

Le déclin mondial du nucléaire a commencé depuis plusieurs années. Le dernier rapport annuel du World Nuclear Industry Status Report (WNISR) le montre clairement. Après le pic historique de 1976, le rythme d’ouverture des chantiers de construction des réacteurs a progressivement ralenti jusqu’à tomber à zéro en 1995. Le lent redémarrage n’a pas duré longtemps. En 2017, un seul réacteur a été mis en construction.

La Chine investit massivement dans les énergies vertes et réduit le lancement de nouveaux réacteurs. Certes, avec les 16 réacteurs mis en chantier parmi les 50 dans le monde, ce pays reste toujours le champion, mais il n’a ouvert aucun autre chantier au premier semestre 2018. Au niveau de la production, la part de l’atome dans le bilan électrique mondial ne cesse de décliner depuis 1995, avec un maximum atteint en 2006.

En France, construire des EPR pour prendre la relève des PWR en fin de vie n’est pas du tout raisonnable pour des raisons techniques et économiques, sans parler de sécurité.

Sur mon blog vous trouverez mon article intitulé: le Viet Nam peut atteindre 100% d’énergies renouvelables en 2050.

J’ai proposé dans cet article une nouvelle stratégie énergétique, reposant sur 3 piliers: sobriété (économie d’énergie), efficacité, et énergies renouvelables.

Le phénomène d’intermittence peut être résolu par divers procédés: STEP (Station de Transfert d’Energie par Pompage), Batteries, Hydrogène, CAES (Air Energie Storage Compressed). D’autre part, les Smartgrids permettent d’optimiser l’ensemble des maillons de la chaîne du système électrique et d’assurer l’équilibre production-consommation à chaque instant.

On sait que l’insertion des sources intermittentes et fatales dans les réseaux électriques posent des problèmes technologiques ardus à résoudre. En effet, il en résulte deux conséquences principales: l’augmentation de variation de puissance instantanée et la diminution de son inertie globale.

Depuis plusieurs années, la plupart des pays dans le monde ont investi massivement dans les énergies renouvelables dans le but d’atteindre 100% de ces énergies à l’horizon 2050. L’indépendance et l’autonomie énergétique des territoires seront ainsi assurées.

Selon l’École de finance et de management de Francfort et Bloomberg New Energy Finance (BNEF), sur le plan mondial, durant cette décennie, les énergies renouvelables ont vu leurs capacités multipliées par 4 (1650 GW contre 414 GW en 2009) et les investissements ont atteint plus de 2500 milliards de dollars (dont 760 milliards en Chine). En 2018 les énergies vertes ont permis d’éviter l’émission de 2 giga tonnes d’équivalent CO2.

Au début de 2018, la puissance des énergies renouvelables installée en Europe s’élève à 520,3 GW, dont 117 GW pour l’Allemagne, le champion. Au 31 décembre 2018, la puissance des énergies renouvelables en France représente 51,7 GW dont 25,5 GW hydraulique, 23,6 GW solaire et éolien, 2 GW bioénergies.

La totalité de la consommation d’électricité en Norvège est assurée par les énergies vertes (l’hydraulique en particulier). Au Portugal, ce taux est de 62,6% et au Danemark 52,4%.

Rappelons les valeurs moyennes, calculées par le GIEC (*), des émissions en équivalent CO2 (en gramme par kWh produit) sur le cycle de vie complet: charbon (820), gaz naturel(490), biomasse (230), solaire sur toit (41), hydraulique (24), nucléaire (12), éolien terrestre (11).

– Naoto Kan, un premier Ministre qui force le respect:

Cet ancien Premier Ministre japonais en poste au moment de la catastrophe de Fukushima, a fait récemment une tournée en France pour partager son vécu et promouvoir la sortie du nucléaire. Il a été reçu notamment aux deux Parlements européen et français.

Le 19 février 2019, il a donné une conférence, présidée par Eric Piolle, Maire de Grenoble, devant une salle bondée de l’Hôtel de Ville.

Le conférencier a rappelé que c’est la chance qui lui a permis d’éviter de justesse l’évacuation de la région de Tokyo, peuplée de 36 millions d’habitants. Il considère qu’une catastrophe nucléaire est ingérable et que le risque d’accident majeur est trop important pour continuer à exploiter les réacteurs nucléaires. Il est totalement opposé à prolonger la durée de vie des vieilles centrales. Il veut consacrer le reste de sa vie à se battre pour que partout le nucléaire disparaisse. Depuis, il a parcouru le monde avec beaucoup de courage, comme ambassadeur itinérant, pour promouvoir les énergies renouvelables qui peuvent, selon lui, remplacer complètement le nucléaire.

Après sa conférence, j’ai eu l’honneur de le saluer et de lui parler de l’abandon du programme nucléaire du Viet Nam dont il était parfaitement au courant. Il m’a encouragé à continuer mon combat.

Pour décarbonner la production d’électricité, le Viet Nam n’a pas d’autre choix que de fermer progressivement les centrales au charbon.

Entreprendre immédiatement des actions efficaces pour améliorer un environnement fortement pollué provoqué par des combustibles fossiles et bien d’autres causes, constitue un défi colossal pour les autorités responsables et les citoyens.

Classé 26e dans le groupe des pays à risque extrême (**), le Viet Nam ne doit pas oublier les engagements pris en 1995 à Paris, lors de la COP21 (***).

La santé de nos compatriotes est une priorité qui doit l’emporter sur toutes les autres.

Grenoble le 2 octobre 2019 

N.K.N.

__________

– Ancien Directeur de l’Ecole Supérieure d’Electricité et du Centre National Technique de Saigon (devenu Institut Polytechnique de Ho Chi Minh Ville). Ancien Chargé de mission à la Direction Economie, Prospective et Stratégie d’EDF de Paris. Ancien Professeur à l’Institut National Polytechnique et à l’Institut d’Economie et Politique de l’Energie de Grenoble.

__________

Bibliographie :

-Un déclin mondial, Antoine de Ravignan, Alternatives économiques, (Nucléaire: bientôt la fin), janvier 2019

-L’inquiétante obstination d’EDF, Justin Delepine, Alternatives économiques, (Nucléaire: bientôt la fin), janvier 2019

-Les conséquences d’un tout renouvelable pour la production d’électricité, Dominique Finon, Science et Pseudo- Sciences, juillet / septembre 2019.

-La transition énergétique bas carbone : enjeux et contraintes, Jacques Percebois, Science et Pseudo- Sciences, juillet / septembre 2019.

-Les énergies renouvelables intermittentes mettent-elles en cause la stabilité des réseaux? Georges Sapy, Science et Pseudo- Sciences, juillet / septembre 2019.

anorama de l’électricité renouvelable en 2018, RTE, SER, ENEDIS, ADEeF, ORE

-Bilan électrique 2018, RTE 02/2019

-Coûts et faisabilité du démantèlement des installations nucléaires, Martial Chateau et Laure Barthélémy, Sortir du nucléaire N°73, 2017.

-Enfouir les déchets nucléaires est la pire solution, Bernard Laponche, Le Monde, 29/03/2018.

-Nucléaire Danger immédiat, Thierry Gadault, et Hugues Demeude, Flammarion, 2018

-Nucléaire: une Catastrophe française (Vous avez raison d’avoir peur), Erwan Benezet, Fayard, 2018

-40 ans d’une lutte victorieuse, Laura Hameaux et Anne-Lise Devaux, Sortir du nucléaire N° 80, 2019.

-Nucléaire, l’impossible équation, Philippe Lambersens, Sortir du nucléaire, N° 81, 2019.

-Intervention de Mycle Schneider, expert coordinateur du World Nuclear Industry Status Report, Mairie de Grenoble, 19/02/2019.

-L’impact sanitaire du changement climatique menace d’annuler les progrès du 20è siècle, Jean-David Zeitoun, Le Monde, 29/08/2019

-Un laser pour en finir avec les déchets nucléaires, Azar Khalatbari, Sciences et Avenir, septembre 2019.

-https://www.huffingtonpost.fr/entry/le-modele-nucleaire-francais-seffondre-et-nous-mene-a-la-catastrophe_fr_5d400347e4b01d8c9780dd00

https://www.usinenouvelle.com/article/30-ans-apres-sa-construction-le-sarcophage-de-tchernobyl-menace-de-s-effondrer.N873760

https://www.lemonde.fr/planete/article/2019/08/13/fukushima-par-manque-d-espace-de-stockage-de-l-eau-radioactive-pourrait-etre-deversee-dans-l-ocean_5499092_3244.html

https://www.letemps.ch/monde/laventure-americaine-greta-thunberg-commencer

(*) Groupe d’experts Intergouvernemental sur l’Evolution du Climat

(**) Nucléaire au Viet Nam et changement climatique (nguyenkhacnhan.blogspot.fr)

(***) Conference of parties (Convention cadre des Nations unies sur les changements climatiques – CCNUCC).

Tác giả gửi BVN

This entry was posted in Điện hạt nhân, hiểm hoạ, Năng lượng tái tạo. Bookmark the permalink.