Thảo Vi
Bảy hiệp hội ngành nghề vừa cùng ký tên gửi kiến nghị đối với nhiều vấn đề khẩn thiết liên quan đến những phương án đề xuất trong dự thảo sửa đổi Luật Lao động, dự kiến sẽ thông qua vào kỳ họp Quốc hội cuối năm nay.
“Nếu giảm từ 48 giờ/tuần hiện nay xuống 44 giờ/tuần, đương nhiên các doanh nghiệp sẽ phải tăng thêm chi phí cho 4 giờ/tuần từ thời gian làm việc bình thường sang trả lương theo giờ làm thêm tối thiểu 150%; 200%; 300% đơn giá tùy theo ngày làm thêm. Đối với một doanh nghiệp quy mô 2.000 lao động sẽ phải trả thêm khoảng 5 tỷ đồng/năm”. Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), dự báo.
Bà Nguyễn Thu Dung, chủ tịch công đoàn ở một phân xưởng chế biến cá tra xuất khẩu ở công ty A.Đ.D (khu công nghiệp Thốt Nốt, Cần Thơ) nói rằng trong các chính sách lao động hiện nay, dường như phía nhà chức trách muốn ‘làm đẹp chế độ’.
“Người ngoài nhìn vào cứ tưởng công nhân tụi tui được Đảng và Nhà nước hết mức chăm sóc qua những chính sách. Thật ra toàn là buộc các chủ doanh nghiệp phải xuất ‘tiền tươi’ để khoác bộ áo mỹ miều giả tạo cho chính sách. Bởi nếu thiệt bụng vì người lao động, cần phải hiểu sức chịu đựng của các ông, bà chủ tư nhân đến đâu?. Họ đã phải cam chịu nhiều khoản chi không tên kiểu ‘bì thư hiếu hỉ’, giờ lại gánh thêm khoản phải làm đẹp chế độ bằng chế độ lương, bổng, giảm giờ làm việc…
Có ngon, phía công đoàn cấp trên đừng bắt người lao động và chủ doanh nghiệp phải è cổ ra góp tiền từ phần trăm tiền lương cho công đoàn cấp trên tiêu xài. Hãy để công nhân tụi tui tự chọn lựa những tổ chức thực sự vì quyền lợi dung hòa của người lao động và chủ doanh nghiệp…”. Bà Nguyễn Thu Dung kể rằng đã góp ý thẳng đuột như vậy khi được lấy ý kiến về dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi.
Bảy hiệp hội đại diện cộng đồng các doanh nghiệp tại Việt Nam, bao gồm: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam (LEFASO), Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI) , Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA) và Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (AmCham) trong văn bản gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Chính phủ và một số bộ ngành liên quan, đã chung ý kiến rằng giờ làm việc ở trong khoảng 40 – 44 giờ/tuần đa phần đều thuộc các quốc gia phát triển như EU, Mỹ, Nhật Bản, Singapore,… còn các nước đang phát triển và đa phần các quốc gia mới nổi đều quy định giờ làm việc ở mức 48 giờ/tuần.
“Xét các ảnh hưởng và tác động xấu đối với doanh nghiệp Việt Nam nói riêng, đối với toàn nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như xem xét trên tương quan của các nước khác đang trong hiện trạng phát triển kinh tế tương tự Việt Nam, Hiệp hội VASEP đề nghị giữ nguyên số giờ làm việc trong Bộ Luật Lao động sửa đổi là 48 giờ/tuần như quy định hiện hành”.
Ông Trương Đình Hòe kiến nghị.
STT |
Quốc gia |
Giờ làm việc quy định (giờ/tuần) |
I |
Quốc gia phát triển |
|
1 |
Nhật Bản |
8g/ngày, 40g-44g/tuần |
2 |
Singapore |
8g/ngày hoặc 44g/tuần |
II |
Quốc gia mới nổi thu nhập cao |
|
1 |
Trung Quốc |
Không quá 8g/ngày và 44g/tuần |
2 |
Thái Lan |
Không quá 9g/ngày, 48g/tuần |
3 |
Malaysia |
10g/ngày bao gồm cả nghỉ giữa giờ, 48g/tuần |
III |
Quốc gia mới nổi thu nhập thấp |
|
1 |
Ấn Độ |
48g/tuần, 9g/ngày |
2 |
Philippines |
8g/ngày, 48g/tuần |
3 |
Lào |
8g/ngày, 48g/tuần |
4 |
Indonesia |
8g/ngày cho tuần 5 ngày làm việc, 7g/ngày cho làm việc 6 ngày/tuần |
5 |
Bangladesh |
8g/ngày, 48g/tuần |
IV |
Quốc gia đang phát triển |
|
1 |
Campuchia |
48g/tuần |
2 |
Mozambique |
48g/tuần |
3 |
Haiti |
48g/tuần |
Bảng biểu so sánh trích từ Công văn số 72/2019/CV-VASEP tới Cục An toàn Lao động – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Trong văn bản của bảy hiệp hội đại diện cộng đồng các doanh nghiệp tại Việt Nam (đã nêu ở trên) cho biết theo nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), các nước có thu nhập cao có khuynh hướng quy định giờ làm việc tiêu chuẩn thấp hơn so với các nước có thu nhập trung bình và thấp.
Châu Á là nơi có nhiều nước quy định giờ làm việc dài nhất, khi nhiều quốc gia (32%) không có giới hạn cho giờ làm việc tối đa hàng tuần, và 29% nước khác ở ngưỡng cao (60 giờ/tuần trở lên). Chỉ có 4% các quốc gia tuân thủ các khuyến nghị của ILO và thiết lập các tiêu chuẩn lao động quốc tế tối đa là 48 giờ hoặc ít hơn cho 1 tuần làm việc.
Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI) và Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (AmCham) bày tỏ lo ngại về chi phí lao động của Việt Nam ngày càng tăng cao sau khi quy định về giảm giờ làm việc được ban hành, nhất là trong bối cảnh các mức đóng bảo hiểm xã hội của Việt Nam đang đứng ở mức cao trong khu vực và lương tối thiểu vùng ở Việt Nam tăng đều qua các năm.
Điều này dẫn đến nhiều doanh nghiệp nước ngoài có thể rút khỏi Việt Nam; và các doanh nghiệp khác đang dự kiến đầu tư vào Việt Nam do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, cũng sẽ chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia khác trong khu vực thay vì đầu tư tại Việt Nam.
Bảng chi tiết các khoản đóng BHXH, kinh phí công đoàn của DN VN
Năm |
Người sử dụng lao động (%) |
Người lao động (%) |
Tổng cộng (%) |
||||||
BHXH |
BHYT |
BHTN |
KPCĐ |
BHXH |
BHYT |
BHYT |
ĐPCĐ |
||
Từ 01/2010 |
16 |
3 |
1 |
2 |
6 |
1,5 |
1 |
1 |
31,5 |
Từ 07/2017 |
17.5 |
3 |
1 |
2 |
8 |
1,5 |
1 |
1 |
35 |
Từ 01/2018 |
16 |
2.5 |
1 |
1 |
6 |
1,5 |
1 |
1 |
30 |
Bảng biểu trích từ công văn số 68/2019/CV-VASEP gửi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Lâu nay tỷ lệ đóng bảo hiểm ở Việt Nam đã rất cao với mức đối với người sử dụng lao động là 21,5% trên tổng quỹ lương; người lao động là 10,5%. So sánh tỷ lệ này tương ứng với nhiều quốc gia khác như: Thái Lan 5% – 5%; Philippines 7,37% – 3,63%; Indonesia 4,24% – 2%; Ấn Độ 10,5% – 10%),…
Theo dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi, thì việc quy định cộng cả lương làm thêm giờ và các trợ cấp khác vào tiền lương để đóng bảo hiểm sẽ khiến số tiền đóng bảo hiểm đã cao lại càng cao hơn nữa, tạo thêm gánh nặng cho cả người lao động và cả doanh nghiệp.
“Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân. Những dòng đầu tiên của Điều 4, Hiến pháp 2013 viết như vậy. Công nhân tụi tui có cảm giác người ta đang mượn cớ hội nhập phải sửa đổi luật lao động với các viện dẫn gì đó phù hợp để bóc lột cả giới chủ lẫn giai cấp công nhân. Phải chăng vai trò tiên phong của Đảng là như vậy?”. Bà Nguyễn Thu Dung chia sẻ trong bức xúc.
T.V.
VNTB gửi BVN