Lora Verheecke
Phương Thảo dịch
Đằng sau những nụ cười và những cái bắt tay, chữ ký của các thỏa thuận thương mại và đầu tư EU-Việt Nam – được thống nhất vào thứ ba (25 tháng 6) và được ký vào cuối tuần này – có những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của con người và khả năng ngăn chặn sự cố khí hậu và sinh thái.
Việc đưa hệ thống Giải quyết tranh chấp nhà đầu tư nhà nước (ISDS) đe dọa ngân sách công cũng như các biện pháp bảo vệ xã hội – môi trường.
Nhưng lần này, EU khiến vấn đề tồi tệ hơn khi đẩy các tòa án công ty này vào một quốc gia mà công dân chẳng có mấy quyền lợi quý giá – ở Việt Nam không có một liên minh thương mại độc lập nào.
Trong khi đó, tự do ngôn luận gần như không thể bị hạn chế hơn nữa khi Việt Nam đứng thứ năm từ dưới lên trên Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới, chỉ trên Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Turkmenistan và Eritrea.
Kinh nghiệm của người Việt Nam với các thỏa thuận đầu tư và hệ thống ISDS cho thấy thỏa thuận này có thể được các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng để kiện Chính phủ Việt Nam và làm khánh kiệt kho bạc nhà nước.
Hai công ty dầu mỏ đã sử dụng ISDS để tránh thuế trong nước.
Trong vụ kiện này, một trong tám vụ án ISDS hiện tại chống lại Việt Nam, hai công ty đang kiện Chính phủ Việt Nam vì nhận hóa đơn thuế sau khi tiếp quản một công ty ConocoPhillips Vietnam từ công ty Perenco.
ConocoPhillips đã kiếm được lợi nhuận 896 triệu đô la (hay 787 triệu Euro) trong việc chuyển nhượng và không chịu đóng thuế khoản lãi này.
Mô hình này cũng được nhân rộng ở những nơi khác trên thế giới, nơi các tòa án này đã được sử dụng để chà đạp lên nền dân chủ và hút tiền công vào tài khoản cá nhân.
Ở Dubrovnik, phần lớn dân địa phương đã phản đối một dự án du lịch lớn, cuối cùng đã được các tòa án quốc gia tán thành.
Nhưng dự án này nhanh chóng biến thành cơn ác mộng ISDS thông qua hiệp ước đầu tư Hà Lan-Croatia: người dân địa phương hiện đang bị kiện vì lên tiếng phản đối và Elitech và Razvo, hai nhà đầu tư nước ngoài, đang kiện Chính phủ Croatia bồi thường 500 triệu euro để bồi thường cho một dự án không bao giờ được khởi công.
ISDS mạnh đến mức họ cũng có thể ngăn chặn hành động rất cần thiết của Chính phủ nhằm điều chỉnh lợi ích công cộng, chẳng hạn như ở Pháp, khi công ty dầu lửa Vermilion của Canada có thể làm suy yếu luật biến đổi khí hậu khi đe dọa vụ kiện ISDS, hoặc trong việc Colombia tiếp cận thuốc cho bệnh nhân ung thư.
Công lý một chiều?
Một trong những vấn đề cơ bản nhất với ISDS là hệ thống một chiều chỉ cung cấp quyền lợi cho các nhà đầu tư, mà không có nghĩa vụ tương ứng để hỗ trợ lợi ích công.
Các cộng đồng bị ảnh hưởng không thể sử dụng ISDS để kiện các công ty vi phạm nhân quyền của họ hoặc gây thiệt hại tài chính hoặc các thiệt hại khác và họ cũng không được phép lên tiếng trong các vụ kiện ISDS chống lại Chính phủ.
Những bất công nghiêm trọng này đã không thay đổi cách EU tiếp cận đặc quyền của nhà đầu tư trong các thỏa thuận thương mại. Bất chấp sự phản đối công khai trên khắp châu Âu – hơn nửa triệu người đã ký một bản kiến nghị ngăn chặn ISDS trong các thỏa thuận thương mại của EU – khi EU sửa đổi cách tiếp cận với ISDS vào năm 2016, nhưng không có điều gì thay đổi.
Phiên bản cập nhật này của ISDS, Hệ thống Tòa án Đầu tư (ICS), vẫn là một hệ thống tư pháp song song cho các cá nhân và tập đoàn giàu có để phá vỡ các tòa án trong nước và đòi một khoản tiền bồi thường lớn của Chính phủ.
Trong thoả thuận không bao gồm nghĩa vụ của các tập đoàn EU tại Việt Nam phải tôn trọng quyền con người.
Các quan chức EU có thể khẳng định họ nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển bền vững ở Việt Nam nhưng thực tế đằng sau những lời nói đó là họ thúc đẩy lòng tham của công ty.
Trong khi các nhà lãnh đạo tự chúc mừng mình về một thỏa thuận đã được thực hiện, công dân châu Âu và Việt Nam không nên bỏ qua những người chiến thắng thực sự trong thỏa thuận đầu tư này: các doanh nghiệp lớn và các cá nhân giàu có, mà EU cho phép chiếm đoạt công lý và dân chủ vì lợi nhuận của họ.
L.V.
Nguồn: EU-Vietnam trade deal a bad day for workers’ rights
VNTB gửi BVN.