Doanh nghiệp Mỹ thất vọng vì TQ hứa nhưng ‘không tiến bộ’

Napoléon Bonaparte từng gọi TQ là “con sư tử ngủ”, kể cũng đã có con mắt nhìn rất tinh, nhưng ngày nay khi “con sư tử ngủ”  ấy thức dậy, cả thế giới mới biết, hóa ra đấy chỉ là “con sói sa mạc” như chính họ tự nhận thôi, chẳng phải sư tử nào cả. Vì thế, không chỉ các doanh nghiệp Mỹ thôi đâu, mà tất cả những doanh nghiệp khắp mọi châu lục từng có quan hệ làm ăn với Tàu Cộng, đều ngày một tỉnh ngộ, hằn rõ thêm ấn tượng… không phải nể sợ mà trộn lẫn cả sợ lẫn ghét và khinh – trước cái thói lừa lọc, vơ vét và tham tàn của loài sói hung dữ và bám mồi dai như đỉa đói này, trong khi nhân loại thì đang cùng nhau trên đường hội nhập, làm ăn ngày một đàng hoàng, sòng phẳng, chung sống với nhau với khát vọng hòa bình và nhân văn để trái đất tốt đẹp hơn. Thế thì cả nhân loại vô tình sẽ biến thành “cô bé quàng khăn đỏ” trước cái lưỡi đỏ lòm và hàm răng nanh nhọn hoắt ẩn sau chiếc khăn quàng mĩ miều của mụ sói Tàu là điều hiển nhiên rồi, không sớm cảnh giác có mà chết cả nút.

Bauxite Việt Nam

Trung Quốc, Hoa Kỳ

Ảnh: GETTY IMAGES – Ông Tập Cận Bình (trái) và ông Donald Trump (phải) tại Bắc Kinh năm 2017

Bắc Kinh có nguy cơ mất đi hỗ trợ quan trọng từ cộng đồng doanh nghiệp Mỹ ở TQ – hiện thất vọng về sự thiếu tiến bộ trong cải cách thị trường được hứa hẹn từ lâu.

Sự thiếu tiến bộ của Bắc Kinh trong cải cách thị trường khiến hỗ trợ của cộng đồng doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc suy giảm, theo The South China Morning Post.

Nhận định này được đưa ra trước vòng đàm phán mới giữa hai nước Mỹ – Trung nhằm giảm căng thẳng thương mại hiện đang leo thang.

Các công ty Mỹ có mặt rộng khắp ở thị trường Trung Quốc vốn được coi là một kênh hiệu quả để thay mặt Bắc Kinh vận động hành lang và ảnh hưởng đến các nhà hoạch định chính sách ở Washington. Các quan chức Trung Quốc cũng tìm kiếm sự hỗ trợ của họ để thúc đẩy Nhà Trắng giỡ bỏ cuộc chiến thương mại.

Nhưng các doanh nghiệp Mỹ mang danh “bạn bè” từ nhiều thập kỷ qua cho đến nay ngại lên tiếng cho Chính phủ Trung Quốc.

“Họ không hài lòng với tình hình cạnh tranh thị trường ở Trung Quốc và muốn tiếp tục gây áp lực lên Chính phủ nước này cho đến khi giải quyết những lo ngại của họ”, một cố vấn của Chính phủ Trung Quốc về vấn đề thương mại, cho hay.

Hơn một tháng kể từ khi chiến tranh thương mại bắt đầu với việc đánh thuế lẫn nhau, Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đàm phán, có thể ở cấp thấp hơn các cuộc đàm phán trước đó.

Theo The Wall Street Journal, các nhà đàm phán Trung Quốc và Mỹ hy vọng sẽ tìm ra một thỏa thuận trước khi ông Trump và ông Tập Cận Bình gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 11/2018.

Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Thụ Văn sẽ dẫn đầu một phái đoàn đến Hoa Kỳ vào 22-23/8 để thảo luận về các vấn đề thương mại và kinh tế với Bộ trưởng Tài chính Mỹ David Malpass, các nguồn tin cho hay.

Nhưng vẫn còn sự chia rẽ lớn trong việc giải quyết xung đột thương mại thế nào, và không bên nào cho thấy bất kỳ dấu hiệu sẵn sàng nhượng bộ.

Washington muốn Trung Quốc giảm mạnh thặng dư thương mại của mình với Mỹ và thay đổi chính sách công nghiệp, nhưng Bắc Kinh cho rằng Mỹ đang đòi hỏi quá nhiều và không chịu cải thiện mô hình tăng trưởng kinh tế được nhà nước bảo trợ.

Sau khi áp đặt mức thuế 25% trên 34 tỷ đô la của hàng hóa của nhau từ ngày 6/7, Washington và Bắc Kinh đều cho biết sẽ áp thêm thuế đối với gói hàng hóa trị giá 16 tỷ đô la từ ngày 23/8.

Nhiều biện pháp trừng phạt đang diễn ra, và các nhà quan sát nghi ngờ liệu các cuộc đàm phán sắp tới ở Washington có thể đạt được bất kỳ giải pháp nào hay không.

Các lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài đã nhiều năm kêu gọi Bắc Kinh hành động cụ thể để hiện thực hóa lời hứa về mở rộng khả năng tiếp cận thị trường, tạo sân chơi công bằng cho các doanh nghiệp và cải thiện môi trường pháp lý.

Jake Parker, Phó chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ – Trung Quốc, nói rằng cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài “thất vọng rõ ràng” với việc thiếu những cải cách và mở cửa thực sự kể từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001.

“Đã có rất nhiều hứa hẹn về cải cách và rất nhiều yêu cầu ‘kiên nhẫn’, nhưng không có gì nhiều xảy ra. Ở một số khu vực – dư thừa năng suất, công nghệ (nhà cung cấp và người dùng), cấp phép – mọi thứ trở nên tồi tệ hơn… “, Parker nói.

Doanh nhân nước ngoài cũng cảnh báo rằng tình hình sẽ làm tổn thương tâm lý nhà đầu tư và bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng của nhà nước trong nền kinh tế và hoạt động kinh doanh.

Bắc Kinh trong năm nay đã bắt đầu tăng tốc tự do hóa thị trường bằng cách mở rộng hơn nữa lĩnh vực tài chính và dịch vụ, nhưng cho hay việc này sẽ diễn ra theo ‘tốc độ riêng’. Và các công ty nước ngoài tiếp tục theo dõi và chờ đợi.

Các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc chia sẻ lo ngại của Mỹ về việc tiếp cận thị trường bị hạn chế, các quy định không rõ ràng hoặc không đồng đều và trợ cấp của Chính phủ cho các công ty trong nước trong các ngành công nghiệp chiến lược quan trọng. Trong khi đó, nhiều người trong cộng đồng doanh nghiệp Mỹ nói rằng Nhà Trắng đang sử dụng phương pháp sai để giải quyết các vấn đề.

“Cộng đồng doanh nghiệp Mỹ đã không phản đối chiến lược về Trung Quốc của ông Trump và đã đóng vai trò trung gian bằng cách dỗ dành cả hai bên tham gia vào cuộc đối thoại ‘người lớn’ hơn. Do đó, các doanh nghiệp Mỹ đang áp dụng cách tiếp cận ‘chờ và đợi’ mà không tính đến hậu quả lâu dài”, James Zimmerman, một đối tác tại văn phòng Bắc Kinh của công ty luật Perkins Coie, nói.

Ông lo ngại rằng chiến thuật của Trump sẽ không dẫn đến tiến bộ thực sự, trong khi giới doanh nhân Mỹ ở Trung Quốc về mặt lịch sử luôn ủng hộ “ngoại giao yên tĩnh và tham gia mang tính xây dựng” để thúc đẩy tiếp cận và cải cách thị trường.

Nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/world-45231569

This entry was posted in Âm mưu thâm hiểm của Trung Cộng. Bookmark the permalink.