Cảm động thay những tấm gương cao cả thầm lặng: Những “nhà giáo nhân dân” bên dòng Pô Kô

“Sau cơn lũ do ảnh hưởng của bão số 9, nước sông Pô Kô dâng rất cao, cầu thì không có, đi xuồng rất nguy hiểm. Con đường liên thôn nối các thôn trong địa bàn xã cũng bị hư hại nặng nề. Nếu để các em đến lớp thì rất nguy hiểm mà nghỉ ở nhà thì không theo kịp chương trình học. Do vậy, Phòng Giáo dục huyện Ngọc Hồi quyết định tổ chức lớp ngay tại mỗi thôn, học trò không phải đến trường để học mà thầy cô đến tận từng thôn để dạy”.

Thầy Đinh Văn Truyền, Hiệu phó trường THCS Ngô Quyền cho biết: “Huyện có hỗ trợ 1 con thuyền độc mộc để vượt sông nhưng thuyền nhỏ, nước lớn, ra đến giữa dòng là lật. Do vậy, các thầy dùng vỏ ô tô kết lại lát xốp lên mặt làm bè cho các cô giáo và các thầy không biết bơi ngồi lên. Các thầy biết bơi thì cùng học trò xuống sông đẩy bè qua sông” – Tùng Nguyên.

“Không trả lời ngay vào câu hỏi của ĐB Thuyết “Bộ trưởng đã đi kiểm tra tình hình chưa”, ông Hồ Nghĩa Dũng kể từng đích thân đến Kon Tum ngay sau khi cơn bão tan.

Song ông thừa nhận, đến lúc này, địa phương vẫn không báo cáo gì về tuyến cầu treo bị cắt đứt ở sông Pôkô.

“Khi báo chí nêu, tôi đã điện hỏi Sở Giao thông Kon Tum nhưng họ không biết”, ông Dũng cho hay.

“Tuy nhiên, Bộ trưởng Dũng lại nói thêm, về sau Sở giải thích, nơi đây trước kia từng bắc các cầu tạm vì cư dân sống bên sông chủ yếu là dân tái định cư, thưa thớt, không có dân bản địa (http://vietnamnet.vn/chinhtri/201006/Bo-truong-Duong-sat-cao-toc-lam-BOT-chang-ai-man-ma-915361/)

Vậy, bài viết dưới đây đúng hay Sở Giao thông Kon Tum và ông Dũng đúng? Cứ cho là Sở và ông Dũng đúng đi thì chỉ vì lý do “cư dân sống bên sông chủ yếu là dân tái định cư, thưa thớt, không có dân bản địa” là việc làm lại những chiếc cầu đã bị trôi mất không còn bức thiết chắc? Thế nào các vị cũng nói được. Xin hỏi thật, mỗi “chiếc ghế” các vị phải trả bao nhiêu tiền, vì chắc chắn các vị không lên bằng con đường “do dân vì dân” rồi? Càng cảm động trước tinh thần cao cả của thầy cô ở huyện Ngọc Hồi bao nhiêu thì càng ớn lạnh với cái thói giả trá (hay tệ hơn nữa) của các vị. Cứ nhìn những tấm gương của các thầy cô ở Ngọc Hồi thì ngành giáo dục Việt Nam vẫn còn hy vọng.

Đặng Thị

Cõng chữ vượt sông

Cả 8 thôn đều nằm bên phải sông Pô Kô, trường học lại nằm bên trái sông.

Cả 8 thôn đều nằm bên phải sông Pô Kô, trường học lại nằm bên trái sông.

Huyện Ngọc Hồi vốn là huyện vùng biên giáp với cả hai nước bạn Lào và Campuchia nên hệ thống giao thông đường bộ khá khiêm tốn, ở xã Đắk Ang lại càng kém phát triển hơn.

Xã Đắk Ang phân cách với các xã khác của huyện Ngọc Hồi bởi con sông Pô Kô. Vì thế, khi những cây cầu treo bắc qua sông Pô Kô bị cuốn trôi sau cơn bão số 9 (năm 2009), xã Đắk Ang bị cô lập hoàn toàn.

Điều đặc biệt hơn, dân cư cả xã đều sinh sống ở 8 thôn bên kia dòng Pô Kô; nhưng trường học, trạm y tế, UBND xã đều nằm bên này sông, gần đường Hồ Chí Minh (mượn đất của xã Đắk Nông để xây dựng trụ sở tạm thời).

Có điều này là do chưa có cầu kiên cố bắc qua sông Pô Kô để chuyển vật liệu sang xã Đắk Ang xây dựng cơ sở hạ tầng. Cũng vì vậy mà khi xã bị cô lập, đường đến trường của các em nhỏ xã Đắk Ang bị cắt đứt.

Sau cơn lũ do ảnh hưởng của bão số 9, nước sông Pô Kô dâng rất cao, cầu thì không có, đi xuồng rất nguy hiểm. Con đường liên thôn nối các thôn trong địa bàn xã cũng bị hư hại nặng nề. Nếu để các em đến lớp thì rất nguy hiểm mà nghỉ ở nhà thì không theo kịp chương trình học. Do vậy, Phòng Giáo dục huyện Ngọc Hồi quyết định tổ chức lớp ngay tại mỗi thôn, học trò không phải đến trường để học mà thầy cô đến tận từng thôn để dạy.

Thế là giáo viên của trường THCS Ngô Quyền, Tiểu học Đắk Ang, Tiểu học Kim Đồng được chia thành từng kíp cõng chữ vượt sông Pô Kô đến từng thôn để giúp gần 1.000 em học sinh cấp 1, 2 của xã Đắk Ang theo kịp chương trình học. Mỗi kíp dạy 2, 3 ngày thì có kíp khác vượt sông sang thay thế để kíp đầu về nhà nghỉ ngơi.

Thầy Đinh Văn Truyền, Hiệu phó trường THCS Ngô Quyền cho biết: “Huyện có hỗ trợ 1 con thuyền độc mộc để vượt sông nhưng thuyền nhỏ, nước lớn, ra đến giữa dòng là lật. Do vậy, các thầy dùng vỏ ô tô kết lại lát xốp lên mặt làm bè cho các cô giáo và các thầy không biết bơi ngồi lên. Các thầy biết bơi thì cùng học trò xuống sông đẩy bè qua sông”.

Thấp thỏm mỗi ngày

Thầy Lê Phượng Hoàng, giáo viên trường Ngô Quyền dắt học sinh vượt sông Pô Kô (ảnh: Đinh Văn Truyền).

Thầy Lê Phượng Hoàng, giáo viên trường Ngô Quyền dắt học sinh vượt sông Pô Kô (ảnh: Đinh Văn Truyền).

Đoạn sông Pô Kô chảy qua xã Đắk Ang vốn hiền hòa. Thế mà sau cơn bão số 9 (năm 2009), nó trở nên hung dữ lạ thường. Bờ sông bị khoét lở, mở rộng gần gấp đôi. Mặt sông vốn chỉ rộng hơn chục mét nay rộng đến vài chục mét, có đoạn lên đến cả trăm mét.

Dòng nước thượng nguồn chảy xiết nên khi các thầy đẩy bè vượt sông phải nương theo con nước. Có khi qua đến bờ bên kia thì đã bị đẩy xa hàng trăm mét. Nguy cơ lật bè cũng rình rập mỗi chuyến qua sông. Thầy Trần Văn Kiên – Giáo viên trường Tiểu học Kim Đồng cũng suýt đuối nước trong một lần lật bè như thế.

Thầy Trần Ngọc Lâm, Trưởng phòng Giáo dục huyện Ngọc Hồi tâm sự: “Thời điểm đó, mỗi sáng là cả phòng túc trực quanh cái điện thoại mà thấp thỏm. Nếu sau 8h mà điện thoại không reo mới thở phào nhẹ nhõm. Vì lúc ấy mới biết được là thầy cô đã qua sông an toàn, không có sự cố gì xảy ra”.

Băng sông đã khó, vượt 5km đường liên thôn để đến từng thôn trong điều kiện đường sá bị lũ phá hủy hoàn toàn lại càng khó khăn. Thầy cô xã Đắk Ang phải men theo bờ sông đầy bùn và cát bồi, dò dẫm từng bước để tránh bị trượt. Không phải chỉ đi một mình, lưng thầy cô nào cũng cõng theo lương thực ăn trong 2, 3 ngày ở lại đây dạy học.

Khó khăn là thế mà chẳng ai nản lòng. Thầy Truyền kể: “Cô Nguyễn Thị Bích, thời điểm ấy mang bầu 4, 5 tháng cũng quyết tâm đến từng buôn dạy học trò. Rất may là không có chuyện gì xảy ra. Tính đến tháng 6 này thì con cô vừa được đầy tháng”.

Khi được hỏi các thầy cô có được hỗ trợ gì trong giai đoạn khó khăn, vất vả này không? Thầy Truyền ngại ngùng cho biết: “Ngành giáo dục không có kinh phí và chế độ để hỗ trợ những trường hợp như thế này. Các thầy cô cố gắng làm bằng tấm lòng là chính!”.

Với trái tim vàng của nhà giáo, họ vững bước bám trên con đường lầy đất đỏ sau lũ, mạnh tay giữ chặt thân bè vượt sông cõng chữ đến từng buôn làng của xã Đắk Ang. Dẫu dòng Pô Kô hung hãn thêm nữa cũng không thế ngăn nổi bước hành quân chống giặc dốt ở miền biên viễn này…

Nhưng thầy Lâm vẫn lo lắng: “Mùa mưa sắp đến, nếu chưa có cầu thì lại phải thêm một mùa vượt sông”.

TN


Nguồn: http://dantri.com.vn/c20/s20-402042/nhung-nha-giao-nhan-dan-ben-dong-po-ko.htm

This entry was posted in Giáo dục. Bookmark the permalink.