Ủy ban Thường vụ Quốc hội đương nhiệm có 17 người. Tất cả (100%) các Ủy viên đều có trình độ đại học trở lên, 53% trong số đó là có trình độ Thạc sĩ (1) và Tiến sĩ (8); ít nhất có hai Giáo sư. Như vậy phải nói, UBTVQH của chúng ta là một đội ngũ trí thức, khoa học uyên thâm và có mặt bằng học thức cao nhất nước.Thế nhưng, không hiểu các “chuyên gia” của UBTVQH khi sử dụng nguồn thông tin để soạn ra bản báo cáo này, có biết được rằng trang điện tử www.4icu.org chỉ là một trang web thỏa mãn thú vui của một cá nhân ở Úc chứ không nhằm mục tiêu gì khác? Hơn nữa tiêu chí sử dụng để “sắp hạng” đại học đó, như chính chủ nhân của tác giả đó đã ghi rõ, nó không sắp hạng về thành tích khoa bảng, mà chỉ để giải trí và tiêu khiển.Với một đội ngũ phải nói là đại trí thức thì ý đồ của báo cáo này là gì: Ngụy tạo dữ liệu để báo cáo cho Quốc hội cho cử tri để lấy điểm, lập thành tích “ma”, che lấp cho sự suy đồi và ruỗng mục của nền giáo dục Việt Nam thực tại?Còn nếu các “chuyên gia” ấy cho rằng mình không biết mà dùng, hay nói cách khác là “mù thông tin” thì liệu các học hàm học vị ấy có thật không?Nguyên Đình
Một nhóm phóng viên Vietnamnet [1] đã kịp ghi lại một đoạn thông tin trong Báo cáo kết quả giám sát “việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư vào đảm bảo chất lượng đào tạo đối với giáo dục ĐH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH)” tại kỳ họp thứ 7 (5-6/2010) có đoạn: “Một số trường ĐH có truyền thống trong hệ thống giáo dục Việt Nam bước đầu đã khẳng định được uy tín của mình trong quan hệ quốc tế. Theo kết quả xếp hạng trong tháng 3/2010 đối với các trường ĐH trên thế giới của tổ chức Đại học Quốc tế (International College and University) công bố trên trang điện tử www.4icu.org, một số trường ĐH của Việt Nam có thứ hạng như sau: ĐH Quốc gia Hà Nội xếp thứ 569, ĐH Quốc gia TP. HCM : 609, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội:1364, Trường ĐH Kinh tế quốc dân: 1806 …“. Nếu chiếu theo cách xếp loại này thì một số trường ĐH của Việt Nam còn xếp hạng cao hơn cả các trường ĐH của Anh quốc như trong bản tin Vietnamnet đã mô tả.
Vậy trang điện tử 4icu.org mà UBTVQH đã lựa chọn để đánh giá xếp hạng ĐH của Việt Nam là trang web gì, có giá trị tham khảo ra sao?
Trước hết, đó là một trang web của một cá nhân, mà chủ nhân là Fabio Fatuzzo, anh ta cư ngụ tại quận Carlton, một quận hạt nhỏ của tiểu bang NSW Úc [2], và còn có trang nhà riêng ở đây http://www.33ff.com.
Quan trọng hơn, tiêu chí xếp hạng các trường đại học này, như chủ nhân nêu ra [3] là không nhằm xếp loại thành tích khoa bảng và cũng không dựa vào bất cứ một tiêu chí nào của một cơ sở đào tạo hay giảng dạy để phân loại cả; mà chỉ sử dụng ba hệ thống phân loại tìm kiếm thông tin chính và phổ biến trên mạng là Google, Yahoo và Alexa để xem mức độ truy cập của bạn đọc đối với trang mạng của từng trường đại học trên thế giới ra sao. Mục đích của chủ nhân trang nhà này là nhằm giúp cho sinh viên quốc tế và nhân viên của trường có được một khái niệm về sự phổ biến (trên mạng) của một trường ĐH/hay cao đẳng ngoại quốc.
Hay nói một cách khác, đây chỉ là một blog cá nhân, thể hiện sở thích tin học – một thú tiêu khiển, sử dụng nguồn lực dồi dào của internet để khám phá một vài chức năng hữu dụng của nó, chứ không có gì hơn.
Thế thì câu hỏi đặt ra là: Tại sao UBTVQH lại chọn trang web này để báo cáo xếp hạng đại học của Việt Nam (một cách tự hào), và như thế với mục đích gì?
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đương nhiệm có 17 người [4]. Tất cả (100%) các Ủy viên đều có trình độ đại học trở lên, 53% trong số đó là có trình độ Thạc sĩ (1) và Tiến sĩ (8); ít nhất có hai Giáo sư. Như vậy phải nói, UBTVQH của chúng ta là một đội ngũ trí thức, khoa học uyên thâm và có mặt bằng học thức cao nhất nước.
Thế nhưng, không hiểu các “chuyên gia” của UBTVQH khi sử dụng nguồn thông tin để soạn ra bản báo cáo này, có biết được rằng đó chỉ là một trang web cá nhân, và tiêu chí xếp hạng các trường đại học theo cá nhân đó chỉ là mức độ truy cập của bạn đọc vào trang web của trường?
Với một đội ngũ phải nói là đại trí thức thì ý đồ của báo cáo này là gì? Có thể đây chưa phải là sự ngụy tạo dữ liệu để báo cáo cho Quốc hội, cho cử tri để lấy điểm, lập thành tích “ma”, che lấp cho sự suy đồi và ruỗng mục của nền giáo dục Việt Nam thực tại, nhưng ít ra thì các vị đã tìm tài liệu theo cách ngẫu nhiên, “nóng đâu phủi đấy”, chứ chẳng có công phu điều tra khoa học thấu đáo như chức trách cần có của một Ủy ban chuyên ngành của QH!
Và với cách dùng thông tin một cách “mù thông tin” như thế, thì liệu các học hàm học vị của các vị góp được thêm sức mạnh đích thực trong các luận chứng cũng như quyết định của UBTVQH đến mức nào?
Mở rộng ra, mới đây PTT Nguyễn Thiện Nhân, trên diễn đàn Quốc hội khẳng định: “trong ba năm nữa, giáo dục đại học sẽ tốt lên” [5]. Điều này làm tôi rất nghi ngại, không biết có phải PTT đã căn cứ trên “xếp hạng đại học” do UBTVQH báo cáo??? Các đại trí thức, khoa bảng, làm bản báo cáo về giáo dục mà không có những kiến thức chắc chắn về nó thì thử hỏi những báo cáo khác có đáng tin?
Như chuyện đại dự án “Đường sắt cao tốc Bắc-Nam” còn “nóng hổi” trong nghị trường đây thôi, liệu các chứng cứ và con số đã được nêu ra đó là căn cứ trên cơ sở khoa học xác đáng đáng tin cậy? Ông bà ta bảo “nhất ngôn bất tín, vạn sự bất tin”.
Và có lẽ đây là một tiếng chuông cảnh báo cho các đại biểu QH trước khi “nhấn nút” các siêu dự án mà Chính phủ xin thông qua; xin quý vị đừng bị mê hoặc, bi ru ngủ bởi các con số báo cáo ấy, cần phải sử dụng lý trí và trí tuệ sáng suốt của mình, để không phụ lòng tin của dân.
Nói như ý kiến của cử tri được đại biểu QH Đăk Lăk, Trương Thị Xê phản ánh lại [6] “Mấy đại biểu này cho ăn cơm uổng”, quả không oan ức một chút nào!
NĐ
HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập