Mỏ vàng nào lớn hơn?

“Thử làm một bài toán đơn giản. Một trong những nguồn thu quan trọng của chúng ta là xuất khẩu. Theo cách tính của các doanh nghiệp xuất khẩu ngành may thì họ phải bỏ ra 100 USD mới có được 1 USD lợi nhuận. Còn nếu tính theo tỷ suất lợi nhuận trung bình lý tưởng nhất là 10%, để có được khoản “lãi ròng” 6,3 tỷ USD, như kiều hối năm 2009, thì phải cần nguồn vốn đầu tư lên đến 63 tỷ USD, nghĩa là tương đương hai phần ba GDP của chúng ta hiện nay!

“Như vậy mới thấy nguồn tiền kiều hối có sức nặng thế nào đối với sự phát triển của kinh tế đất nước. Có thể nói, trong những năm qua nguồn tiền này đã bù đắp gần 50% thâm hụt cán cân thương mại, giúp giảm thiểu rủi ro trong việc huy động vốn cũng như giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài, nhất là vốn ODA vay dài hạn mà con cháu chúng ta phải trả sau này.

Nhưng cũng xin đừng quên, đối lập với kiều hối là tình trạng “tẩu tán tư bản” đang diễn ra khá phổ biến. Những ai đang gửi tiền ra nước ngoài một cách bất hợp pháp? Chắc chắn không phải là thân nhân của những tấm lòng từ nước ngoài mà phần lớn là những đại gia trong nước đầu tư tương lai cho con cái, những quan tham cần tẩu tán tài sản” – Trần Trọng Thức.

Chỉ cần một sự thống kê đích xác số tiền và vàng gửi về nước cũng như số tiền và vàng tẩu tán ra nước ngoài kèm theo xuất xứ cụ thể cũng đủ cân đong được ngay ai mới là bộ phận cư dân Việt nặng lòng với đất nước, còn ai rành rành là lũ bán nước. Không phải lũ dập đầu trước “láng giềng tốt” thì còn ai vào đấy nữa.

Bauxite Việt Nam

Thông tin về việc Công ty OZ của Australia phát hiện mỏ vàng khoảng 8,1 triệu tấn quặng ở một tỉnh của Campuchia giáp biên giới Việt Nam dường như kích thích lòng ham muốn của các nhà địa chất và doanh nghiệp chúng ta về một mỏ vàng trong mơ ước.

Không phải hễ tìm ra mỏ vàng là sẽ có được nhiều vàng, mà còn phải đánh giá khả năng khai thác thương mãi, hàm lượng vàng ròng chứa trong quặng tạp.

Không phải hễ tìm ra mỏ vàng là sẽ có được nhiều vàng, mà còn phải đánh giá khả năng khai thác thương mãi, hàm lượng vàng ròng chứa trong quặng tạp.

Người đứng đầu Liên đoàn địa chất xạ hiếm cho biết gần mỏ vàng của Campuchia, trên địa bàn tỉnh Kontum chúng ta cũng phát hiện nhiều khu vực có mỏ vàng, còn các doanh nghiệp chúng ta thì hồ hởi, phấn khởi tính chuyện sang nước bạn tìm cơ hội làm ăn.

Tất nhiên không phải hễ tìm ra mỏ vàng là sẽ có được nhiều vàng, mà còn phải đánh giá khả năng khai thác thương mãi, hàm lượng vàng ròng chứa trong quặng tạp. Hàm lượng này tùy thuộc vị trí địa lý, tuổi thọ quặng, có mỏ chỉ đạt 0,9gam vàng trong một tấn quặng, cao hơn một chút thì từ 4 đến 6 gam (như mỏ vàng Bồng Miêu của chúng ta), hàm lượng trung bình là từ 8 đến 10 gam và hiếm hoi có mỏ vàng đạt hàm lượng trên dưới 40 gam vàng/tấn quặng như một mỏ vàng ở Philippines. Các thông số khai thác cho thấy để có một lượng vàng bán ra thị trường, người ta phải sử dụng đến 3,3 tấn quặng, 572 kwh điện, hàng tấn chất nổ, 12 mét khối hơi nén để sàng lọc và tinh chế, bởi vàng trong quặng thường ở dạng hạt bụi li ti, hiếm khi thấy vàng khối. Phí tổn khai thác vàng tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhưng bình quân hiện nay là vào khoảng 430 USD cho một ounce vàng.

Trở lại mỏ vàng ở Campuchia, theo đánh giá của Công ty OZ, có hàm lượng 2,3 gam vàng/1tấn quặng, còn Công ty khai khoáng Southern Gold thì đưa ra con số trong mơ là 34 gam/tấn quặng. Số liệu quá chênh lệch ấy thật khó cho nhà đầu tư tính toán. Nếu chỉ căn cứ vào hàm lượng trung bình 10 gam vàng/1tấn quặng, thì 8,1 triệu tấn quặng ở mỏ vàng của Campuchia sẽ cho được 81 triệu gam vàng ròng, tương đương 2.612.903 lượng và giả định giá vàng lên đến 1.500 USD/lượng thì mỏ vàng mới phát hiện ở Campuchia nếu khai thác cho đến cạn kiệt sẽ mang về gần 4 tỷ USD! Con số hoàn toàn không nhỏ này quả là tin vui cho người dân và đất nước chùa tháp.

Thế nhưng đối với chúng ta thì khoản tiền ấy chẳng thấm tháp gì so với lượng tiền của hơn ba triệu người Việt Nam ở nước ngoài gửi về nước hàng năm. Khoản kiều hối này – thường được ví von là “mỏ vàng ròng” – bao gồm tiền kiều bào biếu thân nhân để trợ cấp tiêu dùng, tiền người đi xuất khẩu lao động gửi về cho gia đình, tiền Việt kiều chuyển về nước đầu tư… tất cả thông qua con đường chính thức như ngân hàng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyển tiền, cá nhân từ nước ngoài mang về nước có khai báo với hải quan.

Nhớ lại vào những năm đầu của thập niên 90 thế kỷ trước, số kiều hối ít ỏi chỉ khoảng 1 tỷ USD gửi về nước không chỉ giúp cho một bộ phận người dân thoát khỏi khó khăn mà còn tạo thêm sức mạnh cho nền kinh tế trong thời kỳ đầu đổi mới. Từ đó đến nay, những cải tiến về chính sách liên quan đến dòng tiền này đã kích thích kiều hối liên tục tăng trưởng. Năm 2000 là 2 tỷ USD, năm 2003 là 2,6 tỷ, năm 2006 lên 4 tỷ, năm 2008 cao nhất với 7,2 tỷ. Sang năm 2009, ngay từ đầu năm các cơ quan quản lý đã dự kiến lượng kiều hối sẽ giảm mạnh do suy thoái kinh tế, nhưng cuối cùng cũng đạt gần 6,3 tỷ USD qua con đường chính thức. Tình hình kiều hối năm nay đang tăng trưởng khả quan. Theo Ngân hàng Nhà nước, chỉ riêng tại TP HCM, tính đến cuối tháng 5/2010 nguồn kiều hối chuyển về thông qua các ngân hàng trên địa bàn thành phố này ước đạt 1,709 tỷ USD, tăng 32,13% so với cùng kỳ năm trước.

Thử làm một bài toán đơn giản. Một trong những nguồn thu quan trọng của chúng ta là xuất khẩu. Theo cách tính của các doanh nghiệp xuất khẩu ngành may thì họ phải bỏ ra 100 USD mới có được 1 USD lợi nhuận. Còn nếu tính theo tỷ suất lợi nhuận trung bình lý tưởng nhất là 10%, để có được khoản “lãi ròng” 6,3 tỷ USD, như kiều hối năm 2009, thì phải cần nguồn vốn đầu tư lên đến 63 tỷ USD, nghĩa là tương đương hai phần ba GDP của chúng ta hiện nay!

Như vậy mới thấy nguồn tiền kiều hối có sức nặng thế nào đối với sự phát triển của kinh tế đất nước. Có thể nói, trong những năm qua nguồn tiền này đã bù đắp gần 50% thâm hụt cán cân thương mại, giúp giảm thiểu rủi ro trong việc huy động vốn cũng như giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài, nhất là vốn ODA vay dài hạn mà con cháu chúng ta phải trả sau này. Và cũng không kém quan trọng là kiều hối đã trực tiếp giúp nhiều gia đình có điều kiện vượt khó, làm giảm mức nghèo đói ở nông thôn bởi phần lớn người đi lao động nước ngoài xuất phát từ đây.

Thế mà lâu nay chúng ta vẫn khá thụ động trước “mỏ vàng kiều hối”, có được bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu. Một vài cải tiến như bãi bỏ thuế, không giới hạn số lượng ngoại tệ được chuyển về, cho thân nhân trong nước nhận tiền bằng ngoại tệ và không bắt buộc phải bán lại cho ngân hàng mà chúng ta gọi là tháo gỡ, chẳng qua cũng là chuyện rất bình thường, nhất là trong tình hình nền kinh tế đô la hóa, không có chủ trương kết hối các nguồn ngoại tệ như hiện nay.

Chính sách tích cực hơn nữa để thu hút ngày càng nhiều lượng kiều hối từ khắp nơi trên thế giới không chỉ dừng lại ở chừng ấy biện pháp. Kinh nghiệm của Ấn Độ cho chúng ta một bài học quý giá.

Khoản kiều hối của hơn ba triệu người Việt Nam ở nước ngoài gửi về nước hàng năm thường được ví von là "mỏ vàng ròng".

Khoản kiều hối của hơn ba triệu người Việt Nam ở nước ngoài gửi về nước hàng năm thường được ví von là "mỏ vàng ròng".

Khi quan hệ giữa Ấn kiều và Chính phủ còn lạnh nhạt, 20 triệu người Ấn ở nước ngoài, với thu nhập bình quân 160 tỷ USD mỗi năm, chỉ gửi về quê 4 tỷ USD. Nhưng từ khi Chính phủ Ấn Độ nỗ lực tiến hành nhiều biện pháp cải thiện mối quan hệ với người Ấn xa xứ, lượng kiều hối đã tăng lên nhanh chóng cùng với sự trở về nước kinh doanh của Ấn kiều: 11 tỷ USD năm 1995, 22 tỷ USD năm 2005 và tăng đến gần 28 tỷ USD vào năm 2007. Đó là chưa kể, từ năm 2005 Ấn kiều cũng đã gửi 32 tỷ USD tiết kiệm vào các ngân hàng Ấn Độ để hưởng lãi suất ưu đãi. Nguồn vốn này, bằng 23% dự trữ ngoại tệ của Ấn Độ, đã giúp cân bằng cán cân thương mại đồng thời ngăn chặn lạm phát hiệu quả.

Ở nước ta, các thống kê cho thấy lượng tiền kiều hối trở lại hệ thống ngân hàng chỉ 10%, một con số quá thấp mà đúng ra Ngân hàng Nhà nước phải có chính sách ưu đãi nhằm thu hút đồng ngoại tệ quý báu này để tăng thêm dự trữ quốc gia, có điều kiện chủ động trong biện pháp điều hành tiền tệ, đồng thời hạn chế các tiêu cực trong đời sống kinh tế xã hội như buôn lậu, đầu cơ, làm giá… Tại sao lại không nghĩ đến việc huy động những “đồng tiền ngọt ngào” này vào ngân hàng với lãi suất ưu đãi hoặc cho các khoản kiều hối được chuyển đổi với tỷ giá cao hơn giá thị trường, bởi đây là những khoản tiền nền kinh tế có được mà không phải mất một khoản đầu tư nào. Và trên tất cả là những chính sách thông thoáng hơn nữa của Chính phủ liên quan đến “một bộ phận không thể tách rời của dân tộc”.

Nhưng cũng xin đừng quên, đối lập với kiều hối là tình trạng “tẩu tán tư bản” đang diễn ra khá phổ biến. Những ai đang gửi tiền ra nước ngoài một cách bất hợp pháp? Chắc chắn không phải là thân nhân của những tấm lòng từ nước ngoài mà phần lớn là những đại gia trong nước đầu tư tương lai cho con cái, những quan tham cần tẩu tán tài sản. Tình trạng chuyển ngân lậu kéo dài sẽ làm cho mỏ vàng kiều hối bị thất thoát. Nhưng hình như các cơ quan chức năng chưa quan tâm bao nhiêu đến vấn đề này.

Nguồn: http://www.tuanvietnam.net/2010-05-31-mo-vang-nao-lon-hon-

This entry was posted in kinh tế. Bookmark the permalink.