Đại diện ngoại giao: tranh chấp Biển Đông có khả năng làm rạn nứt quan hệ Indonesia – Trung Quốc

Quốc kỳ Indonesia.

Quốc kỳ Indonesia.

Các tàu Trung Quốc đi vào vùng biển Indonesia bất hợp pháp ở Biển Đông, đặt ra một thách thức đối với quan hệ song phương giữa Jakarta và Bắc Kinh, một cựu đại diện ngoại giao nói.

Cựu Đại sứ Indonesia ở Trung Quốc, ông Sudrajat, hôm thứ Hai nói rằng, tranh chấp về các hoạt động bất hợp pháp của các tàu Trung Quốc nên được giải quyết ngay lập tức trước khi dấy lên một rạn nứt lớn hơn.

Năm ngoái, sáu tàu đánh cá của Trung Quốc đi vào vùng biển Natuna, lãnh thổ Indonesia ở Biển Đông. Một số báo cáo mật cho biết, các tàu này cũng được trang bị các hệ thống vũ khí, nhưng ông Sudrajat lại ngưng không xác nhận các tin tức.

“Trung Quốc nói rằng vùng biển Natuna ở Biển Đông là lãnh thổ đánh cá truyền thống của họ”, ông Sudrajat, người đã kết thúc nhiệm kỳ làm Đại sứ của mình ở Trung Quốc hồi cuối năm ngoái sau khi làm việc bốn năm, đã nói tại một diễn đàn của Bộ Ngoại giao.

Ông Sudrajat nói rằng Trung Quốc đã không tuyên bố vùng lãnh thổ là của họ, nhưng cả hai nước cần xác nhận biên giới lãnh thổ để tránh có thêm tranh chấp.

Ông cho biết, Trung Quốc đã vẽ đường biên giới hàng hải của họ nhưng để trống việc đòi chủ quyền trên vùng biển Natuna.

Ông Sudrajat nói, cho đến nay vẫn chưa có cuộc đàm phán nào với Trung Quốc về việc kết thúc vụ tranh chấp như thế nào.

Jakarta giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với Việt Nam trong năm 2003 sau các cuộc đàm phán lần đầu tiên năm 1978.

Indonesia và Trung Quốc đã ký hợp tác chiến lược trong năm 2005, đã được chuyển sang nhiều hình thức thỏa thuận, trong số những thỏa thuận khác, [là thỏa thuận về] hợp tác quốc phòng trong năm 2007 và một thỏa thuận dẫn độ vào năm 2009. Trung Quốc và Indonesia cũng có các thỏa thuận thương mại tự do thuộc ASEAN, thỏa thuận dự kiến đẩy mạnh con số thương mại song phương ở mức $30 tỷ đô la trong năm 2008.

Bên cạnh tranh chấp tàu bè [đi vào vùng biển] bất hợp pháp, vấn đề hoạt động Pháp Luân Công và các viên chức Đài Loan ở Indonesia có thể đặt quan hệ song phương ở mức nguy hiểm, ông Sudrajat nói.

Chính phủ Trung Quốc xem Pháp Luân Công như là một phong trào chính trị bất đồng, mặc dù nhóm này được biết đến ở đây như là một nhóm tinh thần với ảnh hưởng rất ít.

Indonesia công nhận chính sách một Trung Quốc và Jakarta không có bất kỳ quan hệ ngoại giao nào với Đài Loan mặc dù sau này [Đài Loan] có một văn phòng thương mại ở Jakarta.

Ông Hazairin Pohan, cựu Đại sứ Indonesia tại Ba Lan cũng đã phát biểu tại phiên họp hôm thứ hai.

Ông Hazairin cho biết Indonesia và Ba Lan có thể nâng cao quan hệ, thông qua sự hợp tác trong các lĩnh vực công nghiệp quốc phòng khi Indonesia phải đối mặt với những khó khăn về tài chính trong việc nâng cấp vũ khí quân sự cũ kỹ của họ.

Ông nói rằng việc thực hiện tín dụng xuất khẩu từ Chính phủ Ba Lan để tài trợ việc mua các thiết bị quân sự và phi quân sự chỉ thực hiện một phần đang chờ sự chấp thuận của Hạ viện Indonesia và văn kiện pháp lý để tạo điều kiện chuyển giao công nghệ từ Ba Lan đến Indonesia theo kế hoạch tín dụng xuất khẩu.

Ba Lan phân bổ hai giai đoạn tín dụng xuất khẩu; giai đoạn đầu từ 2004-2006 với tổng cộng $145 triệu đô la và giai đoạn hai từ năm 2006-2007, tổng cộng $260 triệu đô la.

Ngọc Thu dịch

Dịch từ: http://www.thejakartapost.com/news/2010/05/25/south-china-sea-dispute-a-potential-rift-richina-ties-envoy.html

This entry was posted in Hoàng Sa, Ngoại Giao, Trường Sa and tagged . Bookmark the permalink.