Phản hồi của bạn đọc
Trong ngày 24-8-2016, BVN có đăng bài Ai có thể tìm xuất xứ bài này đã từng đăng trên báo Việt Nam? cậy nhờ bạn đọc tìm giúp đường link của một câu chuyện cách đây đã lâu, có ý nghĩa nhân văn rất cao, góp phần vào giáo dục quan trí ở Việt Nam, mà người gửi bài cho chúng tôi chỉ nhớ nội dung còn thì quên mất xuất xứ. Chúng tôi có mấy lời đề dẫn: “Nhân bài dịch của Kỹ sư Đặng Đình Cung Ăn cắp vì đói đăng trên BVN hôm qua, một độc giả gửi cho bài dưới đây, đã từng đăng trên một tờ báo mạng lề phải nhưng ông quên mất xuất xứ, với mong muốn tiếp tục khơi thông quan trí – ở đây là các loại thẩm phán, quan tòa – của Nhà nước Việt Nam. Chúng tôi xin đăng lên để đáp ứng ý nguyện tốt đẹp của ông, và cũng mong bạn đọc xa gần ai biết thì cung cấp cho chúng tôi xuất xứ gốc của một bài viết rất đáng được quan tâm, một bài viết về một việc rất đỗi bình thường – một câu chuyện của lương tâm quan tòa – mà hình như ở nước nào cũng có thể tìm được dẫn chứng tương tự, trừ Việt Nam và các thể chế cùng loại hình với nó” (xin xem ở đây). Bài viết đăng lên được 2 ngày, nào ngờ đã có kết quả vượt xa trông đợi. Bạn Manh Hung Dao gửi lá thư đầu tiên, cho biết chuyện kể nói trên được đăng trên trang Vui khỏe ấm no vào ngày 19-4-2012 dưới đầu đề Pháp lý và công lý do Phạm Văn Chính sưu tầm. Đường link như sau: http://vuikhoeamno.com/phap-ly-va-cong-ly/ Sau lá thư của Manh Hung Dao, chúng tôi lại nhận tiếp thư của bạn Nguyên Thắng, gửi cho đường link bản gốc câu chuyện bằng tiếng Indonesia, đăng trên trang mạng Kaskus (kaskus.co.id) ngày 21-10-2011, đầu đề Kasus Nenek Curi Singkong: http://www.kaskus.co.id/thread/51347aba7b12439440000003/kasus-nenek-curi-singkong/ Xem xét vào văn bản mới biết đây quả là một câu chuyện có thật (kisah nyata), xảy ra ở Indonesia trong năm 2011. Tên vị Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa là Marzuki. Bài báo còn có in kèm ảnh bà cụ già đang đứng trước tòa với khuôn mặt nhàu nhĩ, và có cả ảnh của Siddharta Moersjid, phát ngôn viên của Tập đoàn Bakrie Group, sở hữu khu vườn sắn nơi cụ đến ăn trộm một vài củ sắn. Một ngày sau lá thư của Nguyên Thắng, chúng tôi lại nhận tiếp phản hồi của bạn Nguyen Binh Nguyen: “Tôi không biết đã có ai thông báo cho Bauxite Việt Nam về lời kêu gọi của BBT chưa? Tôi cho rằng mình đã tìm được bài báo đăng trên báo ‘quốc doanh’ thực rồi. Đó là báo Công lý – cơ quan của Tòa án nhân dân tối cao. Bài đăng ngày 20-2- 2014, trong mục ‘Câu chuyện cuối tuần’: Phán xét công bằng“. Dựa vào các số liệu trong thư, BBT đã dò tìm trên mạng, và tìm ra đường link dẫn tới truyện Phán xét công bằng của Mạc Nhân đăng trên trang Công lý: http://congly.com.vn/gioi-tre/cau-chuyen-cuoi-tuan-phan-xet-cong-bang-75712.html Thật là thú vị! Tuy vậy, khi đem ra so sánh thì có một điều không ngờ: chuyện Phán xét công bằng ký tên tác giả Mạc Nhân và chuyện Pháp lý và công lý do Phạm Văn Chính sưu tầm và công bố trên trang Vui khỏe ấm no đã dẫn, thực ra… chỉ là một, trừ đầu đề là có khác. Tính theo ngày tháng, phải thừa nhận văn bản do Phạm Văn Chính sưu tầm là bản tiếng Việt có trước, vì thế ở đây xin được dùng bản ấy mà tạm gác lại bản Mạc Nhân. Lại một ngày sau nữa, bạn Mai Văn Thành ở Mỹ gửi đến chúng tôi đường link bản chuyển ngữ tiếng Anh của câu chuyện ở Indonesia, đăng trên trang The Muslim Times ngày 19-3-2012: https://themuslimtimes.info/2012/03/19/indonesian-judge-sentences-grandmother-to-2-12-years-in-jail-for-stealing-casava-and/ Theo chúng tôi, đây có lẽ mới chính là bản gốc chuyển dẫn tới bản tiếng Việt chúng ta có hiện nay (ra đời sau ngày 19-3-2012 đúng một tháng), bởi bản tiếng Indonesia vẫn còn nguyên dạng một bản tin, có cả phần lên tiếng của Tập đoàn Bakrie Group (sở hữu khu vườn sắn) sau phiên tòa, chứ chưa tước bỏ các chi tiết để thành một câu chuyện gọn ghẽ chấm dứt ở kết thúc có hậu. Vậy là nhờ tấm lòng ân cần của bạn đọc, chúng tôi đã tìm được đầy đủ cả bản gốc và bản lược thuật sang tiếng Anh cũng như sang tiếng Việt câu chuyện cảm động và bất ngờ về một phiên tòa có thực ở Indonesia cách đây đúng 5 năm. Để đáp lại thịnh tình của quý bạn, dưới đây, chúng tôi xin đăng lại chuyện “Pháp lý và công lý” vào mục “Thư giãn Chủ nhật 28-8-2016”, có kèm theo nguyên gốc tiếng Indonesia và chuyển ngữ tiếng Anh, để một lần nữa nhắc nhở nhau về vấn nạn “quan trí” của Việt Nam – mà cụ thể ở đây là đám quan chức của bộ máy tòa án trong đó có những người làm công việc điều tra, khởi tố, có các vị thẩm phán, quan tòa – đang rất cần báo động thậm chí báo động đỏ. Hẳn không ai không nghĩ rằng, cũng như việc công an tự tung tự tác đàn áp, bắt bớ dân chúng một cách vô tội vạ, nếu ĐCS không sớm tìm ra biện pháp cứu gỡ thì sự bê bối phi nhân ở các phiên tòa trên không ít địa bàn trong nước sẽ không chỉ là tai vạ tày đình cho người lương thiện, mà diện mạo của thể chế chắc chắn sẽ mang thêm những vết lấm lem trong con mắt thế giới. Bauxite Việt Nam |
Pháp lý và công lý
(Đây là 1 câu chuyện có thật tại Indonesia)
Trong phòng xử án, chủ tọa trầm ngâm suy nghĩ trước những cáo buộc của các công tố viên đối với một cụ bà vì tội ăn cắp tài sản. Bà bị buộc phải bồi thường 1 triệu Rupiah. Lời bào chữa của bà về lý do ăn cắp vì gia đình bà rất nghèo, đứa con trai bị bênh, đứa cháu thì suy dinh dưỡng vì đói. Nhưng ông chủ quản lý khu vườn trồng sắn nói bà ta cần phải bị xử tội nghiêm minh như những người khác.
Thẩm phán thở dài và nói :” Xin lỗi, thưa bà…” – Ông ngưng giây lát, nhìn ngắm bà cụ đói khổ “Nhưng pháp luật là pháp luật, tôi là người đại diện của Pháp luật nên phải xử nghiêm minh. Nay tôi tuyên phạt bà bồi thường 1 triệu Rupiah cho chủ vườn sắn. Nếu bà không có tiền bồi thường, bà buộc phải ngồi tù 2 năm rưỡi”.
Bà cụ run run, rướm nước mắt, bà đi tù rồi thì con cháu ở nhà ai chăm lo. Thế rồi ông thẩm phán lại nói tiếp: “Nhưng tôi cũng là người đại diện của công lý. Tôi tuyên bố phạt tất cả những công dân nào có mặt trong phiên toà này 50.000 Rupiah vì sống trong một thành phố văn minh, giàu có mà lại để cho một cụ bà ăn cắp vì cháu mình bị đói và bệnh tật”. Nói xong, ông cởi mũ của mình ra và đưa cho cô thư ký “Cô hãy đưa mũ này truyền đi khắp phòng và tiền thu được hãy đưa cho bị cáo”.
Cuối cùng, bà cụ đã nhận được 3,5 triệu Rupiah tiền quyên góp, trong đó có cả 50.000 Rupiah từ các công tố viên buộc tội bà, một số nhà hảo tâm khác còn trả giúp 1 triệu Rupiah tiền bồi thường, bà lão run run vì vui sướng. Thẩm phán gõ búa kết thúc phiên toà trong hạnh phúc của tất cả mọi người.
Đây là một phiên tòa xử nghiêm minh và cảm động nhất mà tôi được biết, vì tất cả chúng ta đều phải chịu trách nhiệm với cuộc sống xung quanh chúng ta, vị thẩm phán đã không chỉ dùng luật pháp mà còn dùng cả trái tim để phán xét.
Sưu tầm
Phạm Văn Chính
Bản gốc:
1. Kasus Nenek Curi Singkong
Juru Bicara Grup Bakrie, Siddharta Moersjid.
Kasus tahun 2011 lalu di Kabupaten Prabumulih, Lampung (kisah nyata). Di ruang sidang pengadilan, Hakim Marzuki duduk tercenung menyimak tuntutan Jaksa Penuntut Umum terhadap seorang nenek yang dituduh mencuri singkong. Nenek itu berdalih bahwa hidupnya miskin, anak lelakinya sakit, cucunya lapar. Namun, manajer PT Andalas Kertas (Bakrie Group) tetap pada tuntutannya, agar menjadi contoh bagi warga lainnya.
Hakim Marzuki menghela nafas, dia memutus di luar tuntutan Jaksa Penuntut Umum, “Maafkan saya,” katanya sambil memandang nenek itu. “Saya tak dapat membuat pengecualian hukum, hukum tetap hukum, jadi Anda harus dihukum. Saya mendenda Anda Rp1 juta dan jika Anda tidak mampu bayar, maka Anda harus masuk penjara 2,5 tahun, seperti tuntutan Jaksa Penuntut Umum.”
Nenek itu tertunduk lesu, hatinya remuk redam. Sementara itu, Hakim Marzuki mencopot topi toganya, membuka dompetnya kemudian mengambil dan memasukkan uang Rp1 juta ke topi toganya serta berkata kepada hadirin.
“Saya atas nama pengadilan, juga menjatuhkan denda kepada tiap orang yang hadir di ruang sidang ini sebesar Rp50 ribu, sebab menetap di kota ini, yang membiarkan seseorang kelaparan sampai harus mencuri untuk memberi makan cucunya. Saudara Panitera, tolong kumpulkan dendanya dalam topi toga saya ini, lalu berikan semua hasilnya kepada terdakwa,” kata dia.
Sampai palu diketuk dan Hakim Marzuki meninggalkan ruang sidang, nenek itu pun pergi dengan mengantongi uang Rp3,5 juta, termasuk uang Rp50 ribu yang dibayarkan oleh manajer PT Andalas Kertas yang tersipu malu karena telah menuntutnya. Sungguh sayang kisahnya luput dari pers.
Bakrie tidak mengakui (1)
Kelompok Usaha Bakrie maupun keluarga Bakrie menegaskan bahwa mereka sama sekali tidak terkait secara langsung maupun tidak langsung dengan sengketa dan atau kasus PT Andalas Kertas versus seorang nenek tua, sebagaimana yang beredar di media sosial dan sejumlah blog semenjak kemarin.
Dalam cerita yang disebarkan lewat media sosial dan blog itu dikisahkan bahwa seorang nenek tua di Prabumulih Lampung bersengketa dengan PT Andalas Kertas. Si nenek diseret ke pengadilan lantaran mencuri singkong. Disebutkan pula bahwa PT Andalas Kertas adalah milik Grup Bakrie.
Juru Bicara Grup Bakrie, Siddharta Moersjid, menegaskan bahwa perusahaan itu sama sekali tidak terkait dengan usaha PT Andalas Kertas itu.
“Sejak berdiri 70 tahun silam, Kelompok Usaha Bakrie (Grup Bakrie) belum pernah sama sekali bergerak atau menjalankan bisnis di bidang industri kertas dan pulp,” kata Siddharta Moersjid, dalam keterangan tertulisnya kepada media massa di Jakarta, Rabu 8 Februari 2012.
Dia juga menegaskan bahwa Grup Bakrie sama sekali tidak pernah menjalankan usaha apa pun, dalam bentuk badan usaha dan atau badan hukum apapun atas nama PT Andalas Kertas.
Siddharta menambahkan bahwa ulasan dan cerita yang menyebutkan bahwa PT Andalas Kertas merupakan perusahaan milik Grup Bakrie adalah kabar bohong dan rekaan belaka. “Saya tegaskan, sekali lagi, itu tidak benar dan menyesatkan,” katanya.
SUMBER : http://bisnis.news.viva.co.id/news/r…k-grup-bakrie-
(1) từ tiểu mục này trở xuống là phần trao đổi về pháp lý của đại diện chủ sở hữu khu vườn sắn với công luận ở phía sau phiên tòa, vượt khỏi phạm vi câu chuyện kể xúc động ban đầu, nên không được lược thuật trong bản tiếng Việt và tiếng Anh – BVN.
2. Indonesian Judge sentences Grandmother to 2 1/2 years in jail for stealing Casava, and …
A true court case in Prabumulih, Lampung, Indonesia, in 2011:
A grandmother pleaded that she stole some cassava because her sick son and grand son were hungry.
The judge looked at the claimant, Pr Andalas, but he insisted that the case should go forward.
The judge then looked at the old women and stated:
“I cannot change the law. Consequently I sentence you to a fine of one million Rupias,
or, in case you cannot pay it, to 2 1/2 years in prison.”
The Grandma was bowed, her heart crushed, while the judge Marzuki removed his cap, opened his pocket and then took his wallet and put 1 million rupiah into his hat and addressed the people in the court:
‘I on behalf of the court, herewith fine each one attending this hearing 50’000 Rupiah, for settling in this city and allowing someone living here to starve so that she is forced to steal to feed her children and grand children.’
Three and a half million Rupia were collected. The fine of one million was paid and the Grandmother went home with the balance.
(True Story!) see: http://ragiel.pun.bz/nenek-curi-singkong-dan-hakim-hebat.xhtml