Nghị sĩ Đức ông Patzelt muốn vào tù thăm Anh Ba Sàm trong thời gian sớm nhất có thể

Từ ngày 03.08.2016 trên trang web chính thức của Quốc hội CHLB Đức có đăng bài thông tin mang tựa đề “Ông Patzelt tranh đấu cho blogger Việt Nam” (xem ở đây). Bài được giới thiệu ngay đầu trang nhất (trang chủ – home):

clip_image002

Sau đây là bản chuyển ngữ bài thông tin trên trang web chính thức của Quốc hội CHLB Đức:

Nghị sĩ Patzelt tranh đấu cho blogger Việt Nam

Hồi đầu năm nay ông Nguyễn Hữu Vinh đã bị kết án 5 năm tù. Khi phiên tòa diễn ra, nghị sĩ Quốc hội Liên bang Đức ông Martin Patzelt (đảng CDU/CSU) đã có mặt tại chỗ ở Việt Nam. Trong khuôn khổ chương trình “Nghị sĩ quốc hội bảo vệ nghị sĩ quốc hội” của Quốc hội Liên bang Đức [chú thích của người dịch: chương trình này đã được mở rộng để bảo vệ cho cả cho những Người Bảo vệ Nhân quyền trên thế giới chứ không riêng gì cho các vị dân cử] ông Patzelt tiếp tục tranh đấu cho nhà hoạt động nhân quyền này. “Vì thật ra ông Nguyễn Hữu Vinh chỉ làm những gì mà thuộc về quyền cơ bản của công dân trong một nước dân chủ”, ông Patzelt nói. “Ông Vinh làm cho dư luận chú ý trong dư luận về những sự việc mà theo quan điểm của ông nó sai trái”.

Dùng blog để phê bình nhà nước

Với bút danh Anh Ba Sàm ông phê bình nhà nước trên trang blog của ông. Trước đó ông là một sĩ quan công an. Từ trải nghiệm của một người trong lòng chế độ ông có cách nhìn riêng về những sự việc. Vì quá khứ đó mà ông cũng bị thù địch với nghi ngờ ông là an ninh đội lốt hoạt động đấu tranh, nhưng nhiều nhà hoạt động dân chủ đã đứng ra bênh vực ông làm cho ông trở nên đáng tin cậy hơn.

Nhưng trong mắt của bộ máy nhà nước, nói chung ông chỉ trích phê phán quá nhiều. Năm 2014 ông đã bị bắt cùng với một nữ cộng sự vì 24 bài viết trên hai blog bị gán là bất hợp pháp. Blogger nổi danh này đã nhanh chóng nhận được sự hỗ trợ của quốc tế, riêng nước Đức ông Vinh được bảo trợ trong chương trình “Nghị sĩ quốc hội bảo vệ nghị sĩ quốc hội” của Quốc hội liên bang Đức. Khi đó ông Patzelt được thỉnh cầu đứng ra nhận lời bảo trợ cho ông Vinh. “Tôi đảm nhiệm công việc làm báo cáo viên của vùng Đông Nam Á cho đảng của tôi trong Ủy ban nhân quyền của Quốc hội Liên bang Đức. Tôi nghĩ là phù hợp”, ông Patzelt kể lại.

“Vui mừng, nếu tôi có thể làm được việc gì cụ thể”

Trong Ủy ban nhân quyền tôi nhận được tin về những nỗi bất hạnh thường xuyên xảy ra trên thế giới, đó là một sự thúc đẩy lớn đối với tôi”. Nó sẽ là gánh nặng gấp đôi, nếu ông Patzelt có cảm giác bất lực không thể làm gì giúp ích được. “Tôi vui mừng, nếu có thể làm được việc gì cụ thể ở chỗ này hay ở chỗ kia”. Thí dụ ông đã nhận hai người Eritrea tỵ nạn, đem họ về ở chung trong nhà riêng của ông, và giới thiệu họ cũng như những người tỵ nạn khác đi làm thực tập ở những doanh nghiệp trong vùng của ông. Còn trên phương diện nghề nghiệp ông hiện đang dấn thân cho Nguyễn Hữu Vinh.

Khi nghe được trường hợp Anh Ba Sàm, trước tiên ông đã hẹn gặp nói chuyện với bà Hà vợ ông Vinh. “Đầu tiên bà Hà đã rất xúc động, vì có người lắng nghe và có người nước ngoài ở một địa vị cao mà quan tâm đến chuyện của mình”, ông Patzelt nói. Trong thời điểm đó thời gian tối đa luật pháp cho phép giam giữ điều tra đã bị vượt quá hạn. Có sáu luật sư lo cho vụ án này, gia đình phải đi vay tiền để trả tiền thù lao cho luật sư. “Những nhà độc tài luôn luôn tìm cách để nó trông không giống như là một vụ xét xử chính trị”, ông Patzelt giải thích. Chính ông Patzelt là người sống và lớn lên trong chế độ cộng sản Đông Đức. Blogger Anh Ba Sàm cần được tư vấn nhiều về những điểm như luật hình sự, luật tố tụng và trong những vấn đề chính trị cũng như những việc khác.

clip_image004

Lê Thị Minh Hà (bên trái) vợ của blogger Nguyễn Hữu Vinh đang bị cầm tù ở Việt Nam và

ông Martin Patzelt (bên phải) trước cổng tòa án nhân dân Hà Nội

Biểu tình ở Hà Nội

Tháng ba năm 2106 ông Patzelt bay đến Hà Nội, thủ đô Việt Nam. Trong thời điểm lúc đó, ông không được trả lời câu hỏi, ông có được tham dự phiên tòa với tư cách quan sát viên hay không, mặc dù mấy tháng trước ông đã viết thư hỏi chính phủ Việt Nam. Lời từ chối ông chỉ nhận được, khi ông đã đặt chân đến Hà Nội rồi. Ông Patzelt quyết định, sẽ làm những gì tốt nhất trong tình huống đó. Tôi ở lại, đứng trước cổng tòa án. Tôi muốn thể hiện – mặc dù bằng một cách thức rất bất lực – rõ ràng rằng, tôi theo dõi phiên tòa.

Hai tiếng đồng hồ tôi đứng trước cổng tòa án cùng với những nhà tranh đấu dân chủ, biểu tình và trả lời phỏng vấn của truyền thông quốc tế. “Cái đó đã cho thấy có tác dụng, công an đã để yên cho những nhà tranh đấu cho dân chủ biểu tình”, ông Patzelt cho biết. Khi ông Patzelt đi nghỉ trưa, thì lực lượng an ninh can thiệp vào.

Ông Patzelt phê bình phiên tòa xét xử không công bằng

Phiên tòa xét xử mà ông được nghe kể lại là diễn tiến không công bằng. “Những luật sư không thể trình bày tất cả những bằng chứng, tòa án không đề cập đến những bằng chứng được đưa ra”, ông Patzelt nói. Một nữ nhân chứng gỡ tội không được mời ra cung khai trước tòa. Ông Patzelt tìm cách nói chuyện với những đại diện của Viện Kiểm sát Nhân dân, nhưng họ không quan tâm đến một cuộc gặp nói chuyện với nhau. Ông Patzelt đã trao đổi ý kiến cặn kẽ với những nhà hoạt động cho dân chủ về việc này.

Ông Patzelt muốn tiếp tục theo đuổi vụ này. “Công việc của tôi hiện nay là giữ liên lạc với với vợ ông Vinh và những luật sư và hỏi, tôi có thể giúp đỡ như thế nào”. Về việc này ông Patzelt gợi ý không những có thể hỗ trợ về tinh thần mà cả vật chất nữa. “Có lẽ ông Vinh cần thuốc men”, ông Patzelt nêu ra một thí dụ. Ngoài ra ông Patzelt muốn vào tù thăm Nguyễn Hữu Vinh trong thời gian sớm nhất như có thể.

Đặng Hà chuyển ngữ

Dịch giả gửi BVN.

This entry was posted in Nhân Quyền. Bookmark the permalink.