Năm 2009 Kiến nghị của 3 trí thức gửi đến Nhà nước và Quốc hội Việt Nam yêu cầu đình chỉ ngay dự án khai thác bauxite Tây Nguyên ký kết với Tàu với 4 lý do được phân tích sát sườn: sẽ thua lỗ nặng về kinh tế, sẽ rất nguy hiểm cho an ninh, sẽ phá hoại khủng khiếp về môi trường, sẽ làm tan nát nền văn hóa cổ truyền quý giá của mảnh đất Tây Nguyên. Kiến nghị gửi lên CP và QH có đến mấy ngàn người cùng ký, nhưng ông Nguyễn Phú Trọng thì một mực lặng thinh, còn ông Nguyễn Tấn Dũng lấy cớ đây là chủ trương của Đảng nên phớt lờ tiếng nói của trí thức, nhân sĩ và dân chúng, cứ cho tiến hành dự án, sau khi đã sai một vị có tên Lê Dương Quang đại diện cho TKV ra giữa Quốc hội chửi bới hàng ngàn người ký kiến nghị bằng những lời thô tục, đồng thời để đe dọa cả giới trí thức, ông TT còn cho Bộ CA tiến hành thẩm vấn một trong ba người khởi xướng kiến nghị ròng rã trong 22 ngày. Thật ra, thực chất của việc không thể đình việc triển khai dự án chỉ bởi một lý do duy nhất: ông đảng trưởng Nông Đức Mạnh khi ấy đã ký với Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào 2 văn bản tuân thủ khai thác bauxite cung cấp cho chúng sử dụng, nên bị trói vào hiệp ước, há miệng mắc quai, hoặc cũng có thể là há miệng thì bị “cái bánh” quá ngon ngọt của Tàu Cộng – ấy là nói một cách hình tượng cho dễ hiểu – làm cho ngẹn ứ. Vì thế mà cả dân tộc đã phải còng lưng gánh lấy nỗi nhục bauxite Tây Nguyên mà ai cũng biết đây chỉ là mưu thâm của lũ sói Đại Hán muốn có thêm một cơ hội dìm đất nước vào vũng bùn ngày càng ngập tới cổ, chứ chưa chắc chúng đã thiết tha với thứ quặng bauxite gibbsite với hàm lượng goethite lớn rất khó phân giải của nước ta. Tuân thủ ý đồ của quân xâm lược bằng mọi giá bất chấp lòng dân ly tán, xã hội hỗn loạn, đạo đức suy thoái, môi trường nát tan. Đố kỵ đến bất hợp tác với trí thức khiến kinh tế, văn hóa, giáo dục của cả nước mỗi lúc một tụt dốc, không còn nhiều hy vọng nhìn thấy chút ánh sáng ở cuối đường hầm. Cả một dân tộc đã cạn kiệt lòng tin để trở lại quy tụ thành một sức mạnh thống nhất. Giờ đây, khi dự án Formosa làm chết cả một vùng biển miền Trung dài đến hơn 200 km khiến ngư dân miền Trung đói dài và ai nấy rối lòng trong suốt ba tháng qua chưa biết tính cách nào, thì một sự cố khác của nhà máy bauxite Nhân Cơ là hồ chứa bùn đỏ vừa vỡ lại đang có nguy cơ trở thành một Formosa thứ hai ập xuồng đầu cả nước, xin được hỏi ông Nguyễn Phú Trọng: đã 75 năm nay Đảng Cộng sản tự giành lấy cái quyền lãnh đạo 90 triệu người Việt mặc dù không ai bầu cả, và đảng các ông cũng không cho một ai được chia phần trách nhiệm, vậy ông Đảng trưởng liệu còn kế gì hơn để cứu dân cứu nước trong tình thế nước sôi lửa bỏng hiện tại, ngoài việc tiếp tục ôm lấy “4 tốt và 16 chữ vàng” cốt vay cho trót lọt khoản này rồi khoản nọ mang về cho một lũ âm binh – với một đống bằng dỏm và những cách phô trương ngôn từ thiếu nền tảng văn hóa tối thiểu – chia nhau đập phá (ăn đến gần thủng nồi trôi rế cái nước Việt mà 4000 năm nay lũ dân ngu khu đen chúng tôi vẫn cố công gìn giữ), xin ông hãy nói ra cho bàn dân thiên hạ được biết, kể cả việc vận dụng sách vở thánh hiền là chủ nghĩa Mác-Lê cũng cứ tốt, chúng tôi xin rửa tai thỉnh ý ông. Bauxite Việt Nam |
Liên quan đến dự án Bauxite Tây Nguyên, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng hành động của Vinacomin và Bộ chủ quản là “cố đấm ăn xôi”, tội vạ đâu nhân dân và đất nước chịu.
Giật gấu vá vai
Trao đổi với phóng viên về nội dung của báo cáo dự án bauxite Tây Nguyên trình Ủy ban giám sát Quốc hội của Bộ Công thương, chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan cho rằng, con số lỗ trong báo cáo gửi đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây của Bộ Công thương, dù đã rất cao nhưng vẫn chỉ là con số đã được làm đẹp, còn con số thực tế theo bà còn cao hơn thế.
“Tôi rất thất vọng với thái độ của Bộ Công thương. Bởi vì mọi tính toán ngay từ đầu đã cho thấy là dự án chỉ có lỗ thôi, không thể nào có lãi được.
Hai nữa là nó đòi hỏi tốn kém không biết bao nhiêu là chi phí hạ tầng phục vụ mình nó.
Ba là hậu quả về mặt môi trường cũng rất nặng nề.
Bốn nữa là nền tảng văn hóa Tây Nguyên, cuộc sống của người dân Tây Nguyên đã và sẽ bị đảo lộn.
Năm nữa là vấn đề lao động Trung Quốc. Bao nhiêu vấn đề như thế, nhưng mà người ta quyết tâm làm, lao vào làm”.
Bình luận về việc Bộ Công thương kết luận “xây dựng hai khoang bùn đỏ đầu tiên an toàn quá mức cần thiết”, từ đó đề xuất giảm chi phí đầu tư hồ bùn đỏ, bà Phạm Chi Lan cho rằng “Vinacomin và Bộ chủ quản đang giật gấu vá vai, đẩy cái rủi ro về thua lỗ kinh tế của doanh nghiệp sang thành rủi ro về an toàn cuộc sống cho người dân gánh chịu, đó là hành động không thể chấp nhận được của người làm quản lý”.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan
“Dù trước nay chưa xảy ra sự cố, nhưng không ai có thể nói chắc được là sẽ nó không bao giờ xảy ra, mà có xảy ra thì cũng không thấy nói sẽ có phương án xử lý như thế nào. Nếu Quốc hội đồng thuận thì chẳng khác gì tiếp tay, tạo tiền lệ cho doanh nghiệp phá hỏng môi trường”.
“Xúc tài nguyên lên bán mà cũng lỗ thì xúc làm gì? Quyết tâm làm tới cùng như thế là không thể hiểu nổi nếu đứng trên logic bình thường” – Bà Phạm Chi Lan thẳng thắn.
Tư duy nhiệm kỳ
Nhiều chuyên gia kinh tế, chuyên gia khoáng sản đều cho rằng quyết định “đâm lao nên phải theo lao” của Vinacomin và bộ chủ quản khi kiên trì tiếp tục làm 2 dự án Bauxite, về mặt kinh tế học là điều vô cùng khó hiểu.
Theo báo cáo của Bộ Công thương lên Ủy ban giám sát của Quốc hội, nhà máy alumin Nhân Cơ sẽ lỗ từ năm 2015 đến tận năm 2020. Riêng dự án alumin Tân Rai, (với 70% tổng vốn – khoảng hơn 10.790 tỉ đồng là vốn vay nước ngoài) sẽ lỗ đến năm 2015, với mức lỗ từ 176-258 tỉ đồng/năm.
Thế nhưng những con số này vẫn được lãnh đạo Bộ cho là bình thường trong giai đoạn đầu, về lâu dài dự án vẫn có hiệu quả kinh tế.
“Đối với Vinacomin, họ hoàn toàn yên tâm rằng Nhà nước sẽ bảo lãnh, họ không trả được thì Nhà nước sẽ trả. Nên kinh doanh có thua lỗ thì nhà nước sẽ trả, hơn nữa đây là dự án của Nhà nước, Nhà nước chủ trương, Nhà nước phê chuẩn. Nói cho cùng doanh nghiệp chả có trách nhiệm gì đâu về tài chính.
Thì như lâu nay đấy thôi! Doanh nghiệp lỗ thì Nhà nước tìm cách giãn nợ, giãn nợ rồi mà vẫn không trả hết được thì lại phải xóa nợ đi.
Doanh nghiệp nhà nước vay nước ngoài không trả được thì Nhà nước lại đứng ra trả. Thế nên có lẽ là họ không lo gì cả, đây là dự án gây nhiều tranh cãi đến thế mà Nhà nước vẫn cho làm cơ mà.”. “Mà nói cho cùng, còn là vì thời gian của dự án rất dài. Đến lúc không thể che giấu nợ nần thua lỗ được nữa thì họ cũng nghỉ cả rồi!” – Bà Phạm Chi Lan cảm thán.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh từng nhiều lần cho rằng, nếu Bộ và Vinacomin muốn tiếp tục mà thua lỗ thì phải có người chịu trách nhiệm cá nhân trước Quốc hội, trước nhân dân về hiệu quả của đồng vốn đã bỏ ra, bao gồm cả trách nhiệm về mặt tài chính, về mặt hành chính, thậm chí là trách nhiệm hình sự, chứ không cứ “lỗi của tập thể” được.
“Phải quy và giao trách nhiệm từ đầu, cho dù kể cả khi thua lỗ nặng, họ chưa chắc còn ngồi ở đó mà chịu trách nhiệm”.
Tuy nhiên, bà Phạm Chi Lan nhận định với cơ chế như hiện nay thì rất khó để làm việc đó, bởi “Nhìn vào dự án bauxite Tây Nguyên, những cái gọi là “tư duy nhiệm kỳ”, “lợi ích nhóm” đều có cả.
Nếu không thì người ta cũng chưa chắc đã quyết tâm đến như vậy. Rút cục hệ quả là người dân phải gánh nợ và chỉ có lịch sử phán xét đúng sai thôi!”
Bộ Công thương đề xuất:
Thay vì đóng phí bảo vệ môi trường 30.000-50.000 đồng/m3, xin giảm phí môi trường cho bauxite xuống chỉ còn 4.000-10.000 đồng/tấn, trước mắt chỉ áp dụng mức 4.000 đồng/tấn bauxite (tương đương 7.000 đồng/m3).
Sẽ chỉ đền bù chi phí theo hình thức “mượn đất” rồi trả lại sau khi dự án hoàn thành, không bồi thường đất, chỉ bồi thường những tài sản như cây trồng, nhà cửa trên đất.
Bộ cũng cho rằng bauxite cần được cho hưởng thuế giá trị gia tăng bằng 0%.
Theo Tri thức Trẻ
Nguồn: http://phununews.vn/bauxite-tay-nguyen-co-dam-an-xoi-256606.html