Vay tiền Trung Quốc làm đường cao tốc Vân Đồn-Mông Cái hay là muốn mở đường cho giặc dễ tràn vào cướp nước (1)

Đỗ Minh Tuấn

Hóa ra lại là Bộ GTVT nơi đang muối dưa ăn dần cái Dự án đường tàu cao tốc trên cao vay tiền TQ đội giá gấp ba lần mà có người đã tính ngàn năm sau tiền thu từ bán vé cũng không trả hết cả gốc và lãi. Âm mưu trấn yểm cố ý cho con đường vòng qua những chỗ linh thiêng của đất nước nơi chôn xác bọn Tàu xâm lựợc ngày xưa như khu vực Gò Đống đa, đường Nguyễn Trãi, khu mộ Kinh Dương Vương… ai cũng thấy rõ nhưng cả lũ vẫn làm ngơ vay tiếp làm con đường mới chưa cần thiết để mở đường cho giặc Trung Quốc dễ tràn vào cướp nước. Cái kế hoạch trấn lột của con cháu, mở đường đón giặc vào nhà của bọn quỷ “tư bản thân hữu” thấp thoáng dấu vết cái đường dây đưa Formosa vào Việt Nam thật trắng trợn, nhơ bẩn mà đại đa số nhân dân Việt Nam căm giận, lo âu và phỉ nhổ. Trên báo Dân trí có mục thăm dò ý kiến về dự án um sùm này đã có hơn 98% người phản đối. Vậy chúng nó cứ cố đấm ăn xôi thì dân sẽ để yên sao?

Sự tham lam coi thường lòng dân, coi thường vận mạng đất nước, coi thường tương lai con cháu của nhóm lợi ích này đã làm bẩn cả kỳ họp đầu tiên của Quốc hội, khi tạo ra tình huống giống như có kẻ ngậm nước bọt Trung Quốc nhổ vào kỳ họp mà nhân dân đang hào hứng theo dõi này. Khóa QH trước Tập Cận Bình đã nhổ nước bọt vào Micro phòng Diên Hồng, làm bẩn cả biểu tượng dân chủ rực rỡ của cha ông. Nay bọn Trung Quốc giấu mặt lại truyền nước bọt qua các nhóm tư bản thân hữu cộng sinh với chúng để bọn này nhổ vào ekip lãnh đạo mới ngay sau khi họ thực hiện lời thề nguyện thiêng liêng. Thật đáng tiếc cho sự trong trắng thiêng liêng của Nhà Quốc hội, vừa mới mở tiệc mừng tương lai hứa hẹn với ekip mới ít nhiều khác biệt đã phải dọn rác của các nhiệm kỳ trước, bàn toàn những chuyện hót phân, dọn chất độc do Formosa thải ra và chuyện có nên cho đặt tiếp phân Trung Quốc mà ekip cũ bưng vào lên bàn tiệc mới hay không?

Đ.M.T.

(Facebook Đỗ Minh Tuấn)

(1) Đầu đề do BVN đặt

1. Trung Quốc cho vay 300 triệu USD làm cao tốc: Đừng vội mừng

Liên quan khoản vay 300 triệu USD xây cao tốc Vân Đồn-Móng Cái, các bộ liên quan đều đề nghị đàm phán lại với Trung Quốc về điều kiện và lãi suất. Bởi “quả đắng” từ dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông vẫn còn đó. Các chuyên gia cũng cảnh báo cẩn trọng với những điều khoản đi kèm vốn vay từ Trung Quốc.

Đừng vội mừng

Ngày 31/7, trao đổi với PV Tiền phong, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ KH&ĐT đã có văn bản xin ý kiến các bộ, ngành liên quan về khoản vay hơn 300 triệu USD của Trung Quốc cho dự án xây cao tốc Vân Đồn – Móng Cái (Quảng Ninh).

“Khi trả lời Bộ KH&ĐT, các bộ đều thống nhất phải đàm phán lại với Trung Quốc rồi mới quyết định vay hay không, do điều kiện đưa ra trong khoản vay chưa tốt, như lãi suất còn cao, phải chỉ định thầu với nhà thầu Trung Quốc…”, ông Dũng nói.

Theo ông Dũng, số tiền 300 triệu USD mà Bộ GTVT đề xuất vay Trung Quốc nằm trong 1 hiệp định Chính phủ 2 nước ký cách đây vài năm. “Đây là khoản vay Trung Quốc đề xuất (cho Việt Nam vay), nên 2 bên đang xem xét, chủ yếu vẫn là điều kiện vay chưa thuận lợi”, ông Dũng nói thêm.

Theo người đứng đầu ngành Kế hoạch Đầu tư, những bài học từ các dự án sử dụng vốn vay Trung Quốc như đường sắt Cát Linh – Hà Đông đều để chúng ta phải cân nhắc, tính toán chuyện vay hay không.

Theo ông Dũng, các khoản vay ưu đãi nước ngoài thường kèm nhiều điều kiện, nên đôi khi giá đi vay không rẻ, nên phải tính toán cho hợp lý. “Tùy từng nhà đầu tư sẽ có các điều kiện đi kèm vốn vay, nhưng thường các nhà đầu tư đa phương (như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á – PV ) không quan tâm việc buộc nhà thầu phải là của họ, phải mua hàng hóa của họ… Nhưng nhà thầu song phương họ lại quan tâm điều này”, ông Dũng nói.

Tuy vậy, nếu sử dụng vốn vay trong nước sẽ phải chịu chi phí vay cao, dẫn tới hiệu quả đầu tư sẽ thấp, nên cũng phải cân nhắc. Vì vậy, theo ông Dũng, đi vay phải đảm bảo hài hòa lợi ích người đi vay và cho vay, giảm thiểu những điều kiện đi kèm và minh bạch, cạnh tranh lành mạnh, giảm chi phí không hợp lý.

Trong phần trả lời Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính cho rằng, các khoản vay ưu đãi của Trung Quốc đều có ràng buộc, như phải sử dụng nhà thầu, công nghệ, máy móc, thiết bị Trung Quốc. Trong khi đó, đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc là dự án đầu tư phát triển có nguồn thu trực tiếp.

clip_image001

 

Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) là bài học lớn về vốn ưu đãi Trung Quốc. Ảnh: Phạm Thanh

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/318604/trung-quoc-cho-vay-300-trieu-usd-lam-cao-toc-dung-voi-mung.html

2. Vay Trung Quốc 7.000 tỷ làm cao tốc: Tránh ‘vết xe đổ’ đường sắt Cát Linh-Hà Đông

Việc quyết định có vay của đối tác Trung Quốc trong dự án đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái (Quảng Ninh) hay không đang được cân nhắc và đàm phán.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, việc quyết định có vay của đối tác Trung Quốc số tiền 300 triệu USD, tương đương 7.000 tỷ đồng trong dự án xây dựng cao tốc Vân Đồn – Móng Cái (Quảng Ninh) hay không đang được cân nhắc và đàm phán.

Theo đó, nội dung đàm phán chủ yếu nhằm thay đổi điều kiện vay thuận lợi hơn, như mức lãi suất vay thấp hơn và bỏ chỉ định cho nhà thầu Trung Quốc.

clip_image002

Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông dùng vốn ODA Trung Quốc

Trước thực tế, vay vốn ưu đãi Trung Quốc thường đi kèm rất nhiều điều kiện, nếu tính cộng những điều kiện này thậm chí giá đi vay không hề rẻ, trao đổi với báo chí Bộ trưởng Dũng cho rằng, điều kiện đi kèm vốn vay ưu đãi tùy nhà đầu tư.

Cụ thể, có nhà đầu tư đa phương không quan tâm việc buộc nhà thầu phải là của họ, phải mua hàng hóa vật tư của họ nhưng nhà thầu song phương lại quan tâm đến điều này. Do đó, vấn đề cần hài hòa lợi ích người đi vay và cho vay để giảm thiểu những rủi ro đi kèm nếu có.

“Trong dự án này, chúng ta đang cố gắng đàm phán không chỉ định thầu là nhà thầu Trung Quốc, tất cả phải đấu thầu công khai. Đạt được điều kiện này thì sẽ tăng hiệu quả của dự án”, Bộ trưởng Dũng cho hay.

Hiện, các chuyên gia kinh tế cũng đưa ra nhiều lưu ý liên quan đến đề xuất này từ phía Trung Quốc chủ yếu liên quan đến hiệu quả dự án, vấn đề lãi suất và đặt vấn đề phía Trung Quốc liệu có chỉ định thầu, dây dưa, đội vốn dự án,…

Theo chuyên gia kinh tế, TS. Đinh Thế Hiển, trước khi đề cập đến nguồn vốn 300 triệu USD thì vấn đề cần xem dự án cao tốc Vân Đồn – Móng Cái có quan trọng hơn các dự án khác hay không, nếu con đường chưa thật cần thiết và làm vì có vốn vay điều này sẽ khiến ngân sách trở nên căng thẳng hơn.

clip_image003

Từ trái qua: TS. Lê Đăng Doanh, TS. Đinh Thế Hiển, TS. Lưu Bích Hồ

“Có rất nhiều con đường làm ra vì có nguồn vốn làm nhưng nguồn vốn ở đâu thì cũng đưa về nợ ngân sách cũng là nợ, có nhiều con đường ở miền Bắc rơi vào tình huống này, đầu tư quá nhiều nhưng không hiệu quả”, ông Hiển nói.

Cũng theo vị chuyên gia này, nhập siêu từ Trung Quốc trong bối cảnh tái cấu trúc thương mại thì đẩy mạnh thương mại với Trung Quốc là chưa cần thiết trong khi tại phía Nam, nhiều hạ tầng như tại Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên đầu tư chưa đạt, thiếu các con đường có động lực kết nối. Do đó, theo ông trong bối cảnh ngân sách khó khăn, cao tốc Vân Đồn – Móng Cái nên để lại sau tập trung vốn đầu tư các con đường trọng điểm phía Nam.

Ông Hiển cũng thẳng thắn chỉ ra những nhược điểm của các dự án vốn vay Trung Quốc, không được giám sát chặt chẽ như WB, IMF… từ đó khiến khoản vay không đưa đến đúng công trình, các nước không thấy hiệu quả nên đã “dị ứng”.

Ở Việt Nam, ông cũng cho rằng có quan điểm là không nên vay Trung Quốc do quản lý khoản vay không minh bạch, khác với khoản vay thương mại thuận mua vừa bán, rõ ràng và không có yếu tố gì khác và phía vay được chủ động sử dụng.

TS. Hiển cũng chia sẻ, tại Việt Nam, hầu hết các dự án vốn vay Trung Quốc đều đội vốn công trình và kéo dài thời gian. “Chưa thấy dự án nào vốn vay Trung Quốc, nhà thầu Trung Quốc mà trọn vẹn, hoàn thành đúng tiến độ, hiệu quả mà thường đội vốn, kéo dài. Hầu hết các khoản vay đều kèm theo các điều kiện thi công, nhà thầu Trung Quốc”, ông Hiển nói.

Đồng quan điểm, TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cũng cho biết, nếu vay ưu đãi Trung Quốc, Việt Nam có thể phải chấp nhận phương án thi công, thiết kế, nhân công, nhà thầu Trung Quốc.

“Không ngoại trừ trường hợp phía Trung Quốc cho vay không đủ tiền, dây dưa đội vốn công trình, chẳng hạn như đối với dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông”, ông Doanh cảnh báo.

Cũng dẫn bài học đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, theo TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), không áp dụng điều kiện thực hiện dự án theo hình thức hợp đồng EPC với nhà thầu Trung Quốc. “Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông là một bài học, về tình trạng đội vốn, nhà thầu Trung Quốc quyết định toàn bộ”, ông nói.

(Theo Bizlive)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/318560/vay-trung-quoc-7-000-ty-lam-cao-toc-tranh-vet-xe-do-duong-sat-cat-linh-ha-dong.html

3. Lại vay tiền của giặc, dọn đường cho cướp!

clip_image004

CTV Danlambao – Bộ Giao thông Vận tải đang dự định sẽ vay Trung cộng 300 triệu USD để xây dựng đường cao tốc Vân Đồn-Móng Cái dài 96 km. Dự tính này đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị với Bộ Tài chính đàm phán với Trung cộng về mức lãi và điều kiện vay trong đó có điều kiện phải là nhà thầu Trung Cộng được chỉ định thực hiện dự án.

Khi được hỏi tại sao nhà nước không tìm nguồn vốn nội địa thì ông Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết vay vốn trong nước thì sẽ phải chịu chi phí vay cao.

Câu hỏi cần được đặt ra là tại sao Trung Cộng đổ tiền cho vay với lãi suất rẻ vào các công trình xây dựng của Việt Nam.

Câu trả lời là Trung Quốc muốn cho vay xây dựng cao tốc Vân Đồn-Móng Cái để dùng tuyến đường này và cảng Vân Đồn vận tải hàng hóa nhập vào Việt Nam. Tức là Trung Cộng cho Việt Nam mượn tiền nhưng nhà thầu họ xây dựng, vừa tạo công ăn việc làm cho dân Tàu, thu nhập đến từ tiền Việt Nam vay của chính họ, vừa lấy lại tiền cho vay sau này, vừa tiêu thụ những nguyên vật liệu dư thừa và vừa sử dụng công trình này cho nhu cầu thương mại của họ.

Quan trọng hơn cả là Vân Đồn là địa điểm chiến lược về kinh tế, quốc phòng của vùng biển sát cạnh với Trung cộng:

clip_image005

Từ đó một câu hỏi khác cũng nổi lên: tại sao đảng và nhà nước cứ tiếp tục quay sang kẻ xâm lược để kéo họ vào những dự án xây dựng của Việt Nam?

Câu hỏi này chỉ có Nguyễn Phú Trọng và các thành viên Bộ Chính trị Đảng CSVN mới có thể trả lời chính xác.

Khi được hỏi tại sao nhà nước không tìm nguồn vốn nước ngoài (không là Trung Cộng) thì cũng Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết là thường đi kèm rất nhiều điều kiện.

Ông không cho biết những điều kiện đó là gì, có khó khăn và bất lợi cho Việt Nam như điều kiện phải sử dụng nhà thầu, công nghệ, máy móc, thiết bị của Trung Quốc mà Bắc Kinh luôn dùng nó làm “chỉ nam” cho mọi cuộc vay nợ từ trước đến nay?

Được biết đây không phải là lần đầu tiên Bộ GTVT đề xuất vay tiền Trung Cộng để thực hiện dự án. Từ đầu năm 2016, chính Đinh La Thăng lúc ấy trong vai trò Bộ trưởng đã có công văn gửi Thủ tướng bấy giờ là Nguyễn Tấn Dũng để xin chấp thuận: “Bộ Giao thông vận tải đề nghị Thủ tướng chấp thuận chuyển thầm quyền quyết định đầu tư và vận động vay vốn ODA Trung Quốc để thực hiện đầu tư đoạn tuyến đường cao tốc Vân Đồn-Móng Cái từ UBND tỉnh Quảng Ninh về Bộ Giao thông vận tải theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản 2529/VPCP-HTQT ngày 25/11/2015 nêu trên, Bộ Giao thông vận tải sẽ phối hợp với UBND Quảng Ninh trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư đoạn tuyến này”.

Cho nên, không cần biết ai là thủ tướng, bộ trưởng, bộ chính trị cũ hay mới, tuyến đường Việt-Tàu và sứ mệnh mượn tiền của giặc để xây nhà cho giặc sử dụng vẫn được tiếp tục theo đúng sự nghiệp mà chủ tịch Hồ Quang phát huy.

30.07.2016

Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com/2016/07/lai-vay-tien-cua-giac.html

 

This entry was posted in Trung Quốc. Bookmark the permalink.