HAI QUẢ BOM NGUYÊN TỬ

Đây chính là một đòn đánh trực diện quá mạnh của Mỹ và phương Tây giáng thẳng vào hai mục tiêu, cả Nga và Trung Quốc.

Một mũi tên trúng hai đích, cú Knock out dành cho hai kẻ không biết điều, khi Nga luôn đối đầu cực đoan với phương Tây và Mỹ, còn Bắc Kinh thì thách thức Washington về vấn đề biển Đông cũng như cuộc chiến tài chính cách đây không lâu.

Đây là lúc hai kẻ ngu dốt nhưng ngông cuồng phải trả giá. Cả Putin và Tập Cận Bình đều nằm trong danh sách đen về tội phạm rửa tiền xuyên quốc gia.

Đồng thời, đây cũng là cú đấm thép táng thẳng vào đầu những kẻ còn nuôi mộng tưởng và cố tìm cách bám víu bằng được vào những kẻ khốn nạn của số ít còn lại trên thế giới này (Họ tung ra đúng thời điểm chỉ ít ngày sau khi Hà Nội hợp tác quốc phòng với Bắc Kinh và để cho Trung Quốc sang sử dụng một số dịch vụ tại cảng Cam Ranh của Việt Nam).

Luân Lê (Facebook Luân Lê)

Vụ tai tiếng “Panama Papers” nổ tung đã xác nhận mặt trái của chế độ Bắc Kinh. Theo AFP, việc phân tích hàng triệu tài liệu bị tiết lộ từ tổ hợp luật sư Mossack Fonseca, từ cuộc điều tra rộng lớn của 107 hãng tin và cơ quan truyền thông thế giới, đã cho phép tìm thấy tên tuổi những người trong gia đình giới lãnh đạo đương nhiệm và cựu lãnh đạo của Trung Quốc như Đặng Tiểu Bình, Lý Bằng, Bạc Hy Lai, Giả Khánh Lâm cho đến Tập Cận Bình…

Từ ba năm nay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiến hành một chiến dịch bài trừ tham nhũng, được mệnh danh là “đả hổ diệt ruồi“, trong sạch hóa hàng ngũ cán bộ đảng Cộng sản song song với biện pháp “hạn chế nghiêm ngặt” số tiền mà “người dân” có quyền đem ra nước ngoài.

Câu hỏi đặt ra là: Làm cách nào mà văn phòng rửa tiền Mossack Fonseca ăn nên làm ra tại Trung Quốc hơn là ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới ?

RFI

1. Rò rỉ hồ sơ chấn động về các nghi án ‘rửa tiền’

Thanh Thảo 

(PLO) – Các nhà báo đến từ hơn 80 quốc gia đã xem xét 11,5 triệu hồ sơ rò rỉ từ cơ sở dữ liệu của Mossack Fonseca, công ty luật nước ngoài lớn thứ tư trên thế giới.

Bộ hồ sơ “Tài liệu Panama” được lấy từ một nguồn tin giấu tên của tờ báo Đức Süddeutsche Zeitung và được chia sẻ bởi Hiệp hội Quốc tế các nhà báo điều tra, Guardian và BBC.

Mặc dù không có gì trái pháp luật về việc sử dụng các công ty nước ngoài nhưng các hồ sơ đã chỉ ra lỗ hổng của những thiên đường trốn thuế, tạo điều kiện để các hoạt động “rửa tiền” nảy sinh.


Bộ hồ sơ “Tài liệu Panama” phanh phui cách thức mà hàng loạt chính trị gia và tổ chức trên thế giới giấu tiền bất hợp pháp.

Sau đây là một số thông tin chính mà bộ “Tài liệu Panama” tiết lộ:

– 12 nhà lãnh đạo quốc gia là một trong 143 chính trị gia, gia đình và những đối tác thân thuộc với họ từ khắp nơi trên thế giới đã sử dụng các biện pháp trốn thuế ở nước ngoài.

– Gần 2 tỉ đôla tổng giá trị các công ty này có liên hệ đến bạn bè thân tín của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Người bạn tốt nhất của tổng thống Nga, một nghệ sĩ cello, Sergei Roldugin là trung tâm của khối tiền này. Theo đó, tiền từ ngân hàng nhà nước Nga đang được giấu tại các tài khoản nước ngoài. Một lượng tiền được đầu tư vào một khu nghỉ mát trượt tuyết, nơi con gái Putin là cô Katerina đã kết hôn vào năm 2013.


Ông Putin (giữa) bị cáo buộc có liên quan đến gần 2 tỉ USD tài sản trốn thuế tại nước ngoài. Ảnh: AP

– Một số lãnh đạo quốc gia có tài sản ở hải ngoại là ông Nawaz Sharif, Thủ tướng Pakistan; ông Ayad Allawi, nguyên Thủ tướng lâm thời và Phó Tổng thống Iraq; Petro Poroshenko, Tổng thống Ukraine; Alaa Mubarak, con trai cựu Tổng thống Ai Cập và Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson.

– Sáu thành viên của Thượng viện, ba cựu nghị sĩ đảng Bảo thủ và hàng chục nhà tài trợ cho các đảng chính trị ở Anh đang có tài sản ở nước ngoài.

– Các gia đình của ít nhất tám cựu ủy viên và ủy viên đương nhiệm của Bộ Chính trị Trung Quốc cũng có tài sản tại nước ngoài.

– 23 nhân vật trong danh sách cấm vận vì hỗ trợ Triều Tiên, Zimbabwe, Nga, Iran và Syria cũng từng là khách hàng của Mossack Fonseca.

Một bản ghi nhớ bị rò rỉ từ một đối tác của Mossack Fonseca cho biết: “95% công việc của chúng tôi bao gồm cả việc bán xe để tránh thuế”. Công ty luật này phủ nhận hoạt động của mình là sai trái.

Vụ rò rỉ tài liệu đến từ các hồ sơ của công ty được thành lập vào năm 1977 này. Các hồ sơ gần đây nhất tính từ tháng 12-2015. 370 PV đến từ 100 cơ quan truyền thông đã dành một năm để phân tích và xác minh các tài liệu này.

T.T.

Nguồn: http://plo.vn/the-gioi/ro-ri-ho-so-chan-dong-ve-cac-nghi-an-rua-tien-621243.html

***

2. Anh rể ông Tập dùng thiên đường thuế

Anh rể ông Tập Cận Bình bị tố cáo dùng thiên đường trốn thuế để giấu tài sản

Hồ sơ Panama tiết lộ rằng thân quyến giàu có của một số lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó bao gồm Chủ tịch Tập Cận Bình, đã sử dụng những thiên đường thuế ở nước ngoài để che giấu tài sản khổng lồ của mình.

Danh sách này bao gồm ít nhất tám ủy viên đương chức hoặc đã nghỉ của Bộ Chính trị, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tám người này nằm trong số 140 chính trị gia trên thế giới bị cáo buộc có liên quan đến các tài khoản ngân hàng ở nước ngoài.

Một trong số đó được tiết lộ là tài khoản của anh rể ông Tập là ông Đặng Gia Quý.

Là chồng bà Tập Kiều Kiều, chị gái ông Tập Cận Bình, ông Đặng Gia Quý thành lập hai công ty tại Quần đảo Virgin thuộc Anh vào năm 2009.

Tại thời điểm đó ông Tập Cận Bình chưa lên làm Chủ tịch nước, mới là Ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính trị.

Báo chí nước ngoài từng cho rằng thân nhân của ông Tập có tài sản gửi ở nước ngoài.

Trong hồ sơ Panama cũng có tên người gửi tiền là bà Lý Tiểu Lâm, con gái cựu Thủ tướng Lý Bằng và bà Jasmine Li, cháu gái của ông Giả Khánh Lâm, cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Công ty của bà Lý Tiểu Lâm, tên là Cofic Investments Ltd, có địa chỉ tại British Virgin Islands, còn bà Jasmine Li thì nhận được một công ty ở hải ngoại khi còn ở tuổi thiếu niên.

Hai đương kim ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Trương Cao Lệ và Lưu Vân Sơn đều có thân nhân mà tên tuổi hiện ra trong Hồ sơ Panama.

Những cáo buộc này bị báo chí chính thống tại Trung Quốc phớt lờ và những ấn phẩm trên mạng bị kiểm duyệt.

Bộ trưởng Ấn Độ cảnh báo

Mạng Weibo ở TQ chặn các bài liên quan đến Hồ sơ Panama

Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ, ông Arun Jaitley cho rằng đây là “sự phiêu lưu giá đắt” cho những người không tranh thủ đợt ân xá năm ngoái để khai báo tài sản bất hợp pháp của mình ở nước ngoài.

Ông nói thêm về việc sẽ thi hành sáng kiến toàn cầu chống lại việc che giấu tài khoản ở nước ngoài vào năm tới.

Một báo cáo cho biết hơn 500 người Ấn Độ có liên quan đến những thiên đường trốn thuế ở nước ngoài, theo tài liệu bị tiết lộ của công ty luật Mossack Fonseca có trụ sở ở Panama.

Tiền của bố Thủ tướng Anh

Cha đã quá cố của Thủ tướng Anh David Cameron, ông Ian Cameron, cũng bị nêu tên là người từng sử dụng các công ty ở nước ngoài để lập quỹ cho các nhà đầu tư.

Ông Ian Cameron, người qua đời hồi năm 2010, thường phải bay tới Thụy Sỹ hay Bahamas để họp Hội đồng quản trị của Công ty Blairmore Holdings.

Nay con ông, Thủ tướng Cameron kêu gọi cần có sự minh bạch hơn nữa ở các thiên đường thuế.

Khi được đề nghị xác nhận xem gia đình ông Cameron có còn tiền đầu tư trong quỹ mà Hồ sơ Panama đưa ra hay không, người phát ngôn của Thủ tướng Anh nói: “Đây là vấn đề riêng tư”.

Chính quyền Anh nói họ sẽ điều tra dựa trên những gì Hồ sơ Panama đưa ra.

Nguồn: http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/04/160404_panama_papers_xi

***

3. “Panama papers”: Trung Quốc, khách hàng số 1 của tổ hợp luật sư Mossack Fonseca

Tú Anh

Thân nhân nhiều lãnh đạo cao cấp Trung Quốc nằm ở tâm điểm vụ bê bối Panama Papers.REUTERS/Kacper Pempel/Illustration

Tổ hợp luật sư Mossack Fonseca ở Panama, trung tâm điểm của cơn bão tai tiếng tẩu tán tài sản và rửa tiền “Panama papers” có văn phòng đại diện ở nước nào nhiều nhất ? Câu trả lời là Trung Quốc, nơi mà chế độ cộng sản tự cho là cương quyết bài trừ tham nhũng và kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn chạy ra nước ngoài.

Theo số liệu của Ngân Hàng Nhà Nước Trung Quốc năm 2011, “cán bộ tham ô” chuyển tiền cất giấu ở nước ngoài khoảng 120 tỷ đôla Mỹ. Đến đầu năm 2016, báo cáo chính thức cho biết, chỉ trong vòng 18 tháng, số tiền “doanh nhân” đưa ra ngoại quốc là 1000 tỷ đôla.

Vụ tai tiếng “Panama Papers” nổ tung đã xác nhận mặt trái của chế độ Bắc Kinh. Theo AFP, việc phân tích hàng triệu tài liệu bị tiết lộ từ tổ hợp luật sư Mossack Fonseca, từ cuộc điều tra rộng lớn của 107 hãng tin và cơ quan truyền thông thế giới, đã cho phép tìm thấy tên tuổi những người trong gia đình giới lãnh đạo đương nhiệm và cựu lãnh đạo của Trung Quốc như Đặng Tiểu Bình, Lý Bằng, Bạc Hy Lai, Giả Khánh Lâm cho đến Tập Cận Bình… Tuy nhiên, ngoài gia đình của giới lãnh đạo chính trị chóp bu giàu sụ, đại cường kinh tế thứ nhì thế giới còn là nguồn tài sản khổng lồ, những triệu phú, tỷ phú mới, khách hàng “béo bở” của tổ hợp luật sư Panama.

Mossack Fonseca, với nghề chuyên môn là mở các công ty ở “thiên đường thuế khóa” và dàn dựng các giao dịch chuyển ngân, tài khoản phức tạp, không minh bạch, nhằm che dấu nguồn tiền và tên tuổi của chủ nhân.

Theo website của Mossack Fonseca, tổ hợp luật sư Panama này có văn phòng đại diện tại 8 thành phố lớn ở Trung Quốc: Thượng Hải, Thẩm Quyến, Đại Liên, Thanh Đảo, Ninh Bộ, Hàng Châu, Quảng Châu và đương nhiên là có Hồng Kông, trung tâm tài chính tự trị nằm ngay cửa ngõ vào Hoa lục.

Chính tại Hồng Kông mà Mossack Fonseca có lực lượng đối tác hùng hậu nhất từ luật sư cho đến ngân hàng để tìm kiếm và giới thiệu khách hàng. Theo Liên minh phóng viên điều tra quốc tế ICIJ, nhóm nhà báo phối hợp điều tra và công bố tài liệu “Panama Papers” thì ở Hồng Kông, Mossack Fonseca có nhiều khách hàng hơn cả ở Anh Quốc và Thụy Sĩ.

Hơn thế nữa, một cuộc điều tra nội bộ kết luận là trong số khách hàng chủ nhân các công ty bình phong ở ngoài lãnh thổ Trung Quốc, thì tỷ lệ cao nhất vẫn là dân Hoa lục, rồi hạng nhì là Hồng Kông.

Trong một phản ứng đầu tiên, Hoàn cầu thời báo lên án báo chí Tây phương và một “thế lực thù địch rất mạnh” đánh phá uy tín Chủ tịch Trung Quốc và Tổng thống Nga, cho dù trong danh sách đầu tiên có đến 140 nhân vật lãnh đạo thế giới.

Từ ba năm nay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiến hành một chiến dịch bài trừ tham nhũng, được mệnh danh là “đả hổ diệt ruồi“, trong sạch hóa hàng ngũ cán bộ đảng Cộng sản song song với biện pháp “hạn chế nghiêm ngặt” số tiền mà “người dân” có quyền đem ra nước ngoài.

Câu hỏi đặt ra là: Làm cách nào mà văn phòng rửa tiền Mossack Fonseca ăn nên làm ra tại Trung Quốc hơn là ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới?

Nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20160405-trung-quoc-khach-hang-so-mot-cua-van-phong-luat-gia-panama-rua-tien

***

4. “Panama papers”: Putin và bạn hữu tuồn cả tỷ đô la ra nước ngoài

Tổng thống Nga Vladimir Putin bị các điều tra vụ Panama papers phát giác tuồn tài sản ra nước ngoài.REUTERS/Mikhail Klimentyev/Sputnik/Kremlin

Sau khi Liên đoàn Quốc tế Các nhà báo Điều tra (ICIJ) và hàng trăm cơ quan truyền thông trên thế giới tung ra các thông tin về những khối tài sản kếch xù được giấu tại các thiên đường thuế khóa, bởi các lãnh đạo chính trị, các nhân vật nổi tiếng và giàu có trong nhiều lĩnh vực, thậm chí cả những tổ chức tội phạm.

Trong số 140 chính khách nổi trội nhất, người ta thấy xuất hiện nhiều nhân vật thân tín của của tổng thống Vladimir Putin. Các tài liệu điều tra của các nhà báo còn cho thấy rõ tổng thống Nga và các bạn hữu của ông đã đưa một khối lượng tiền lớn ra nước ngoài như thế nào.

Thông tín viên RFI Veronika Dorman tại Matxcơva cho biết thêm thông tin vụ việc:

“Có thể ông Vladimir Putin dẫn đầu danh sách với khối tài sản 2 tỷ đô la, trong đó gần một nửa được cất giấu cẩn thận tại các thiên đường thuế ở Caribê. Cuộc điều tra tiết lộ là từ nhiều năm nay, với sự đồng lõa của những người thân cận của Putin, cùng nhiều thủ thuật khác nhau, hàng triệu đô la trong ngân quỹ Nhà nước đã được chuyển về các công ty bình phong đặt tại Panama.

Đó là các khoản tín dụng được các ngân hàng Nhà nước Nga cấp và chưa hề được hoàn trả, những khoản vay qua tay rồi biến mất tăm và nhiều vụ chuyển nhượng cổ phần không có thực.

Trung tâm của các thao tác tài chính đáng ngờ nằm tại ngân hàng Bank Rossiya, đóng trụ sở tại Saint- Pétersbourg, còn được coi như là “ngân hàng của bạn hữ” của Putin. Cổ đông chính của ngân hàng ông Iourri Kovaltchouk, là bạn và “chủ ngân hàng riêng” của Tổng thống Nga.

Nhân vật bù nhìn là nghệ sĩ vĩ cầm Serguei Roldouguine, cũng là một người bạn thân nhất của Putin và là người đỡ đầu cho con gái của Putin. Chính ông này đứng tên đăng ký các công ty bình phong ở hải ngoại.

Một tuần trước các tiết lộ này, Kremlin đã cảnh báo rằng sẽ có một một chiến dịch vu khống nhắm vào lãnh đạo Nga và người thân, nhằm gây mất ổn định chế độ. Tối Chủ nhật (03/04/2016), khi vụ “Panama paper” được tung lên trang nhất báo chí quốc tế, các cơ quan truyền thông Nga thân chính quyền hoàn toàn im hơi lặng tiếng.

Nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160404-panama-papers-tong-thong-putin-va-ban-huu-tuon-tai-san-lon-ra-nuoc-ngoai

 

This entry was posted in Nga, Tin Tức, Tố Cáo, Trung Quốc. Bookmark the permalink.