Kỷ niệm 28 năm cuộc chiến Gạc Ma

Trung sỹ bị thương ở Trường Sa bị từ chối giải quyết chế độ vì… không thuộc “đơn vị chiến đấu”

Quang Đạt

Những hiện tượng oái oăm trên đất nước chúng ta còn tồn tại quá nhiều, như trường hợp người Trung sĩ này. Quy chế là một chuyện, nhưng nếu có tình cảm ưu ái thực sự đối với những chịu đựng, vất vả và mất mát, hy sinh của người lính Trường Sa chống giặc TQ xâm lược, thì thiếu gì cách nghĩ ra để có thể giúp được phần nào tình cảnh khó khăn của họ, nhất là khi họ đang lâm căn bệnh hiểm nghèo. Một lời kêu gọi từ thiện chẳng hạn, sẽ có bao nhiêu bàn tay đưa ra nâng đỡ trong cả một cộng đồng. Khốn thay, đến một cái tên của liệt sĩ trên bia tưởng niệm mà còn phải đục bỏ thì công khai xướng xuất một sự quyên góp cho người từng trực diện nơi biển đảo nay đã lọt vào mõm “ông anh”, mà cái mõm ấy lại đã từng hứa hẹn với đàn em quá nhiều “cái tốt” – và cũng đã lên tiếng lúc cần thiết để chống lưng cho em trong cuộc tranh giành đến “sặc gạch”, biết đâu đấy – liệu có “nhạy cảm” quá không đây? Rốt cuộc lại thì với tình thế mà người trên không dám “ngước mặt” lên kiểu này (chứ chưa nói là ngẩng đầu), dân đen bao giờ cũng khổ, vì lúc nào cũng phải làm… con dê tế thần.

Bauxite Việt Nam

clip_image002

Trung sỹ Ngô Xuân Nam, cựu binh Trường Sa bị thương trên đảo nhưng bị từ chối giải quyết chế độ.

Trong quá trình xây dựng công trình quân sự trên đảo Len Đao (huyện đảo Trường Sa) sau hải chiến Gạc Ma 14.3.1988, Trung sỹ Ngô Xuân Nam (xã Diễn Nguyên, Diễn Châu, Nghệ An) gặp tai nạn và bị thương. Nhưng hồ sơ giải quyết chế độ của anh bị từ chối với lí do không thuộc đơn vị “trực tiếp tham gia chiến đấu”.

Bị thương khi thi công công trình quân sự đảo Len Đao

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh và đơn kiến nghị, kêu cứu của cựu chiến binh Ngô Xuân Nam, sinh năm 1962, quê Diễn Châu, là cựu binh Trường Sa, bị thương nhưng không được giải quyết chế độ. Ngày 11.3, chúng tôi và anh Đàm Xuân Chính, Phó Chủ tịch UBND xã Diễn Nguyên đến nhà anh để tìm hiểu sự việc.

Anh Nam vẻ mặt buồn rầu do vừa nhận được hung tin bị bệnh K dạ dày. “Mấy tháng nay, tôi có biểu hiện đau, khó chịu nên đi khám, nội soi thấy dạ dày bị sùi, chảy máu, bác sĩ ghi vào bênh án theo dõi K dạ dày, kết quả sinh thiết một tuần nữa mới biết”, anh rầu rĩ. Sau phút trấn tĩnh, anh kể lại quá trình đi bộ đội: nhập ngũ 2.1985, đơn vị Trung đoàn 83, Bộ Tư lệnh Hải quân, đóng quân ở bán đảo Sơn Trà, sau tham gia xây dựng đảo Sinh Tồn, đảo Len Đao (huyện đảo Trường Sa).

“Sau sự kiện Hải chiến Gạc Ma, cấp trên có chủ trương củng cố các căn cứ quân sự tại các đảo, nên chúng tôi được điều động tham gia xây dựng. Hoàn cảnh lúc đó vô cùng khó khăn, nguy hiểm. Ngày 1.8.1988, trong lúc dựng khung sắt tại đảo Len Đao, tôi bị khung sắt rơi xuống làm gãy hở xương bàn chân phải”.

Anh Nam được đồng đội sơ cứu, rồi đưa vào Viện Quân y 87 (đóng tại Phú Khánh) điều trị. Trong Giấy chứng nhận bị thương ghi rõ thời gian điều trị từ 11.8 – 20.9 và 7.3 – 5.10.1988, xác nhận thương tật loại A. Cuối năm 1988, anh xuất ngũ. Anh Nam chìa cho chúng xem bàn chân phải còn nhiều vết sẹo dài, chi chít do các lần điều trị, phẫu thuật.

Bị từ chối do không thuộc “đơn vị trực tiếp chiến đấu”

Năm 2012, anh Nam hoàn thiện các thủ tục hồ sơ giải quyết chế độ, được các ban ngành cấp xã xác nhận và đề nghị, nhưng bị Ban chỉ huy quân sự huyện Diễn Châu trả hồ sơ với lý do: “Đối tượng ở đảo Trường Sa nhưng chỉ ở đơn vị xây dựng công trình ở đảo, không phải đơn vị trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, không thuộc đối tượng”. Anh Nam đành ngậm ngùi cầm hồ sơ về. Là cựu chiến binh, song anh Nam phải mua thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện để phòng đau ốm.

clip_image004

Trao đổi với PV, Thiếu tá Đậu Xuân Ý, trợ lý chính sách, Ban chỉ huy quân sự huyện Diễn Châu xác nhận trường hợp anh Ngô Xuân Nam bị trả hồ sơ với lý do đơn vị của anh không nằm trong danh mục được giải quyết chế độ theo quy định của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam. “Thực tế có những trường hợp chính đáng, nhưng quy định như vậy, nên chúng tôi phải tuân thủ”, Thiếu tá Ý nói.

clip_image005

Hồ sơ giải quyết chế độ của anh Nam bị từ chối với lý do “không thuộc đơn vị trực tiếp chiến đấu”

Thiếu tá Đậu Xuân Ý cũng cho hay từ các ý kiến của cơ sở, sau một thời gian Bộ Tổng tham mưu có sự bổ sung, điều chỉnh danh sách. “Chúng tôi vẫn khuyên các đồng đội cứ lưu giữ hồ sơ. Nếu có sự điều chỉnh, chúng tôi sẽ giải quyết cho các đối tượng”, Thiếu tá Ý khẳng định.

Hoàn cảnh anh Nam hiện hết sức khó khăn, bản thân anh đang nhiễm bệnh K dạ dày, vợ làm nông nghiệp, hai con trai đã lập gia đình còn đi làm công nhân, chưa có nhà riêng; anh lại nuôi mẹ già 75 tuổi và em gái Ngô Thị Quy (sinh năm 1973) bị dị tật. “Tôi mong được quân đội xem xét giải quyết chế độ thương binh để khỏi thiệt thòi”.

Đề nghị Nhà nước xem xét giải quyết

Theo Thông tư liên tịch số 16 ngày 25.11.1998 của Bộ LĐTBXH – Quốc phòng – Công an, thì tiêu chuẩn công nhận thương binh là: “Những người dũng cảm trực tiếp làm các công việc cấp bách, nguy hiểm thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh không có điều kiện thực hiện các qui trình kỹ thuật, bảo hộ lao động hoặc đã chấp hành nghiêm qui trình kỹ thuật, kỷ luật công tác nhưng vẫn không tránh khỏi tai nạn đến bị thương”. Ông Đàm Xuân Chính, Phó Chủ tịch UBND xã Diễn Nguyên: “Anh Nam xuất ngũ chấp hành tốt pháp luật, chính sách của địa phương. Hoàn cảnh gia đình hiện rất khó khăn, đề nghị Nhà nước xem xét giải quyết chế độ cho anh”.

Q.Đ.

Nguồn: http://laodong.com.vn/xa-hoi/trung-sy-bi-thuong-o-truong-sa-bi-tu-choi-giai-quyet-che-do-vi-khong-thuoc-don-vi-chien-dau-527818.bld

clip_image003

Bản gốc Giấy chứng nhận bị thương (loại A) của Trung sỹ Ngô Xuân Nam

Trao đổi với PV, Thiếu tá Đậu Xuân Ý, trợ lý chính sách, Ban chỉ huy quân sự huyện Diễn Châu xác nhận trường hợp anh Ngô Xuân Nam bị trả hồ sơ với lý do đơn vị của anh không nằm trong danh mục được giải quyết chế độ theo quy định của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam. “Thực tế có những trường hợp chính đáng, nhưng quy định như vậy, nên chúng tôi phải tuân thủ”, thiếu tá Ý nói.

clip_image005[1]

Hồ sơ giải quyết chế độ của anh Nam bị từ chối với lý do “không thuộc đơn vị trực tiếp chiến đấu”

Thiếu tá Đậu Xuân Ý cũng cho hay từ các ý kiến của cơ sở, sau một thời gian Bộ Tổng tham mưu có sự bổ sung, điều chỉnh danh sách. “Chúng tôi vẫn khuyên các đồng đội cứ lưu giữ hồ sơ. Nếu có sự điều chỉnh, chúng tôi sẽ giải quyết cho các đối tượng”, Thiếu tá Ý khẳng định.

Hoàn cảnh anh Nam hiện hết sức khó khăn, bản thân anh đang nhiễm bệnh K dạ dày, vợ làm nông nghiệp, hai con trai đã lập gia đình còn đi làm công nhân, chưa có nhà riêng; anh lại nuôi mẹ già 75 tuổi và em gái Ngô Thị Quy (sinh năm 1973) bị dị tật. “Tôi mong được quân đội xem xét giải quyết chế độ thương binh để khỏi thiệt thòi”.

Đề nghị Nhà nước xem xét giải quyết

Theo Thông tư liên tịch số 16 ngày 25.11.1998 của Bộ LĐTBXH – Quốc phòng – Công an, thì tiêu chuẩn công nhận thương binh là: “Những người dũng cảm trực tiếp làm các công việc cấp bách, nguy hiểm thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh không có điều kiện thực hiện các qui trình kỹ thuật, bảo hộ lao động hoặc đã chấp hành nghiêm qui trình kỹ thuật, kỷ luật công tác nhưng vẫn không tránh khỏi tai nạn đến bị thương”. Ông Đàm Xuân Chính, Phó Chủ tịch UBND xã Diễn Nguyên: “Anh Nam xuất ngũ chấp hành tốt pháp luật, chính sách của địa phương. Hoàn cảnh gia đình hiện rất khó khăn, đề nghị Nhà nước xem xét giải quyết chế độ cho anh”.

This entry was posted in Biển Đông, Hoàng Sa. Bookmark the permalink.