“Nhìn thấy việc gia tăng của Hải quân Trung Quốc ở Thái Bình Dương, cựu lãnh đạo Singapore, ông Lý Quang Diệu, gần đây đã đưa ra cảnh báo cho Washington như sau: “Lợi ích cốt lõi của Hoa Kỳ đòi hòi nước này duy trì sức mạnh vượt trội ở Thái Bình Dương… Từ bỏ vị trí này sẽ giảm bớt vai trò của Mỹ trên toàn thế giới”.
“Các bước có thể được thực hiện ngay bây giờ nhằm tăng cường quốc phòng trên biển của Mỹ, gồm cả khôi phục lại kế hoạch cắt giảm ngân sách Hải quân và tăng kinh phí ngay lập tức lên mức thích hợp nhằm duy trì 313 tàu hải quân với nhóm 11 tàu sân bay. Xây dựng và triển khai thêm các tàu khu trục lớn và tàu khu trục nhỏ, đặc biệt thiết kế cho chiến tranh chống tàu ngầm (ASW) và làm nhiệm vụ tuần tra nên là ưu tiên hàng đầu”.
Robert C. O’Brien
Hải quân Hoa Kỳ vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ đất nước này và để duy trì tự do trên vùng biển quốc tế. Tự do đi lại được Hải quân bảo đảm, là tối quan trọng đối với khả năng của Mỹ, cho thấy sức mạnh bằng cách đưa người và thiết bị đến 70% bề mặt trái đất và duy trì mậu dịch thế giới và thương mại.
Nhiệm vụ của Hải quân trong lĩnh vực đó đã mở rộng đáng kể trong những năm gần đây. Cùng lúc, Hải quân phải đối mặt với thách thức chiến lược từ Trung Quốc ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên, số lượng tàu trong các hạm đội tiếp tục giảm. Nếu xu hướng này không đảo ngược ngay, ảnh hưởng và an ninh của Mỹ trên thế giới sẽ bị giảm trong nhiều năm tới.
Ngoài các nhiệm vụ khác, Hải quân Mỹ hỗ trợ nhằm duy trì các hoạt động chiến đấu ở Iraq và Afghanistan, tuần tra Vịnh Aden và Ấn Độ Dương để ngăn chặn cướp biển ở Somali, cung cấp việc phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) cho các căn cứ trên biển, để các lực lượng Mỹ và liên minh các nước như Nhật Bản và Israel, ngăn chặn việc giao vũ khí bất hợp pháp và buôn lậu vũ khí hủy diệt, ngăn chặn nạn buôn bán ma túy bất hợp pháp và nạn buôn người, cung cấp cứu trợ nhân đạo tại Haiti và các nơi khác, thực hiện vai trò truyền thống trong việc duy trì sự tự do trên biển và ngăn các cuộc tấn công ở quê nhà và các lợi ích Mỹ ở nước ngoài.
Ngoài các nhiệm vụ này, Hải quân đang phải đối mặt với sự trỗi dậy của một cường quốc thế giới mới xuất hiện, với ý định giữ vai trò lãnh đạo tại Thái Bình Dương, đại dương mà Hoa Kỳ đã từng thống trị. Năm ngoái, Trung Quốc đưa ra một chiến lược mới “phòng thủ ngoài khơi” và đang xây dựng một khả năng tầm xa trên biển cho hải quân của họ. Một yếu tố chiến lược mới của Trung Quốc là mở rộng tiếp cận hoạt động vượt khỏi Biển Đông và Philippines vào “chuỗi đảo thứ hai” của Thái Bình Dương, nơi mà Mỹ thực hiện uy thế hải quân truyền thống.
Trong khi Hoa Kỳ xem vai trò hải quân ở Thái Bình Dương là một lực lượng để giữ tự do đi lại trên biển cho tất cả các nước, Trung Quốc nhìn vấn đề hoàn toàn khác. Trung Quốc cho rằng họ có quyền kiểm soát bất kỳ hoạt động nào trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, làm cho các tuyến đường đi lại bị giới hạn đối với các tàu hải quân và các tàu buôn nước ngoài, nếu không được phép của Trung Quốc.
Trung Quốc cũng khẳng định quyền sử dụng vũ lực để chiếm [đảo quốc] dân chủ Đài Loan và đang nhanh chóng phát triển các phương tiện để ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ khi Trung Quốc quyết định xâm lược hoặc phong tỏa Trung Hoa dân quốc. Các viên chức Trung Quốc đã thông báo rõ cho các viên chức Mỹ rằng họ sẽ không chấp nhận sự can thiệp của nước ngoài vào các vấn đề lãnh thổ ở Biển Đông. Việc Trung Quốc đột ngột mở rộng hải quân nhanh chóng như vậy đã làm ngạc nhiên các nhà hoạch định chính sách của Mỹ.
Để củng cố chiến lược của mình, Trung Quốc đã triển khai 60 tàu ngầm và 75 tàu chiến lớn. Trung Quốc cũng đã công bố ý định xây dựng tàu sân bay địa phương để chấm dứt sự độc quyền của các tàu Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương. Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã mua ba tàu sân bay của Liên Xô cũ và một của Úc, các con tàu này đang được các kiến trúc sư hải quân của họ nghiên cứu.
Trung Quốc cũng đã thành lập hoàn chỉnh các chương trình tên lửa đạn đạo và chống tàu, hạm đội tàu ngầm mở rộng của họ và việc khởi xướng tàu sân bay mới, cho thấy Trung Quốc sẽ là một cường quốc hải quân đáng sợ ở Thái Bình Dương, và nếu không bị cản trở, có nhiều khả năng vùng đại dương bị biến thành “cái hồ của Trung Quốc”.
Hoàn thành nhiều nhiệm vụ và đối mặt với những thách thức ngày càng tăng của Trung Quốc không phải là [kế hoạch] 600 tàu hải quân (1) đã được xây dưới thời Tổng thống Ronald Reagan. Cũng không phải [kế hoạch] 313 tàu hải quân mà Lầu Năm Góc đặt ra con số các tàu chiến cần thiết để bảo vệ quyền lợi người Mỹ chỉ hai năm trước đây. Ngày nay, Hải quân Hoa Kỳ đang điểu khiển 284 tàu chiến. Trong khi các kế hoạch hiện tại kêu gọi gia tăng quy mô Hải quân theo thời gian, một số nhà bình luận có uy tín đề nghị ngân sách hiện tại, sẽ dẫn đến kết quả hải quân chỉ có 215 tàu trong tương lai gần, nếu thực hiện kế hoạch cắt giảm 4,5% ngân sách hàng năm của Hải quân.
Hậu quả của việc cắt giảm quy mô của Hải quân sẽ không tốt cho Hoa Kỳ. Nếu việc điều khiển trên biển không được bảo đảm bởi Hải quân, sẽ trở nên khó khăn hơn để Mỹ chứng tỏ sức mạnh ở những nơi cần thiết, nhằm đánh bại khủng bố, ngăn chặn vũ khí hủy diệt và mua bán vũ khí bất hợp pháp, ngăn chặn các quốc gia, bao gồm cả siêu cường mới Trung Quốc, có thể gây nguy hại cho Mỹ và đồng minh.
Mậu dịch thế giới và các nền kinh tế quốc gia sẽ thiệt hại như chi phí vận chuyển tăng cao do các tuyến đường biển quan trọng bị hạn chế hoặc bị tắc nghẽn do [các lực lượng] thù địch hoặc các cường quốc ven biển có tham vọng. Hơn nữa, cướp biển và tình trạng vô luật pháp trên biển nói chung, sẽ gây ra sự mất mát và bảo hiểm gia tăng đáng kể cho các công ty vận chuyển. Các nỗ lực cứu trợ nhân đạo nhanh chóng sẽ khó khăn hơn để huy động nhằm hưởng ứng việc đối phó với thiên tai như vụ sóng thần ở Indonesia, động đất ở Pakistan, và lũ lụt ở các đảo Nam Thái Bình Dương.
Nhìn thấy việc gia tăng của Hải quân Trung Quốc ở Thái Bình Dương, cựu lãnh đạo Singapore, ông Lý Quang Diệu, gần đây đã đưa ra cảnh báo cho Washington như sau: “Lợi ích cốt lõi của Hoa Kỳ đòi hòi nước này duy trì sức mạnh vượt trội ở Thái Bình Dương … Từ bỏ vị trí này sẽ giảm bớt vai trò của Mỹ trên toàn thế giới”.
Các bước có thể được thực hiện ngay bây giờ nhằm tăng cường quốc phòng trên biển của Mỹ, gồm cả khôi phục lại kế hoạch cắt giảm ngân sách Hải quân và tăng kinh phí ngay lập tức lên mức thích hợp nhằm duy trì 313 tàu hải quân với nhóm 11 tàu sân bay. Xây dựng và triển khai thêm các tàu khu trục lớn và tàu khu trục nhỏ, đặc biệt thiết kế cho chiến tranh chống tàu ngầm (ASW) và làm nhiệm vụ tuần tra nên là ưu tiên hàng đầu.
Những chiếc tàu như thế đã làm việc cực nhọc trong tất cả các cuộc xung đột lớn trong quá khứ liên quan đến sức mạnh trên biển – gồm cả hai cuộc chiến Thế giới với chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam. Tương tự, xây các tàu chiến đấu duyên hải với chi phí thấp hơn (LCS) và các tàu nhanh nhỏ, chẳng hạn như thuyền đôi chiến đấu thử nghiệm trên biển đang được Văn phòng Nghiên cứu Hải quân thử nghiệm, sẽ ít tốn kém hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ như các hoạt động đặc biệt và chống khủng bố, ngăn chặn ma túy và các nhiệm vụ nhân đạo hiện chiếm thời gian của các tàu chiến lớn hơn, phù hợp hơn cho hoạt động trên biển.
Nâng cao khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) ở vùng đất chính của Hoa Kỳ tại Alaska và xây thêm các nơi phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) ở lục địa Hoa Kỳ và châu Âu sẽ bảo vệ Mỹ và đồng minh của mình khỏi các mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên, Iran và các mối đe dọa về tên lửa đạn đạo khác. Lúc đó Hải quân có thể triển khai tàu khu trục Aegis (2) và tàu tuần dương cho các nhiệm vụ khác, ngoài nhiệm vụ phòng thủ tên lửa đạn đạo trên biển.
Nâng cao mức độ bảo trì các tàu sân bay đã ngừng hoạt động trong thời gian gần đây như tàu John F. Kennedy, mà vẫn còn trong hạm đội dự bị, là một chương trình với ảnh hưởng cao nhưng chi phí ít tốn kém giúp hạm đội của chúng ta có thêm chiều sâu. Các tàu sân bay phải ở tư thế sẵn sàng tham gia trở lại với các hạm đội đang hoạt động khi được thông báo gấp.
Một chương trình bảo trì hiệu quả cho các tàu sân bay ngưng hoạt động này là gửi một thông điệp rõ ràng tới kẻ thù của chúng ta rằng, ngay cả nếu họ may mắn đánh chìm hoặc làm hư hỏng một trong những tàu sân bay đang hoạt động của chúng ta với một tên lửa hành trình hoặc ngư lôi, thì sẽ có một tàu tương tự nhanh chóng thay thế vào vị trí tàu đó, đặc biệt là tàu sân bay được trang bị các loại máy bay gồm máy bay ném bom F-35, cất cánh và hạ cánh thẳng đứng theo chiếu dọc (VTOL).
Khi các cuộc xung đột quốc tế bùng nổ hoặc thiên tai xảy ra, câu hỏi đầu tiên mà các nhà hoạch định chính sách Mỹ (và tương tự bạn bè hay kẻ thù cũng vậy) sẽ hỏi là, “các tàu sân bay ở đâu”? Khả năng của Hoa Kỳ để chứng minh sức mạnh trên toàn cầu và bảo đảm hòa bình thông qua sức mạnh, phần lớn phụ thuộc vào Hải quân Hoa Kỳ và nhóm tàu sân bay chiến đấu cốt lõi, là lực lượng vượt trội ở Thái Bình Dương và trên khắp thế giới. Để duy trì sự liên quan của câu hỏi đã đề cập ở trên, ngay lập tức Mỹ phải đảo ngược sự giảm sút Hải quân của mình.
Robert C. O’Brien là đại diện Hoa Kỳ trong kỳ họp lần thứ 60 Đại hội đồng LHQ. Ông là đối tác quản trị Văn phòng Los Angeles của Tổng Công ty Luật và Vận động hành lang Arent Fox LLP.
———–
Ghi chú:
(1) 600-ship Navy: là kế hoạch mà Tổng thống Ronald Reagan đưa ra trong chiến dịch tranh cử năm 1980. Kế hoạch này nhằm củng cố lưc lượng hải quân Hoa Kỳ trong thập niên 80 sau chiến tranh Việt Nam, để đối trọng với Liên Xô cũ.
(2) Tàu khu trục Aegis: là loại tàu có trang bị hệ thống chiến đấu dành cho Hải quân, do Hoa Kỳ phát triển và sử dụng. Trên thế giới hiện có 5 nước có tàu khu trục Aegis: Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Nam Hàn và Na Uy với hơn 100 chiếc.
Ngọc Thu dịch
Dịch từ: http://www.huffingtonpost.com/robert-c-o/america-must-immediately_b_563628.html