Thế giới cách biệt của người lao động Việt Nam ở Nga

Phạm Toàn dịch

Người nhập cư Việt Nam làm việc tới 20 giờ mỗi ngày tại xí nghiệp Nga này đây

Người nhập cư Việt Nam làm việc tới 20 giờ mỗi ngày tại xí nghiệp Nga này đây

Ba năm trước, anh Cường để vợ và hai con ở lại Việt Nam và đi Nga kiếm công ăn việc làm.

Anh thanh niên người Hải Dương này nghĩ rằng mình có thể có cuộc sống khấm khá khi đi làm công cho một xưởng may quần áo.

Giống như những lao động chui người Việt Nam khác, anh cũng phải thay tên đổi họ – cái tên Cường chỉ là căn cước cho có vậy thôi – nhằm tránh bị nhà nước cộng sản xưa phát hiện ra và trục xuất.

Kinh tế Việt Nam Việt Nam nhanh chóng, nhưng nhiều người vẫn ra đi và lao động tại Nga, đất nước vốn có quan hệ với Việt Nam ở Đông Nam châu Ấ từ hồi Chiến tranh lạnh.

Cường là một trong hàng nghìn người Việt Nam đã rời bỏ cái nóng của quê hương để lấy cái lạnh Nga và trở thành “lao động ma” – tức những ai vào làm tại các xí nghiệp không đăng ký và không đóng thuế.

Giờ đây, sau ba năm đặt chân tới Nga, giấc mơ kiếm tiền của Cường đã trở thành ác mộng.

Cơn ác mộng bắt đầu khi Cường không tìm ra việc làm ở Mát, và thế là phải về Tula cách xa Mát tới 200km để kiếm việc.

Cường nói rằng kể từ đó mọi chuyện đều xuống dốc.

Điều kiện tồi tàn

“Tôi phải làm việc mỗi ngày 20 tiếng đồng hồ để nhận được hơn $30 đôi chút”, anh nói.

Dù cho đã lao động cả ngày lẫn đêm, song rồi Cường cũng gặp khó khăn rắc rồi về tiền bạc, vì lương không đủ chi dùng.

“Trong vòng mấy tháng, tôi bị thâm hụt hơn 165 đô”.

Anh cho biết hộ chiếu của anh đã bị chủ và cai nắm giữ mất để phòng anh và các công nhân khác không thể bỏ đi.

Cuối cùng thì Cường cũng tìm được cách bỏ trốn và kiếm được việc  khác cho một công ty xây dựng của Nga.

“May mà tôi gặp được ông chủ tốt. Làm thì cực nhọc đấy, nhưng tiền công kha khá nên cũng bõ.”

Thanh, một lao động ma ở Nga

Rồi mọi chuyện rắc rối lại ùn đến khi ông chủ công ty giữ mấy tháng lương của anh mà chẳng nói lý do vì sao hết.

Bây giờ, Cường lại khốn khổ hơn hồi anh mới đặt chân sang đây.

Anh thấy tuyệt vọng vì không thể về lại nhà với người mẹ đi khám bệnh phát hiện mắc ung thư và vợ anh đang nuôi hai con mà chẳng được anh giúp đỡ tí gì.

Những vẫn đề luật pháp

Những nguồi lao động lau rửa một xe 12 chỗ ngồi chuẩn bị đi mua sắm – một dịp thật hiếm hoi

Những nguồi lao động lau rửa một xe 12 chỗ ngồi chuẩn bị đi mua sắm – một dịp thật hiếm hoi

Theo luật pháp của Nga, thì không hề tồn tại những người lao động nhập cư như Cường và các công ty thuê họ làm.

Những người chỉ trích nói rằng như vậy là người làm công dễ dàng bị bóc lột.

Có những chủ xí nghiệp nói với tôi rằng họ sống được là nhờ chi hối lộ cho bọn cảnh sát Nga rất chi là đểu cáng, cho các cán bộ thuế và cho những người làm công việc quản lý người nước ngoài qua lại nước Nga.

Lao động trong những điều kiện như vậy là rất nhiều nguy cơ bởi vì nó là bất hợp pháp, một số công nhân nói với tôi như vậy, visa của họ đều quá hạn và họ sống thường trực trong nỗi lo bị trục xuất ra khỏi Nga.

Luật pháp Nga cấm trong vòng 5 năm không cho những ai bị trục xuất quay lại nước này. Nhưng người ta vẫn tìm được cách luồn lách chế độ đó.

Có những người lao động cho biết rằng với một số tiền nào đó thì có thể mua được hộ chiếu mang tên tuổi mới và quay lại để kiếm thêm dăm ba đồng đô-la.

Một vài người Việt Nam nói với tôi rằng mặc cho có khó khăn nguy hiểm, họ vẫn cứ kiếm ra tiền khiến họ chẳng mơ tưởng gì nữa đến việc quay về quê hương bản quán.

Những cơ may

Thanh, một cô gái trẻ, cũng đến Nga như Cường và cũng cùng quê như anh. Vào năm 2006, cô quay lại Nga lần thứ hai.

Cô thừa nhận là có vô số cạm bẫy, nhưng tuyệt nhiên không hối tiếc gì cả.

May mà tôi gặp được ông chủ tốt. Làm thì cực nhọc đấy, nhưng tiền công kha khá nên cũng bõ.”

Thanh làm từ 12 đến 14 giờ đồng hồ mỗi ngày tại một xí nghiệp “ma” nằm sát ngay ngoại vi Mát và kiếm được từ 700 đến 800 đô mỗi tháng.

Cô không phải trả tiền thuê nhà vì cô được ngủ lại xí nghiệp mà không phải trả tiền.

Thanh yêu một anh người Việt Nam làm cùng xí nghiệp.

Hai anh chị quay về nhà làm lễ cưới xong rồi trở lại Nga dưới những cái tên như hiện nay.

Bây giờ chị đã có mang 7 tháng, nhưng bụng vẫn bé – chị nói là làm việc nhiều giờ quá hẳn là có tác động xấu đến sự phát triển của đứa nhỏ.

Hai anh chị quyết định quay về Việt Nam để sinh con.

Hai anh chị đều nói là sẵn sàng đón nhận khó khăn nguy hiểm đó, vì sinh con ở Mát thì đắt lắm.

Khi nào đẻ xong họ lại quay lại Nga, mang theo cả con nhỏ và những cái tên mới.

Tuy vậy có những người như anh Cường thì không thể đợi để ra khỏi nước Nga.

Anh kiếm được giấy tờ từ Đại sứ quán Việt Nam ở Mát cho phép anh trở về nước – chứ còn kiếm được hộ chiếu thì quá đắt đỏ.

Niềm hy vọng đổi đời của anh đã bị xóa sạch và bây giờ anh chỉ còn mong chờ được về với gia đình ở Việt Nam thôi.

Vấn đề duy nhất khiến anh còn mắc kẹt lại ở Nga là vì chừng nào gia đình chưa gửi tiền qua cho thì anh vẫn không có đủ tiền vé máy bay để về.

Nguồn: http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/8482466.stm

This entry was posted in lao động. Bookmark the permalink.