Những phát ngôn đặc biệt của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp vừa qua

(GDVN) – Quan hệ với Trung Quốc; Bệnh thèm ngân sách; Công chức ma ăn lương không làm việc; Tham nhũng ăn chặn của dân… là những phát ngôn ấn tượng nhất tại Quốc hội. 

Đại biểu Dương Trung Quốc: “Trung Quốc như đánh cờ thế với Việt Nam”

Sau khi rút giàn khoan 981, Trung Quốc tiếp tục có hành động nguy hiểm, đó là việc xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của nước ta. Trả lời phỏng vấn Báo Giáo dục Việt Nam bên lề kỳ họp Quốc hội, Đại biểu Dương Trung Quốc (đoàn Đồng Nai) cảnh báo: “Đừng ảo tưởng về mối quan hệ với Trung Quốc. Với những diễn biến Trung Quốc tạo ra thời gian qua thì có thể ví như là họ đang đánh cờ thế với ta. Họ tính vài bước, còn ta cứ tính từng bước một, tức là chúng ta ứng phó nhiều hơn là có một sự chủ động.

Truyền thống của ông cha chúng ta luôn luôn đặt hòa hiếu làm mục tiêu, nhưng phương thức đạt được mục tiêu ấy chính là nguyên tắc kiên quyết bảo vệ chủ quyền của mình, chứ không phải là chúng ta cứ nhún nhường thì sẽ đạt được. Việt Nam muốn thế giới biết rằng, chúng ta rất muốn hòa bình, chúng ta rất muốn nhân nhượng, nhưng nhân nhượng cũng phải có giới hạn của nó”.

Đại biểu Dương Trung Quốc: Đừng ảo tưởng về mối quan hệ với Trung Quốc. Ảnh: Ngọc Quang.

Đại biểu Dương Trung Quốc: Đừng ảo tưởng về mối quan hệ với Trung Quốc. Ảnh: Ngọc Quang.

Nói đến tướng là nói đến quyền lợi, đó là ô tô đi lại, cần vụ, chế độ lương bổng… và như vậy nếu phong quá nhiều tướng so với nhu cầu thực tế của đất nước thì rõ ràng là nhân dân không hài lòng, bởi họ muốn tiền thuế của mình phải được sử dụng sao cho hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất. Chúng ta đang xây dựng Luật sĩ quan nhưng lại ngả sang màu quan chức. Tập trung vào quan chức thì sẽ biến tướng thành quan liêu, đấy là một nguy cơ”.Cũng tại kỳ họp này, khi nói về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, ông Dương Trung Quốc chỉ rõ: “Anh mới chỉ nói tới tâm tư của quân đội thôi. Anh có nghĩ đến tâm tư của dân không? Tại sao làm luật mà cứ nói chuyện tâm tư?

Đại biểu Đỗ Văn Đương: “Công chức ma, ăn lương không làm việc rồi bóc lột dân. Dân không chịu đâu”

Chiều 31/10, tại nghị trường Quốc hội, Đại biểu Đỗ Văn Đương – Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã có 7 phút phát biểu với nhiều lời “gan ruột”, thẳng thắn, hẳn là những ai thực tâm trăn trở với những khó khăn của nước nhà sẽ cảm thấy rất hài lòng.

Ông Đương nói: “Tới đây thông qua Luật tổ chức Chính phủ thì tôi đề nghị thu gọn bộ máy hoạt động thì mới tinh giản biên chế được. Tới năm 2020 mới giảm được 100 nghìn thì không thấm tháp gì so với 2,8 triệu công chức, mà nhiều người nói rằng khoảng 1/3 vô dụng, sáng cắp ô đi tối cắp ô về. Đây là công chức ma, ăn lương không làm việc rồi bóc lột dân. Dân không chịu đâu“.

Đại biểu Đỗ Văn Đương luôn có những phát ngôn mạnh mẽ được đông đảo cử tri ủng hộ.

“Dân thì không có nhà, đến nơi vẫn là bãi cỏ hoang. Thậm chí nhiều chủ đầu tư không thức hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước, tức là không đóng thuế quyền sử dụng đất. Như vậy là lừa cả người dân, lừa cả nhà nước. Như vậy là đại lừa”, Đại biểu Đương nhấn mạnh.Trước đó, thảo luận về dự án Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi) chiều 24/10, Đại biểu Đỗ Văn Đương cũng nói thẳng về thực trạng hàng nghìn hec-ta đất tại rất nhiều dự án ở các địa phương thu tiền của dân hàng chục năm nay nhưng vẫn bỏ hoang hóa.

Sáng 15/11, thảo luận về dự thảo Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội, ông Đương nói: “Tôi thiết tha đề nghị, đại biểu chuyên trách thì ít nhất phải là chuyên viên cao cấp và ít nhất phải có thời gian làm việc thực tiễn trong lĩnh vực mình được phân công trên 10 năm. Phải có hiểu biết thực tiễn thì mới có hiến kế xây dựng pháp luật, còn nếu không người học cao chưa chắc đã có trí tuệ. Có nông dân còn chế tạo được cả xe tăng, tàu ngầm, trong khi nhiều nhà khoa học ngồi trên giấy có làm được gì đâu. Tôi nói nhiều nhà, một số nhà, nói rõ như vậy chứ thì lại bảo tôi quy chụp”.

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền: “Quan thời nào cũng có lộc, nhưng không thể ăn chặn của dân”

Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về triển khai thực hiện Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII, Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (đoàn Lâm Đồng) chỉ rõ bốn vấn đề cần phải giải quyết triệt để: Cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu; Giảm bộ máy biên chế và sửa luật để sa thải được viên chức; Quản lý tài sản nhà nước mất dần mất mòn; Xây dựng niềm tin cho nhân dân không phải đi đến đâu cũng đưa tiền.

Ông Thuyền nói thẳng: “Tôi nhớ có một đồng chí trả lời trên truyền hình rằng cán bộ chúng tôi chưa bao giờ đòi dân phải đưa hối lộ, tại dân cứ đưa. Tại sao dân cứ đưa thì phải xem lại cán bộ của mình chứ. Bởi vì người ta không còn niềm tin nữa, người ta chữa bệnh phải đưa tiền là vì người ta không tin rằng nếu không có tiền thì anh sẽ chữa tốt cho người ta luôn. Hay tôi xin vào công chức nhà nước thì tôi phải chi tiền, vì tôi sợ anh không công tâm. Nếu tôi không chạy tiền, nhỡ ông kia chạy mất thì sao?

Nếu không xây dựng lòng tin cho người dân, cho cán bộ thì tiêu cực tham nhũng vẫn còn phát triển, vì làm cái gì cũng phải đưa tiền… Còn lộc của ông quan thì khác, làm quan thì thời kỳ nào cũng có lộc, nhưng ăn chặn của dân thì lại khác”.

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền chỉ rõ cần phải xây dựng niềm tin cho nhân dân, không thể đi đến đâu cũng đưa tiền.

Ông Thuyền lấy thí dụ từ Luật Hôn nhân gia đình của một số quốc gia có quy định rất cụ thể điều kiện được ly hôn và điều kiện không được ly hôn, đồng thời chỉ rõ: “Bộ Luật Hồng đức của chúng ta cũng quy định 7 điều kiện được ly hôn và 3 điều kiện không được ly hôn, rất rõ ràng rành mạch. Luật của chúng ta bây giờ quy định một câu rất hay là mục đích hôn nhân không đạt được, mâu thuẫn trở nên trầm trọng thì cho ly hôn. Nhưng sẽ nảy sinh chuyện tòa cấp dưới bảo trầm trọng, nhưng tòa cấp trên bảo không trầm trọng, vậy thì phải hiểu thế nào là trầm trọng? Luật của chúng ta đọc thì rất hay, nhưng để xét xử thì rất khó.Thảo luật về dự thảo Luật dân sự (sửa đổi) sáng 25/11, Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền dẫn ra quy định của dự thảo “Nếu không có luật áp dụng thỏa thuận, nếu không thỏa thuận áp dụng tập quán, nếu không có tập quán quy định thì áp dụng nguyên tắc tương tự, nếu không có nguyên tắc tương tự thì áp dụng nguyên tắc cơ bản của bộ luật dân sự; cuối cùng vì đạo đức xã hội và lẽ công bằng thì tòa án phải xét xử”, và đánh giá quy định thì rất hay nhưng cần phải xem xét cẩn trọng.

Thực sự như thế nào là công bằng? Có người nói như thế này là công bằng, nhưng có người lại nói khác. Tòa sơ thẩm nói thế này là công bằng, nhưng tòa cấp trên lại nói chưa công bằng. Vì vậy, để giải quyết vấn đề công bằng đó thì đòi hỏi thẩm phán phải trình độ thật uyên thâm mới làm được”.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa: “Khôn thì sống, mống thì chết”

Sáng 31/10, Luật sư Trương Trọng Nghĩa – Đại biểu đoàn TP.HCM đã có một phát biểu làm nóng nghị trường khi đề cập thẳng tới quan hệ kinh tế với Trung Quốc và chuyện hàng nghìn lao động phổ thông Trung Quốc tràn vào Việt Nam.

Ông Nghĩa nói: “Một trong những nguy cơ mới từ 10 năm qua đó là sự lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc. Tôi dùng chữ lệ thuộc theo nghĩa là muốn dứt ra mà không dứt được. Biết không tốt, không hay, nhưng vẫn phải tiếp tục. Sự lệ thuộc này diễn ra trên nhiều lĩnh vực: Xuất nhập khẩu, nguyên phụ liệu, đấu thầu thi công, năng lượng, viễn thông, khai thác khoáng sản, trang thiết bị công nghệ, nhân công, hàng tiêu dùng… Tại kỳ họp 7 tôi có chất vấn về sự lệ thuộc về tài chính thì được trả lời là không đáng kể, nhưng một số cử tri không đồng ý, cho rằng đã có sự lệ thuộc vào vốn và tài chính đang ẩn giấu”.

Luật sư Trương Trọng Nghĩa - Đại biểu Quốc hội đoàn TP.HCM.

Luật sư Trương Trọng Nghĩa – Đại biểu Quốc hội đoàn TP.HCM.

“Có những bài học từ nhân dân, tiền nhân là tiên trách kỷ hậu trách nhân. Khôn thì sống mống thì chết. Không thách thức khó khăn nào lớn hơn hai cuộc chiến tranh vừa qua, nhưng chúng ta đã biết biến những thách thức khó khăn thành thuận lợi, chuyển bại thành thắng nhờ biết trọng dụng và sử dụng những cán bộ hữu tài và hữu đức.Đại biểu Nghĩa đặt ra hàng loạt câu hỏi: Một nước có tiềm năng nông nghiệp lớn như Việt Nam mà lại phải nhập khẩu nông sản, nguyên liệu thực phẩm lớn từ Trung Quốc, kể cả rau quả và trứng gà? Chúng ta vẫn còn quyền tổ chức đấu thầu và chấm thầu thì tại sao lại để lọt những nhà thầu kém năng lực, có ngành chiếm đến 80-90% số lượng dự án? Tại sao thương nhân Trung Quốc có thể bằng visa du lịch đến tận miền Tây Nam Bộ thu mua nông sản, làm lũng đoạn thị trường? Tại sao buôn lậu, thực phẩm chất lượng kém vẫn ồ ạt tràn qua biên giới theo đường tiểu ngạch?

Nếu chúng ta giao quyền, giao tài sản cho những người kém cỏi về năng lực và đạo đức, lại tham lam, người ta chưa mua thì đã chủ động chào bán, thậm chí buộc người ta phải hối lộ như một điều kiện làm ăn với mình thì làm sao tránh khỏi lệ thuộc, thậm chí là mất nước”, ông Nghĩa nhấn mạnh.

Đại biểu Lê Như Tiến: “Bệnh thích hoàng tráng, thèm ngân sách đang làm khổ dân”

Nói về vấn đề phòng chống tham nhũng, Đại biểu Lê Như Tiến (đoàn Thanh Hóa) – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội dẫn ra báo cáo của Tổ chức minh bạch quốc tế công bố Chỉ số cảm nhận tham nhũng trong khu vực công (CPI) 2013 xếp Việt Nam đứng thứ 116/177 với mức điểm đạt 31/100 điểm.

Ông Lê Như Tiến – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Ảnh: Ngọc Quang.

Theo phân tích của ông Lê Như Tiến, với những công trình, dự án đó thì chỉ một số người như chủ đầu tư, chủ thầu xây dựng, ban quản lý dự án được lợi. Vì vậy, họ thích vẽ ra các dự án hoành tráng vì công trình càng lớn thì phần trăm hoa hồng, chiết khấu, tiền chảy vào túi họ càng nhiều.Ông Tiến nói thẳng: “Tham nhũng trong lĩnh vực công như vậy là còn rất nghiêm trọng; tình hình tham nhũng diễn ra phức tạp hàng ngày gây thiệt hại lớn với tài sản của nhà nước, nhân dân. Tham nhũng dẫn đến hệ quả nhiều công trình, dự án lâm vào những căn bệnh không có trong từ điển y khoa, bệnh thích hoành tráng, thèm ngân sách. Nhiều công trình dự án tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng nhưng hiệu quả, công năng sử dụng không đáng kể, thậm chí có những công trình do đẻ non, chín ép nên vừa khai trương đã phải khai tử. Người dân không được thụ hưởng những lợi ích của công trình, dự án vốn khoác áo mục đích rất to là phục vụ dân sinh”.

N.Q.

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Nhung-phat-ngon-dac-biet-cua-dai-bieu-Quoc-hoi-tai-ky-hop-vua-qua-post152796.gd

This entry was posted in quốc hội. Bookmark the permalink.