Category Archives: Tản Mạn

BÀN TIẾP VỀ LÒNG YÊU NƯỚC

Về lòng yêu nước, trước đây tôi đã có bài “Lòng yêu nước thời cộng sản”, trong đó nêu ra một số ý như sau: (1) Trong gần một thế kỷ qua lòng yêu nước của dân Việt được đề cập đến rất nhiều, nhưng được hiểu và hành động theo các cách rất khác nhau, mâu thuẩn nhau. (2) Dân Việt chia ra phe này, phái nọ chém giết nhau, thù hận nhau nhưng đều dựa vào, đều giương cao lòng yêu nước, ai cũng tự cho mình yêu nước chân chính còn người khác là bọn bán nước, bọn phản động, làm nô lệ cho ngoại bang. (3) Đất nước đã thống nhất được trên 40 năm nhưng chỉ mới thống nhất được lãnh thổ bằng vũ lực, còn lòng người vẫn chưa thực sự hòa hợp, chưa có được sự thống nhất về lòng yêu nước. Continue reading

Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Thống nhất đất nước nhưng không thống nhất được lòng dân…

Thống nhất đất nước mà không thống nhất lòng dân thì có gì để đáng tự hào mãi. Chúng ta chẳng được gì hết khi giờ này còn tổ chức mừng vui lễ hội. Một nửa dân tộc mừng vui vì đã xát muối vào lòng của một nửa dân tộc còn lại như đã làm suốt 40 năm qua để được gì. Chúng ta biết hòa hợp hòa giải dân tộc là mệnh lệnh của thời đại, chậm ngày nào là tụt hậu ngày ấy. Nhưng chúng ta chỉ nói chứ không làm thì hòa giải hòa hợp cái gì. Vậy thì chúng ta mong chi điều thiêng liêng ấy khi cứ đến ngày 30/4 đế lại tổ chức ăn mừng vào chiến công xưa như một kẻ chỉ biết ăn mày vào quá khứ, giống như con thằn lằn chỉ biết ăn đuôi của mình để sống… Continue reading

Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Hôm nay cá chết. Và ngày mai.

Muốn nuốt chửng vĩnh viễn dải đất Việt Nam thì phải xóa sổ dân tộc Việt Nam. Gần ngàn năm đô hộ xứ Giao Chỉ, Đại Hán âm thầm và quyết liệt loại trừ dân tộc Việt bằng đồng hóa và đã thất bại.
Dù bị hòa máu, pha loãng dòng máu Việt trong dòng máu Hán. Dù kẻ sĩ, tinh hoa người Việt bị giết, bị bắt đưa về phương Bắc. Dù văn bia điển tích gốc gác người Việt bị đập, gia phả bị đốt, bị vơ vét đưa đi mất tích. Dù bao nhiêu thế hệ người Việt nối tiếp nhau phải học lễ nghi, phong tục, văn hóa Đại Hán. Nhưng văn minh sông Hồng ở ca dao, tục ngữ, ở lời hát ru của mẹ, ở câu chuyện cổ tích của bà, ở lịch sử dân tộc, ở huyết thống ông cha, ở khí thiêng sông núi đã lặn trong máu người Việt không bao giờ phôi phai. Văn minh sông Hồng không chói lọi nhưng đặc sắc và bền bỉ vẫn song song tồn tại cùng nền văn minh Đại Hán. Nền văn minh sông Hồng còn, dân tộc Việt Nam còn. Continue reading

Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Thiệt hại bao nhiêu

Vụ cá ở Miền Trung chết trắng biển trong mấy ngày qua làm nhức nhối trên 90 triệu con tim người Việt. Sáng ngày 22 tháng 4 đài VTV1 đưa dự đoán thiệt hại ở Hà Tĩnh lên đến 4 tỷ. Tôi nghe và vô cùng ngạc nhiên về con số đó. Tôi ước tính số thiệt hại của vụ đầu độc cá biển vừa rồi phải gấp hàng vạn lần con số 4 tỷ do ai đó đưa ra. Con số 4 tỷ chắc là được tính chỉ dựa vào số lượng cá bị chết đã thống kê được. Thế còn những thiệt hại chưa thấy được, chưa phát lộ ngay mà sẽ diễn ra trong tương lai thì ai sẽ tính và tính như thế nào. Continue reading

Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Chuyện tình báo trong The Sympathizer

Sau kỳ bầu chọn giữa ứng cử viên John Kerry, một cựu chiến binh từng phục vụ tại Việt Nam, đối đầu với George W. Bush (con) vào năm 2004 thì trong các cuộc vận động sau đó, cụm từ “Cuộc chiến Việt Nam” đã lùi vào lịch sử, thay vào là Iraq và Afghanistan.
Kỳ bầu cử năm nay, ứng cử viên Ted Cruz có đề nghị ném bom trải thảm để tiêu diệt ISIS, nhưng không ai nhắc đến cuộc chiến cách đây nửa thế kỷ, khi Mỹ dùng B-52 ném bom như trải thảm để tiêu diệt các căn cứ của Việt Cộng.
Ted Cruz còn quá trẻ hay ông không có nhiều hiểu biết về cuộc chiến Việt Nam nên đã đề nghị như thế mà không lường hậu quả sẽ ra sao. Cũng không có một nhà báo nào đặt cho ông câu hỏi nếu phải đem quá khứ Việt Nam ra soi chiếu cho tương lai, ông sẽ nghĩ sao về bom trải thảm. Continue reading

Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Những cơn biến động nhân gian

Hình ảnh hàng chục ngàn người chạy xô đẩy tranh nhau vào được khu vực đền Thượng, Phú Thọ làm lễ giỗ tổ Hùng Vương năm nay đã mang lại cho không ít người chứng kiến cảm giác sợ hãi.
Không phải sợ hãi vì sự hỗn loạn, đạp nhau có thể thiệt hại nhân mạng, mà kinh hoàng vì đó là hình ảnh của cơn biến động nhân gian, mà tín ngưỡng chỉ là một cái cớ.
Việc thờ cúng các đời huyền sử Hùng Vương như một cách ghi nhớ tổ tông, giống nòi không phải là chuyện lạ, mà đã có từ cả trăm năm nay. Continue reading

Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Tương tác, cộng sinh: con đường sống của dân tộc

Khoảng hơn 35 năm trước, khi sống ở Iran, tôi có dịp di chuyển nhiều và có những buổi chiều tà xe còn đang chạy trong sa mạc, thì bóng tối ập xuống. Rất nhanh và đáng sợ. Sa mạc Iran phần lớn là sa mạc đá nên không lấp lánh như sa mạc cát của nhà văn Pháp Saint Exupéry, mà đầy bóng đen đe dọa. Người tài xế dù thuộc đường tới đâu cũng yên bụng khi thấy rất xa, lần lượt có những điểm sáng lập loè đom đóm xuất hiện. Với người không kinh nghiệm như tôi thì những điểm sáng ở rất xa nhau, không thành một khối, có thể mang thêm rối loạn cho người đang tìm đường. Người tài xế Iran bập bẹ chút tiếng Anh trấn an tôi: Look only one light! (Nhìn một ngọn sáng thôi). Lẽ dĩ nhiên tôi không hiểu gì hết nhưng cũng chẳng có cách gì khác là ngồi yên, quan sát. Continue reading

Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Unfair elections in Vietnam How the communist party manipulates the process

Unfair elections in Vietnam How the communist party manipulates the process Pham Doan Trang   Please click HERE.

Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Tạ Chí Đại Trường: miên man chữ nghĩa

Lần đầu tôi “quen” anh là qua một bài viết mà anh gửi cho tờ Nghiên cứu Lịch sử ở Hà Nội, do thầy P, bạn cùng ngành Sử với TCĐT, cho tôi xem vào khoảng năm 1982, 1983. Đó là một bài phản biện về sử học khoảng 9, 10 trang đánh máy, qua đó, TCĐT phản bác cách lập luận cũng như những lời kết án nặng nề tác phẩm “Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802” của anh do Nguyễn Phan Quang và Nguyễn Đức Nghinh viết. Hai nhà nghiên cứu này, trong hai số liền của tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (Hà Nội) năm 1976, vạch ra những “nọc độc” chứa đựng trong cuốn sách với mục đích hạ bệ người anh hùng Quang Trung nhằm phục vụ cho ý đồ xâm lược của Mỹ Ngụy. Cuối bài viết, TCĐT khẳng định “Vấn đề không thể giải quyết bằng những lời gầm gừ thô bạo, kêu gọi đến quyền lực”. và thách thức “Và nhất là đừng đe dọa chúng tôi” (…) “Thân xác có sự run sợ chính đáng của nó, nhưng chân lí lại ở bên ngoài sự hèn nhát đáng thông cảm ấy: xin hiểu cho”. Trong thời điểm đó, lúc mà sự sợ hãi ngự trị trên toàn miền Nam dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà cầm quyền Cộng sản, nhất là đối với những người đi ở tù về như TCĐT (TCĐT được thả năm 1981, cùng một năm với tôi), bài viết là một thái độ cam đảm hiếm thấy. Continue reading

Posted in Tản Mạn | Leave a comment

“Non nước thề bồi, thôi xí xóa” (Mênh mông thế sự 33)

“Xí xóa” cho đỡ nặng nợ chuyện thề bồi trong “Mênh mông thế sự 32” đã nói. Không phải “xí xóa” vì cái lý đã tự trấn an “quỷ thần nào chứng ở hai vai” cho dù chưa đủ sức xua tan nỗi ám ảnh, nhưng cũng tạm nguôi ngoai sự bấn loạn. Kẻ “vô thần” đâu có tin chuyện quỷ thần mà “chứng” lại chả “chứng”. Thôi thì “làm sao cũng chẳng làm sao, dù có thế nào cũng chẳng làm chi”.
Mà “xí xóa” vì làm sao có thể thực hiện được lời thề khi sự lạc điệu đang tiếp tục được khẳng định mà sự lạc hậu ngày càng đẩy tới một cách nguy hiểm? Xin chỉ lẩy ra đây vài dòng tin nóng hổi trên báo chí “nhà nước” để nói tiếp điều đã nói kỳ trước. Continue reading

Posted in Tản Mạn | Leave a comment