Quản lý phát triển đô thị bền vững nhìn từ chương trình đô thị mới của Liên Hiệp Quốc

 TS. Đặng Việt Dũng  – Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam

Nhiệm vụ quản lý phát triển đô thị bền vững đòi hỏi sự hợp tác đa ngành, sự tham gia của các bên liên quan từ cấp chính quyền đến cộng đồng, nhằm đảm bảo rằng các thành phố phát triển theo cách bền vững về môi trường, công bằng về xã hội và có khả năng đáp ứng các nhu cầu kinh tế lâu dài. Bão Yagi (bão số 3), đổ bộ vào đất liền nước ta trong hai ngày 7 và 8 tháng 9 vừa qua, được xác định là siêu bão với sức gió mạnh nhất đạt 260 km/h. Bão Yagi và hoàn lưu của bão đã gây tổn thất nặng nề về người và tài sản cho các tỉnh phía Bắc và hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, trong đó các đô thị trong vùng đã bị tàn phá nghiêm trọng, nhất là các công trình hạ tầng phục vụ đời sống đô thị. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thiệt hại do bão Yagi gây ra có thể kéo giảm 0,15% GDP của cả nước trong năm 2024.

Continue reading

Posted in Đặng Việt Dũng, Nguoidothi, Quản lý đô thị | Comments Off on Quản lý phát triển đô thị bền vững nhìn từ chương trình đô thị mới của Liên Hiệp Quốc

Làm sao có thể bảo vệ quyền riêng tư ngày nay? (*)

Đoàn Bảo Châu

Video dưới đây cho thấy mức độ xâm phạm quyền riêng tư nghiêm trọng mà công nghệ có thể gây ra. Ở châu Âu, việc sử dụng các công nghệ như vậy có thể vi phạm pháp luật, nhưng tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác, có thể không có quy định kiểm soát chặt chẽ.

https://www.facebook.com/watch/?v=8324341994348368&__tn__=F

Chỉ cần đeo kính thông minh và đi ngang qua ai đó, người dùng có thể chụp ảnh và gửi thông tin vào điện thoại. Chỉ với một cái liếc mắt, họ có thể biết tên, địa chỉ và số điện thoại của người khác. Quyền riêng tư – một quyền cơ bản – đang bị biến thành một loại dịch vụ có thể bị thương mại hóa dưới hình thức đăng ký hàng tháng. Điều này không chỉ là một viễn cảnh bi quan mà còn là khả năng có thể xảy ra trong thế giới số hóa hiện nay.

Continue reading

Posted in AI, Đoàn Bảo Châu, Quyền riêng tư | Comments Off on Làm sao có thể bảo vệ quyền riêng tư ngày nay? (*)

Nhận diện hung thủ tấn công ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa

Đặng Sơn Duân

October 01, 2024 

Hai tàu Trung Quốc tấn công các ngư dân Quảng Ngãi ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngày 29.9 là tàu Tam Sa Chấp Pháp 101 (Sansha Zhifa 101) và Tam Sa Chấp Pháp 301 (Sansha Zhifa 301). Theo lời kể của các ngư dân bị tấn công được báo chí Việt Nam thuật lại chiều ngày 1.10, các tàu tấn công họ là hai tàu sắt mang số hiệu 301 và 101. Hai tàu này đã thả 3 ca nô truy đuổi tàu cá QNg 95739 TS vào sáng 29.9 ở quần đảo Hoàng Sa.

Di chuyển của tàu Sansha Zhifa 101 trong các ngày 29, 30 và 1.10.

Continue reading

Posted in Biển Đông, Đặng Sơn Duân, geoint.asia, Tàu cá VN bị tấn công | Comments Off on Nhận diện hung thủ tấn công ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa

Tàu Trung Quốc đã tấn công, đánh đập ngư dân Quảng Ngãi như thế nào?

BBC

Các ngư dân Quảng Ngãi kể lại câu chuyện kinh hoàng mà họ vừa trải qua trên Biển Đông, khi bị tàu Trung Quốc tấn công và đánh đập.

Chụp lại hình ảnh: (Từ trái sang phải) Thuyền viên Huỳnh Tiến Công, thuyền trưởng Nguyễn Thanh Biên và thuyền viên Nguyễn Thương của tàu cá QNg 95739 TS

“Tàu có cờ Trung Quốc. Chúng tôi đánh bắt ở ngư trường đó và (tàu tấn công) là tàu của Trung Quốc nhưng không biết loại nào. Chúng lên tàu thì bận đồ rằn ri, chúng đánh thì anh em gục hết rồi nên không biết gì hết”. 

Đó là lời kể của ông Nguyễn Thanh Biên, 40 tuổi, ngụ thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, thuyền trưởng tàu cá QNg 95739 TS, với cộng tác viên của BBC News Tiếng Việt vào ngày 2/10.

Continue reading

Posted in BBC, Biển Đông, Tàu cá VN bị tấn công | Comments Off on Tàu Trung Quốc đã tấn công, đánh đập ngư dân Quảng Ngãi như thế nào?

Thay đổi quy trình vận hành các hồ chứa thuỷ điện

TS. Tô Văn Trường – Chuyên gia độc lập về tài nguyên nước và môi trường

Các bài học quý giá từ bão Yagi về lũ quét và sạt lở đất phải được tích hợp vào quy hoạch phòng chống thiên tai và cập nhật sửa lại quy trình vận hành các hồ chứa thủy điện, qua đó cải thiện khả năng quản trị rủi ro thiên tai.

 

Continue reading

Posted in Quản lý nguồn nước, Tô Văn Trường | Comments Off on Thay đổi quy trình vận hành các hồ chứa thuỷ điện

Dự án kênh đào Funan Techo – Góc nhìn kỹ sư: Cơn bão trong ly nước

Đặng Đình Cung

Kỹ sư tư vấn

Dự án kênh đào Funan Techo là một công trình rất lớn xây ở ngay bên cạnh nước ta [i]. Như mọi việc mới lạ, đồng bào ta lo ngại ảnh hưởng tiêu cực của dự án đến đời sống hàng ngày, an ninh và môi trường sống [ii].

Với thông tin gom được trên mạng Internet, bài này rà xét dự án để xem lo ngại của đồng bào có cơ sở hay không.

Continue reading

Posted in Đặng Đình Cung, Kênh đào Funan Techo | Comments Off on Dự án kênh đào Funan Techo – Góc nhìn kỹ sư: Cơn bão trong ly nước

Xung đột Hezbollah – Israel leo thang và chiến tranh với Iran bùng nổ

Đỗ Kim Thêm

Tên lửa của Iran bị phòng không Israel đánh chặn trên bầu trời Jerusalem, ảnh: AFP / Menahem Kahana

Kể từ khi tổ chức khủng bố Hamas tấn công vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, các vụ xung đột đẫm máu xảy tại Dải Gaza cho đến nay vẫn chưa kết thúc. Nhưng gần đây, cộng đồng quốc tế còn tỏ ra lo ngại nhiều hơn khi giao tranh giữa Israel và lực lượng dân quân Hezbollah ở Lebanon đang gia tăng. Bằng chứng là sau cái chết của thủ lĩnh Hamas Ismail Haniya và thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah, tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn. 

Continue reading

Posted in Đỗ Kim Thêm, Xung đột Trung Đông | Comments Off on Xung đột Hezbollah – Israel leo thang và chiến tranh với Iran bùng nổ

Cải cách thể chế ôn hòa: Con đường cho một Việt Nam Tự Do, Dân Chủ và Thịnh Vượng

LS Vũ Đức Khanh

30/09/2024

Một Việt Nam tự do, dân chủ và thịnh vượng sẽ không chỉ là kết quả của cải cách thể chế mà còn là minh chứng cho sự trưởng thành chính trị của cả ĐCSVN và các lực lượng chính trị đối lập.

Việt Nam đang đối mặt với những thách thức chưa từng có trong bối cảnh toàn cầu đầy biến động và cạnh tranh địa chính trị gia tăng. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ nằm ở các thách thức từ bên ngoài mà còn ở sự bế tắc chính trị trong nước. Đối với nhiều lực lượng đối lập, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) được xem là chướng ngại vật cuối cùng trên con đường dân chủ hóa đất nước. Trong khi đó, Đảng CSVN lại cho rằng sự ổn định chính trị hiện tại là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế và bảo vệ độc lập quốc gia.

Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để cả Đảng CSVN và các lực lượng đối lập có thể tìm được tiếng nói chung, chấp nhận một giải pháp cải cách thể chế ôn hòa, nhằm hướng tới một Việt Nam tự do, dân chủ, và thịnh vượng? Bài viết này sẽ phân tích bốn trụ cột trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, đồng thời đề xuất một giải pháp cải cách ôn hòa, trong đó quyền lợi quốc gia dân tộc được đặt lên trên hết.

Continue reading

Posted in Cải cách thể chế chính trị, ĐCSVN, thoibao.de, Vũ Đức Khanh | Comments Off on Cải cách thể chế ôn hòa: Con đường cho một Việt Nam Tự Do, Dân Chủ và Thịnh Vượng

Quan hệ Việt – Mỹ: Cuộc hôn nhân tiện lợi và lựa chọn lâu dài của Việt Nam

Vũ Đức Khanh

(VNTB) – Bản chất của mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ vẫn chủ yếu là một cuộc hôn nhân vì lợi ích, dựa trên sự cần thiết chứ không phải là một tình bạn sâu sắc hay mối quan hệ đối tác lâu dài dựa trên các giá trị chung.

Posted in Quan hệ Việt - Mỹ, VNTB, Vũ Đức Khanh | Comments Off on Quan hệ Việt – Mỹ: Cuộc hôn nhân tiện lợi và lựa chọn lâu dài của Việt Nam

Lựa chọn của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu mới

Nguyễn Đức Thành

Nhân dịp chuyến đi thăm Mỹ của Đại tướng Tổng Bí thư Chủ tịch nước với nhiều động thái và lời phát biểu mang lại nhiều hy vọng về quan hệ Việt Mỹ, tôi xin chia sẻ (trích đoạn) lại một bài viết cách đây mấy năm về việc góp phần xây dựng tầm nhìn cho Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ – Trung ngày càng trở nên quyết liệt, đồng thời không sớm chấm dứt. 

Cho tới lúc này thì tôi thấy nên viết một bài mới, sâu hơn, cập nhật hơn, với nhiều bổ sung chỉnh sửa. Nhưng trong khi lười chưa viết, thì cứ đăng tạm lại để bạn đọc tham khảo. Trong bài này, tôi nghĩ phần quan trọng nhất là cần hiểu về chiến lược hành động của Mỹ để định vị chiến lược cho Việt Nam. Với Mỹ, tôi đề xuất quan điểm “ba Vùng chiến lược”. Với Việt Nam, tôi gọi lựa chọn của Việt Nam là “do dự chiến lược”, mà cái vỏ bề ngoài của nó mọi người thường cho là nó õng ẹo ngoại giao cây tre. Nhưng thực ra Việt Nam không còn lựa chọn nào khác cả.

Continue reading

Posted in Nguyễn Đức Thành, Quan hệ quốc tế, Quan hệ Việt - Mỹ - Trung | Comments Off on Lựa chọn của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu mới