Xây dựng cáp ngầm qua Biển Đông: cần đa phương hóa để tránh lệ thuộc Trung Quốc

RFA

2024.10.16

Việt Nam đang có kế hoạch lắp đặt các tuyến cáp ngầm qua Biển Đông bổ sung cho năm tuyến đang lão hóa. Đây không chỉ là vấn đề k thuật mà còn là một vấn đề địa chính trị và an ninh quốc gia. Quyết định của chính quyền Hà Nội đối với dự án này bị cho sẽ ảnh hưởng đến tương lai Việt Nam nhiều thế hệ tiếp theo. 

Logo của công ty cáp ngầm Trung Quốc HMN TechnologyReuters

Continue reading

Posted in An ninh quốc gia, Quan hệ quốc tế, RFA, Tuyến cáp biển | Comments Off on Xây dựng cáp ngầm qua Biển Đông: cần đa phương hóa để tránh lệ thuộc Trung Quốc

Từ giải thưởng Nobel kinh tế, lại nghĩ đến Việt Nam

Hoàng Quốc Dũng

“Tiền là Tiên là Phật. Chẳng ai phản đối câu nói dân dã này của người Việt Nam. Nói tóm lại Kinh tế quyết định tất cả. Sự thành bại của một cá nhân, của một quốc gia phụ thuộc vào kinh tế.

NHƯNG CÁI GÌ QUYẾT ĐỊNH CHO SỰ THÀNH BẠI CỦA KINH TẾ?

Câu trả lời nằm trong giải Nobel kinh tế 2024.

Continue reading

Posted in Giải Nobel Kinh tế, Hoàng Quốc Dũng, Kinh tế và Chính trị | Comments Off on Từ giải thưởng Nobel kinh tế, lại nghĩ đến Việt Nam

Hàng từ bên kia biên giới

Minh Kha

Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh

Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, nửa đầu năm nay, mỗi ngày có 4-5 triệu đơn hàng từ Trung Quốc về Việt Nam với giá trị khoảng 50 triệu USD không phải đóng thuế. Theo Quyết định 78/2010, hàng hoá nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có trị giá từ 1.000.000 đồng trở xuống được miễn thuế nhập khẩu và thuế GTGT. Một container đầy hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam, chia nhỏ có thể chứa 15.000 đơn hàng, nếu đáp ứng giá trị dưới một triệu đồng mỗi đơn, sẽ không phải thực hiện các hoạt động kiểm tra chuyên ngành hay đóng thuế.

Điều này tạo ra môi trường bất bình đẳng khi các doanh nghiệp Trung Quốc được hưởng các ưu đãi cho hàng hoá xuất khẩu, trong khi nhà sản xuất, doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong nước phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế nội địa. Nhiều quốc gia như Mỹ hoặc Liên minh châu Âu cũng “đau đầu” với các gói hàng giá trị thấp và cân nhắc bỏ quy định giá trị tối thiểu hàng miễn thuế. Thái Lan từ đầu 2021 đã tiến hành thu thuế giá trị gia tăng 7% với tất cả hàng hoá nhập khẩu, không phân biệt giá trị. Singapore cũng làm tương tự từ năm 2023.

Quyết định miễn hay thu thuế đều rất khó khăn. Nếu tiếp tục miễn thuế sẽ khó hỗ trợ sản xuất trong nước, nhưng đánh thuế thì lại xung đột với lợi ích người tiêu dùng, hơn hết là phải có nhân sự và hệ thống để đảm nhận khối lượng công việc khổng lồ.

Continue reading

Posted in Minh Kha, Quản lý kinh tế, Thương mại điện tử, VNexpress | Comments Off on Hàng từ bên kia biên giới

Bài toán cáp biển Việt Nam: Lệ thuộc Mỹ hay Trung Quốc đều gặp trái đắng

BBC

Việt Nam được cho là đang chịu sức ép từ cả hai phía Mỹ và Trung Quốc trong việc trao gói thầu lắp đặt 10 đường cáp ngầm trọng yếu dưới biển. 

Nguồn hình ảnh: BBC/Getty Images

Continue reading

Posted in BBC, Quan hệ Việt - Mỹ - Trung, Tuyến cáp biển | Comments Off on Bài toán cáp biển Việt Nam: Lệ thuộc Mỹ hay Trung Quốc đều gặp trái đắng

Tầm nhìn về chất đất của chính khách

Mai Bá Kiếm 

Vừa rồi, Quốc hội bàn về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất để làm Dự án cao tốc Bắc – Nam. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà có lẽ “xót ruột” khi nói “đất sử dụng cho giao thông tăng rất lớn và không thể lấy từ đâu khác ngoài 3,5 triệu ha đất nông nghiệp và 15,6 triệu ha lâm nghiệp”. 

Tự xưng xuất thân từ ĐBSCL, chủ nhiệm UB Quốc phòng – An ninh Lê Tấn Tới “hoan h kết luận”: “Không có đất nước, vùng nào giàu lên nhờ trồng lúa mà phải phát triển công nghiệp và dịch vụ khác”, rồi dẫn chứng: “Thời bao cấp, khoảng 1980, cả nước thiếu lương thực, ĐBSCL làm lương thực cứu các nơi thoát đói. Tuy nhiên, mấy chục năm qua người dân ở đây vẫn nghèo, làm lương thực thì người dân không khá nổi”.

Continue reading

Posted in Chính khách Việt Nam, Mai Bá Kiếm, Quản lý đất đai | Comments Off on Tầm nhìn về chất đất của chính khách

Hưởng ứng phát biểu của ngài Tô Lâm và góp vài đề nghị

Nguyễn Đình Cống

1- Giới thiệu. Về đối nội và đối ngoại

 Với cương vị Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước, ngài Tô Lâm đã có một vài phát biểu đáng chú ý về kỷ nguyên mới phát triển đất nước. Ông Nguyễn Quang A và một số người khác hy vọng rằng đó sẽ là kỷ nguyên dân chủ hóa đất nước. Mà cách dân chủ hóa tốt nhất là từ trên xuống theo phương án thượng sách, nghĩa là chuyển dần từ độc quyền toàn trị sang dân chủ hóa trong hòa bình, tránh bạo lực, có kế hoạch, có sự tham gia, đóng góp của lãnh đạo cao cấp Đảng cộng sản. 

Tuy vậy cũng còn nhiều người, dựa vào quá khứ của ngài Tô Lâm lúc còn làm lãnh đạo ở Bộ Công an dưới thời của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mà tỏ ra nghi ngờ. Tôi cho rằng nghi ngờ là đúng, nhưng xin chớ vì nghi ngờ mà vội vàng khẳng định. Nghi ngờ là để xem thử lời nói có đi đôi với việc làm hay không, theo phương châm “Chớ vội tin vào lời nói mà hãy xem kỹ việc làm”. Phải chăng lúc còn ở Bộ Công an, ngài Tô Lâm phải làm theo ý chỉ đạo của cấp trên.

Với cương vị Chủ tch nước, ngài Tô Lâm, trong một thời gian ngắn đã đến nhiều nước, gặp gỡ nhiều nhân vật quan trọng, phát biểu nhiều ý kiến rất đáng quan tâm. Những người nghi ngờ cho rằng ngài Chủ tịch nói vậy nhưng chưa chắc đã thật lòng mà chỉ là để thực hiện việc đối ngoại mà thôi. 

Tôi nghĩ hơi khác. Lãnh đạo một đất nước, ngoài việc đối nội phải chú ý tới đối ngoại, mà đối nội là chủ yếu, đối ngoại phải trên cơ sở phục vụ cho đối nội. Quan trọng của đối ngoại là tạo được niềm tin cậy của các nước bạn. Mà để có được tin cậy thì phải chân thành và trung thực. Với những cơ quan tình báo nhà nghề như của Mỹ và các nước tiền tiến, làm sao mà dối được họ khi nói một đàng làm một no khác. Đối ngoại thường phải đặt lùi lại, sau đối nội, hoặc cùng lắm là ngang bằng đối nội, giống như tiền nhân đã tổng kết: Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ. Chỉ những người vô minh mới đặt đối ngoại cao hơn, quan trọng hơn đối nội. Và nếu làm như thế vì một mưu đồ nào đó không trong sáng thì rất khó tránh khỏi sự sụp đổ tất yếu sẽ xảy ra. 

Đối với ngài Tô Lâm, tôi theo phương châm “Kiên nhẫn chở đợi”, có nghĩa là “Không vội tin vào lời nói mà phải xem kỹ việc làm”. Để làm tốt công việc cải cách đụng chạm đến thói quen và quyền lợi của một số người thì ngoài sự suy nghĩ, cân nhắc thật thấu đáo tình thế và tương quan lực lượng, còn phải lập kế hoạch hành động từng bước để tránh việc “Dục tốc bất đạt” (Muốn làm nhanh sẽ không đạt).

Continue reading

Posted in Con đường dân chủ hoá, Nguyễn Đình Cống, Tô Lâm | Comments Off on Hưởng ứng phát biểu của ngài Tô Lâm và góp vài đề nghị

Phẩm cách của người lãnh đạo

Đinh Quang Anh Thái / Tự lực Boockstore

Posted in Bầu cử Mỹ 2024, Đinh Quang Anh Thái, Nina Hòa Bình Lê | Comments Off on Phẩm cách của người lãnh đạo

Lẽ ra kỷ nguyên mới đã bắt đầu từ gần mười năm nay

Nguyễn Quang A

Không có chuyện “giá như … thì” trong xã hội, nhưng trong thế giới tư duy, chúng ta hoàn toàn tự do để bàn về chuyện “giá như” để tranh luận, để rút ra những bài học nên cân nhắc tiếp thu hay nên tránh, làm tăng sự hiểu biết, tích tụ kiến thc.

Continue reading

Posted in Con đường dân chủ hoá, Nguyễn Quang A | Comments Off on Lẽ ra kỷ nguyên mới đã bắt đầu từ gần mười năm nay

Việt Nam: Căn cứ hậu cần của Đông Nam Á?

Phần IV – Đường sắt  (*)

Đặng Đình Cung

Kỹ sư tư vấn

Bài này tổng hợp các bài chúng tôi đã viết trong quá khứ về ngành đường sắt cho nước ta. So với những gì chúng tôi đã viết trong những bài trước, bài này cập nhật tình trạng hiện nay của đất nước về kinh tế, xã hội và kỹ thuật, cộng với biến đổi tư duy của giới cầm quyền nước ta về những vấn đề đó.

Chúng tôi sẽ bàn về:

– Mạng đường sắt.

– Các tiêu chuẩn kỹ thuật.

– Hợp tác quốc tế.

Continue reading

Posted in Đặng Đình Cung, Phát triển đường sắt VN | Comments Off on Việt Nam: Căn cứ hậu cần của Đông Nam Á?

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tới Việt Nam: Ký kết về đường sắt và gì nữa?

BBC

13 tháng 10 2024

Trong chuyến thăm chính thức tới Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, hai nước đã ký kết 10 thỏa thuận hợp tác, trong đó có thỏa thuận về kết nối đường sắt, triển khai dịch vụ thanh toán xuyên biên giới bằng mã QR. 

Chụp lại hình ảnh: Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (trái) vừa có cuộc hội đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính vào hôm nay 13/10Nguồn hình ảnh: Getty Images

Continue reading

Posted in BBC, Quan hệ Việt - Trung | Comments Off on Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tới Việt Nam: Ký kết về đường sắt và gì nữa?