Trung Quốc: Trồng được rau ở Phú Lâm là ‘thắng to’ trong khẳng định chủ quyền

Trồng được rau ở đảo Phú Lâm (?): Trong rau có máu người Việt

https://scontent-sjc3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-0/s600x600/100795522_10158743445936122_5626032589367148544_o.jpg?_nc_cat=107&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=YcnC_fe7MFgAX9FnwdS&_nc_ht=scontent-sjc3-1.xx&_nc_tp=7&oh=5cf0a9f70f6f43f3cdcac7aee7bd5ebb&oe=5EF1199D
Các hình ảnh được cho là đang trồng rau trên đảo PL

Dĩ nhiên là máu của 58 chiến sĩ Hải Quân Việt Nam. Đảo Phú Lâm là một phần trong quần đảo Hoàng Sa mà phần cuối phía Tây là của người Việt bị TQ chiếm năm 1974; Người Việt vẫn tiếp tục tuyên bố chủ quyền với vùng bị tạm chiếm này, đã lập huyện hành chánh quản lý Hoàng Sa và luôn tâm niệm: “năm sau về Hoàng Sa”.

Hoàn cầu Thời báo của TQ vừa đưa tin: Trung Quốc vừa đạt một thắng lợi lớn là đã thu hoạch 1,5 tấn rau tại căn cứ quân sự lớn nhất của mình ở đảo Phú Lâm. Phú Lâm là đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, mà Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền.

Bắc Kinh đang hô hoán cùng trời là cuộc thu hoạch rau này là “một chiến thắng to lớn” của Bắc Kinh trong cuộc chiến tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Lần này thì TQ viện dẫn luật (vì xưa giờ họ có cần luật gì đâu?), theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), nơi nào duy trì được khả năng cư trú của con người, có nền kinh tế độc lập, không phụ thuộc vào nhập khẩu từ bên ngoài thì đủ điều kiện để trở thành đảo chính thức.

Hiện không có căn cứ quân sự và đảo nhân tạo nào của Trung Quốc trên Biển Đông đáp ứng tiêu chuẩn trên. Vì vậy, các đảo nhân tạo mà Trung Quốc tự tuyên bố chủ quyền đều bị cho là “đá” hoặc là thực thể “phi đảo” trong phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực năm 2016.

Về hình thức, Trung Quốc đã xây dựng các nhà kính và mang đất từ đất liền ra nhưng đến nay, đều thất bại không “tự túc lương thực” trên đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa và Đá Chữ Thập ở Trường Sa.

Dự án canh tác trên nền cát của đảo Phú Lâm là một dự án của quân đội Trung Quốc phối hợp với một trường đại học nghiên cứu hàng đầu của nước này – Đại học Giao thông Trùng Khánh, công bố là “biến cát thành đất màu” làm thảm thực vật, tất cả cũng nhằm chiếm đoạt, tuyên bố chủ quyền.

Thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục thực hiện các hành động gây hấn, lấn át trên biển Đông, lợi dụng tình hình đại dịch Covid-19 đang diễn ra trên toàn cầu.

Vũ Kim Hạnh

 Hải quân Trung Quốc tuần tra trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

 Hải quân Trung Quốc tuần tra trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

 Trung Quốc vừa thu hoạch 1,5 tấn rau tại căn cứ quân sự lớn nhất của mình ở đảo Phú Lâm, tờ báo nhà nước Trung Quốc, Hoàn cầu Thời báo, đưa tin.

Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền nhưng do Trung Quốc kiểm soát trên thực tế.

Cuộc thu hoạch vừa rồi được xem là “một chiến thắng to lớn” của Bắc Kinh trong cuộc chiến tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, báo của Trung Quốc viết. Đó là vì theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), những nơi duy trì được khả năng cư trú của con người, có nền kinh tế độc lập, không phụ thuộc vào nhập khẩu từ bên ngoài thì đủ điều kiện để trở thành đảo chính thức.

Hiện không có căn cứ quân sự và đảo nhân tạo nào của Trung Quốc trên Biển Đông đáp ứng tiêu chuẩn trên. Vì vậy, tất cả các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng nhằm khẳng định chủ quyền đều bị cho là “đá” hoặc các thực thể “phi đảo” trong phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực năm 2016.

Việc biến các đảo nhân tạo thành đảo chính thức là vấn đề lâu nay của Bắc Kinh, vì tất cả các khu định cư mà Trung Quốc xây dựng trên Biển Đông đều thiếu nước ngọt và đất trồng.

Trung Quốc đã nỗ lực xây dựng các nhà kính và mang đất đai màu mỡ từ đất liền đến, nhưng cho đến gần đây đều thất bại trong kế hoạch “tự túc lương thực” cho các căn cứ trên đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa và Đá Chữ Thập ở Trường Sa.

Dự án canh tác trên nền cát của đảo Phú Lâm là một dự án của quân đội Trung Quốc phối hợp với một trường đại học nghiên cứu hàng đầu của nước này – Đại học Giao thông Trùng Khánh.

Theo tờ báo Trung Quốc, nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc “biến cát thành đất màu” để tạo môi trường màu mỡ cho thảm thực vật, mở đường cho nông nghiệp với khả năng “tự cung tự cấp” trên các đảo, đá mà Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền xung đột với các nước khác.

Ngoài trồng trọt, Bắc Kinh cũng nỗ lực trong việc xây dựng khả năng sản xuất điện và lọc nước biển thành nước ngọt, triển khai một loạt ưu đãi như cấp nhà ở, trợ cấp… để thu hút người dân đến sống trên các đảo tranh chấp, theo RFA.

Thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục thực hiện các hành động gây hấn, lấn át Việt Nam và các quốc gia láng giềng nhằm khẳng định chủ quyền trên Biển Đông, bất chấp tình hình đại dịch Covid-19 đang diễn ra trên toàn cầu.

Hiện Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa bình luận gì về dự án canh tác của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm.

Nguồn: VOA Tiếng Việt

This entry was posted in Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa. Bookmark the permalink.