Trong khi cuộc chiến chống Covid-19 của Việt Nam thành công, thì cuộc chiến chống lại tự do ngôn luận của họ đáng bị đặt dấu hỏi.
Hôm thứ Năm, ông Phạm Chí Thành, một nhà văn và là blogger người Việt, đã bị bắt vì “làm ra, tàng trữ và phổ biến thông tin và tài liệu chống lại nhà nước Việt Nam”. Ngày hôm sau, ông Nguyễn Anh Tuấn, một cây bút và là một nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng, đã bị câu lưu ở Hà Nội.
Là cựu phóng viên của đài phát thành nhà nước, Đài Tiếng nói Việt Nam, ông Phạm Chí Thành sau đó trở thành một nhà văn “bất đồng chính kiến”, xuất bản những cuốn sách trung thực và quan trọng về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và người sáng lập chính quyền Cộng sản, ông Hồ Chí Minh.
Ông Thành cũng được cho là có liên quan và có thể bị nhắm tới vì liên quan đến Nhà xuất bản Tự do, một nhà xuất bản độc lập địa phương mà chính phủ Việt Nam đã quấy rối trong năm qua. Tuy nhiên, có thể không có mối liên hệ nào, khi chính phủ Cộng sản chỉ vui vẻ nhắm tới bất kỳ nhà phê bình nào đặt vấn đề cho chế độ.
Trước hết, việc bắt giữ ông ta sẽ nhận được một lời quở trách nhanh chóng từ các tổ chức nhân quyền, cũng như từ cộng đồng quốc tế và chính phủ nước ngoài.
Sau đó, mặc dù đó có thể là lạc quan, chúng tôi vẫn chưa thấy đủ sức đẩy lùi sau nhiều vụ bắt giữ các nhà văn và nhà hoạt động khác trong những tháng gần đây, gồm cả nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng bị bắt hồi tháng 11/2019 (xem bài viết của tôi: Việc tấn công một nhà báo của Việt Nam), mặc dù điều này đã được nêu ra tại Liên minh châu Âu, Tuy nhiên, họ đã bỏ phiếu thông qua một thỏa thuận thương mại tự do với Việt Nam hồi tháng Hai.
Nó cũng diễn ra trong bối cảnh cuộc tranh luận về việc Việt Nam xử lý cuộc khủng hoảng Covid-19. Tuần trước, một cuộc tranh luận trên mạng xã hội – tự nhiên biến thành một trận đấu hò hét – xảy ra sau khi một bài báo đăng trên tạp chí Chính sách Đối ngoại: “Sự thành công trong chống dịch của Việt Nam dựa trên sự đàn áp”, do Bill Hayton và một đồng nghiệp người Việt của ông, viết.
Bối cảnh: Trong những tuần gần đây, truyền thông quốc tế và các chính phủ đã ca ngợi Việt Nam xử lý khủng hoảng, dẫn đến kết quả tương đối có ít ca nhiễm, cho dù Việt Nam là một trong những nước láng giềng của Trung Quốc, và cho đến nay chưa có một ca tử vong chính thức nào xảy ra. Ngoài những người khác, tôi cũng đã viết về sự cởi mở và minh bạch của chính quyền Cộng sản, trong đó bao gồm các cuộc họp báo thường xuyên, cập nhật qua điện thoại v.v…
Điều này đặc biệt trong trường hợp khi bạn so sánh vụ chống dịch, chẳng hạn như với vụ xả chất độc Formosa năm 2016, khi chính phủ đã dành nhiều tuần, cố gắng che đậy thảm họa môi trường này.
Hoặc so với cách mà chính quyền Cộng sản đã làm, thực tế đã tìm cách che giấu những gì đã xảy ra tại xã Đông Tâm hồi tháng Giêng, khi hàng ngàn cảnh sát đột kích vào ngôi làng nhỏ và bắn chết nhà lãnh đạo 84 tuổi của những người phản đối, đòi quyền lợi đất đai cho dân làng. Đúng vậy, một số người gọi đây là một vụ thảm sát và Facebook đã bị chỉ trích vì đã giúp chính phủ che đậy nó.
Tuy nhiên, điều mà Hayton và đồng tác giả đã viết cũng đúng. Phản ứng của chính phủ cũng được xây dựng dựa trên các chiến thuật đàn áp, cụ thể là phong tỏa, hạn chế di chuyển tự do và cảnh sát thực thi lệnh cách ly tại một số khu vực của đất nước.
Để tóm tắt bài báo của họ trong một câu, họ lập luận rằng, phản ứng của chính quyền Cộng sản rất hiệu quả bởi vì nó đã thực hiện các chiến thuật đàn áp và cưỡng chế tương tự trong nhiều thập niên, kể từ khi thống nhất đất nước vào năm 1975. Các cơ chế tương tự cho phép phong tỏa hiệu quả và kiểm soát dân số thời đại dịch virus corona, họ đã viết, “là những cơ chế tương tự tạo điều kiện thuận lợi và bảo vệ sự cai trị độc đảng của đất nước”.
Mặc dù điều này tương đối rõ ràng, bài báo vẫn gợi ra một phản ứng tức giận trên mạng. Một số nhà phê bình chỉ đơn giản là những người trung thành với đảng, những người sẽ không nói một lời xấu xa nào chống lại đảng. Bạn trình bày cho những người này thấy sự thật tuyệt đối về sự tàn bạo và đàn áp của Đảng Cộng sản, và họ có sẵn hàng loạt lời bào chữa, hoặc nghĩ rằng đó là một điều tốt.
Nhưng một nhóm các nhà phê bình đa dạng hơn lập luận rằng, trong một cuộc khủng hoảng như vậy, cưỡng bức và đàn áp nên được ca ngợi. Đôi khi, các ý kiến chuyển qua ngụy biện, bằng cách nói rằng Hàn Quốc và các nước dân chủ phương Tây cũng sử dụng nhiều sự giám sát hơn, bãi bỏ các quyền tự do dân sự và hạn chế di chuyển tự do, nên Việt Nam không phải là một trường hợp ngoại lệ, Hayton đã sai khi chỉ nói tới một mình Việt Nam.
Tuy nhiên, lập luận đó không có gì mâu thuẫn với quan điểm của Hayton và đồng nghiệp của ông, đó là chính phủ Cộng sản Việt Nam đã có nhiều thập niên thực hành đàn áp như vậy. Họ viết: “Đây cũng là những người đã chặn các nhà đấu tranh chống chính quyền, nhốt họ trong chính căn nhà của họ để không cho họ gặp gỡ các nhà báo. Đội quân này cũng triệu tập một phiên họp để cả khu phố đấu tố lên án những người bất đồng chính kiến, hoặc bảo đảm rằng, con em của những người đi tố cáo tham nhũng sẽ bị đối xử thô bạo ở trường học của các em”.
Các nhà phê bình khác lựa chọn không thật sự phản bác lại các lập luận của bài báo, thay vào đó họ chọn đánh mạnh vào giá trị báo chí của nó. Một số người khẳng định, các tác giả đã sử dụng vài nguồn và chỉ nói chuyện với một số ít người Việt Nam. Những người khác từ chối nở một nụ cười với bút danh được đặt cho đồng tác giả của Hayton, Tro Ly Ngheo, nghĩa là “trợ lý nghèo”, một bình luận dí dỏm về cách các nhà báo và dịch giả địa phương thường bị bỏ qua ở châu Á khi đưa tin với các nhà báo nước ngoài (ít nhất, đó là cách tôi đọc ý chơi chữ của họ).
Thực tế, bài báo của Hayton đã khá thuần hóa. Thật vậy, nó không đề cập đến vụ thảm sát xã Đồng Tâm hay thảm họa Formosa. Nó không tranh luận – như nó có thể tranh luận – rằng Đảng Cộng sản Việt Nam không có khả năng không đàn áp; rằng phản ứng của nó đối với cuộc khủng hoảng là bản năng. Nó cũng không đề cập đến phong trào ủng hộ dân chủ của đất nước, đã cố gắng nêu ra vấn đề đàn áp trong suốt cuộc khủng hoảng.
Ở một khía cạnh nào đó, nó cũng sẽ là một chủ đề gây tranh cãi khi đưa ra trận chiến về những điều tường thuật toàn cầu, đặc biệt là cuộc chiến được Bắc Kinh thúc đẩy mạnh mẽ trong vài tuần qua, nói rằng các chính phủ mạnh mẽ và có thẩm quyền đã xử lý cuộc khủng hoảng Covid-19 tốt hơn các nước dân chủ yếu đuối.
Là một nhà bình luận thường xuyên về Việt Nam, đã viết một số bài viết về phản ứng Coid-19 của chính phủ Cộng sản trong những tháng gần đây, tôi hoàn toàn đồng ý với Hayton. Tuy nhiên, tôi có thể thêm một vài khía cạnh mà tôi đã cố gắng đưa ra.
Đầu tiên, chính phủ Cộng sản đã phản ứng với sự minh bạch và cởi mở khác thường trong cuộc khủng hoảng đại dịch. Mặc dù vậy, nhưng rất có khả năng thực tế là đã có những cái chết liên quan đến Covid-19 tại Việt Nam mặc dù chính phủ tuyên bố số người tử vong là 0 – có thể cố tình che giấu hoặc không. Nhưng khả năng chỉ là số nhỏ. Họ có thể che giấu vài người hoặc vài chục người chết, nhưng nếu có hàng ngàn người chết thì không thể làm như vậy được.
Thứ hai, tôi đã viết rằng, chính phủ dường như đã giành được nhiều tràng pháo tay của công chúng vì đã xử lý khủng hoảng. Một số cuộc thăm dò ý kiến gần đây ủng hộ điều này. Một cuộc khảo sát tại 23 nước của Blackbox Research và Toluna, chuyên gia bảng điều khiển trên mạng quốc tế cho thấy, 77% người Việt Nam chấp thuận xử lý khủng hoảng của chính phủ, chỉ đứng sau Trung Quốc.
Thứ ba, trong khi chính phủ thực hiện tương đối tốt trong cuộc khủng hoảng sức khỏe này và đã giành được sự tán thưởng từ công chúng, nó sẽ phải đối mặt với một thách thức khó khăn hơn nữa khi cuộc khủng hoảng sức khỏe kéo dài và khi nhiều người dân phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế, điều này sẽ ảnh hưởng tới số đông người dân hơn.
Điều đó nói rằng, hãy đặt vấn đề trở lại. Trong suốt cuộc khủng hoảng này, và ngay cả khi sự minh bạch và cởi mở của chính quyền Cộng sản nhiều hơn bình thường về các vấn đề phải đối mặt, nó đã không ngừng chính sách đàn áp.
Theo bài báo trên trang Chính sách Đối ngoại, “từ ngày 23/1 đến giữa tháng 3, khi Việt Nam phát hiện ca nhiễm bệnh đầu tiên thì công an đã kiểm duyệt khoảng 300.000 bài đăng trên các trang mạng tin tức và blog, 600.000 bài đăng trên các phương tiện truyền thông xã hội về COVID-19. Trong hai tháng đó, công an đã có hành động chống lại 654 trường hợp được gọi là tin giả mạo và xử phạt 146 người”.
Trước đại dịch Covid-19 xảy ra, trong thời gian đó, và bây giờ mọi thứ đang bắt đầu trở lại bình thường ở Việt Nam, chính quyền đã không ngừng đàn áp các nhà phê bình Đảng. Vụ bắt giữ ông Phạm Thành hôm thứ Năm cho thấy rõ điều đó. Rất có thể, ông ta đã bị nhắm đến vì mối liên hệ rõ ràng của ông với Nhà xuất bản Tự do, mà chính phủ đã cố gắng đè bẹp kể từ khi nó xuất hiện từ tháng 2 năm 2019.
Không khó để hiểu lý do tại sao. Bởi vì nó xuất bản các cuốn sách với chủ đề, gồm: Chính trị ở một đất nước đảng trị, Phản kháng phi bạo lực, Chính trị bình dân, Cuộc sống đằng sau những song sắt. Nói cách khác, những cuốn sách không phù hợp với sự tuyên truyền của nhà nước.
Đây là một trong những nhà xuất bản độc lập duy nhất, trong khi hầu hết tất cả các sách in đều thuộc sở hữu nhà nước, và theo tin tức của báo Al Jazeera, từ tháng Giêng, các biên tập viên và những người tham gia phải di chuyển hoạt động thường xuyên để tránh cảnh sát tịch thu máy móc của họ. Luật xuất bản cấm việc làm nay, có thể thấy rõ là “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và “phổ biến tư tưởng phản động”.
Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, trong tháng Nhà xuất bản Tự do được thành lập, trang Facebook của nó đã phải đóng cửa sau khi bị tấn công bởi một cuộc tấn công của quân đội mạng [lực lượng 47], có lẽ là một trong những nhóm có liên quan đến Đảng. Trang web của Nhà Xuất bản Tự do sau đó đã bị tin tặc nhắm tới hồi tháng 11/2019.
Tháng 7 năm ngoái, một số tài khoản của họ đã bị các ngân hàng phong tỏa, một lần nữa rất có thể là do áp lực của nhà nước. Cảnh sát cũng cố gắng buộc các công ty vận chuyển đưa tên của những người đã mua sách từ nhà xuất bản.
Đàn áp đơn giản hơn cũng đã được triển khai. Những người làm việc cho nhà xuất bản, hoặc những người bị phát hiện đã mua sách từ nơi này, đã bị thẩm vấn tại các đồn cảnh sát ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Huế, cũng như ở một số tỉnh khác. Hầu hết phải ký một tuyên bố nói rằng, họ sẽ không bao giờ mua sách từ nhà xuất bản nữa.
Một người bị cáo buộc làm việc cho nhà xuất bản đã bị cảnh sát đánh đập nặng vào hôm 15 tháng 10 tại thành phố Hồ Chí Minh. Tháng sau, một người khác phải bỏ trốn. Tổ chức Ân xá Quốc tế khẳng định hồi tháng Giêng rằng, có hơn 100 người có liên quan tới nhà xuất bản đã bị chính quyền thẩm vấn. Và bây giờ, như chúng ta thấy, ngay cả khi có một cuộc khủng hoảng chưa từng có, nhiều vụ bắt giữ đã được thực hiện.
Như họ nói, càng thay đổi thì càng giống như cũ.
D.H.
Nguồn: baotiengdan.com
_____
David Hutt là một nhà báo viết về chính trị, có trụ sở giữa Cộng hòa Séc và Anh. Từ năm 2014 và 2019, ông có trụ sở tại Campuchia, đưa tin về các vấn đề Đông Nam Á. Ông là người viết chuyên mục Đông Nam Á cho báo Diplomat và là người viết bài thường xuyên cho báo Asia Times, gồm cả chuyên mục Tư tưởng Tự do. Ông đưa tin về các vấn đề chính trị châu Âu và quan hệ châu Âu – châu Á.