Nguyễn Đình Cống
Lý thuyết do hai kinh tế gia hàng đầu Daron Acemoglu và Jemes A. Robinson đề xuất trong cuốn sách nổi tiếng Tại sao các quốc gia thất bại (Why Nations Fail) (hai bản dịch khác nhau của Nguyễn Quang A – trên mạng – và Nguyễn Thị Kim Chi – NXB Trẻ) tưởng chừng như đơn giản so với bộ sách Tư bản của K. Marx giải thích mọi biến động kinh tế trong xã hội bằng đấu tranh giai cấp. Nhưng đó là một lý thuyết cực kỳ thông thái, kết quả của một quá trình nghiên cứu ròng rã trong 15 năm, áp dụng chuẩn xác cho mọi hình thái kinh tế xã hội của loại người từ viễn cổ đến tận ngày nay.
Thoạt đọc vào ta tưởng hai tác giả hình dung sự vận động của nhân loại trên con đường hàng vạn năm là những ván bài súc sắc ở bất kỳ nơi đâu trên địa cầu, trong đó có 4 quân bài chủ yếu: 1. Quân bài thể chế chính trị chiếm đoạt; 2 Quân bài thể chế chính trị dung hợp; 3. Quân bài thể chế kinh tế chiếm đoạt; 4. Quân bài thể chế kinh tế dung hợp. Và các giống người khác nhau được phân bố trên bề mặt trái đất trong trường kỳ lịch sử cứ thế đem cả 4 quân bài đó bỏ vào một cái hộp rồi lắc đi lắc lại nhiều lần. Kết quả, mở hộp ra xem sự kết hợp giữa 4 quân bài là như thế nào. Nếu quân bài 2 kết hợp với quân bài 4 thì giống người ở tại vùng đất đang xóc bài sẽ may mắn hưởng thụ một nền kinh tế cực kỳ phát triển và một thể chế văn minh, nền chính trị pháp quyền sớm ra đời và công nghiệp hóa nhanh chóng phát triển. Còn nếu gặp phải những sự kết hợp khác, các dân tộc chơi bài sẽ chịu đựng một tình trạng kém may mắn. Tuy vậy, trong những kết hợp khác nhau mà các giống người nhận được khi chơi bài, vẫn có những kết hợp kiểu này khả dĩ hơn kết hợp kiểu kia, có chút hứa hẹn cải thiện kinh tế đất nước nhanh hơn hay cải thiện chính trị thông thoáng hơn. Còn như chẳng may rơi vào sự kết hợp giữa quân bài 1 và quân bài 3 thì hoàn toàn kẹt cứng, hoặc giả trong ngắn hạn tưởng như có những thời đoạn có phát triển bùng nổ ghê gớm, nhưng rồi thực tế đều nhanh chóng sụp đổ không cách nào cưỡng nổi. Đó chính là tình trạng của loài người suốt “đêm dài” Trung cổ. Và đó cũng là tình trạng mà các quốc gia trong thế kỷ 20, bị ám vào học thuyết của ông Marx, nổi lên làm cuộc cách mạng vô sản chuyên chính trời long đất lở, xây dựng một thể chế chính trị chiếm đoạt kết hợp chặt chẽ với một thể chế kinh tế tập trung (một cách gọi khác của hai chữ ”chiếm đoạt”), đẩy gần một nửa dân số nhân loại vào những thảm họa khôn lường. Liên Xô là nhà nước đi đầu, cướp chính quyền bằng bạo lực từ năm 1917 nhưng đến 1991 thì… phải giải thể. Các nước CS còn lại nhận ra lập tức nguyên nhân của khủng hoảng là sự kết hợp bất lợi 1 và 3 mà họ đã mất nhiều thập niên nhắm mắt theo đuổi, vội vàng tìm cách xóc lại hộp súc sắc để tạo ra một sự kết hợp mới. Lõi đời nhất là tay chơi Đặng Tiểu Bình, đã nhanh chóng chuyển dịch từ kết hợp 1 và 3 sang 1 và 4 (tất nhiên 4 đây không phải là 4 đúng nghĩa mà cũng chỉ là 3 có cải tiến ít nhiều). Thế là mô hình CS Trung Quốc bỗng nhiên vù vù phất lên. Đến mức kẻ tiếp nối cơ ngơi họ Đặng – Tập Cận Bình – nhảy tót lên ngai, một mặt biết rõ chỗ yếu chết người của cái mô hình cải lương rởm của đất nước y, lo xua đội quân chuyên gia đi sang các nước kinh tế hàng đầu giở trò ăn cắp công nghệ, mặt khác huênh hoang tuyên bố chỉ vài ba mươi năm nữa Trung Quốc sẽ là bá chủ thế giới. Nhưng y là kẻ không biết phận nên đã gặp phải một tay chơi khác của cái xứ sở vốn rất thạo chơi là Huê Kỳ, ngài donald Trump, đã vỗ cho y một cái, vạch vôi vào trán, chỉ ra rằng sự kết hợp 1 và 4 (giả tạo) của mô hình đất nước mày trước sau cũng sẽ chết thôi. Ngón giả dối ấy ông còn rành hơn mày nhiều. Hệt như thuở xưa một ông hàng thịt cho anh chàng hám danh một cái tát được kể trong sách Nho lâm ngoại sử, Bình có vẻ choáng váng, có vẻ đã hơi tỉnh ra…
Vậy đấy thưa các bạn. Hai tác giả đã chỉ ra rất xác đáng không phải những phân bố về mặt tài nguyên, sông ngòi, rừng vàng bể bạc, nghĩa là về mặt địa lý dành cho loài người những số phận may mắn hoặc hẩm hiu trên mặt đất khác nhau, cũng không phải quá trình tiến triển về văn hóa của mỗi sắc tộc vốn không đồng nhất, càng không phải sự thông thái hay dốt nát của những chủng người đa dạng sinh ra trên trái đất này, quyết định các quốc gia đã và đang tồn tại là thất bại hay thành công. Trong thực tiễn hoạt động của xã hội con người từ xa xưa cho đến hôm nay trên mọi vùng đất, những nhân tố bề ngoài có vẻ rất quan trọng đó kỳ thực đều vô nghĩa. Trước sau chỉ có sự kết hợp của 4 quân bài mà ta đã nói ở trên là quyết định mà thôi. Nếu sự kết hợp đúng đắn theo dạng thức 2 & 4 thì quốc gia ấy có tương lai, còn nếu kết hợp sai, theo các dạng thức còn lại thì tùy theo dạng thức nào mà quốc gia đó nhất định sẽ đứng ở vạch mốc nào.
Đất nước chúng ta không may chịu số phận làm cái đuôi của một hệ thống ngỡ rằng sẽ cầm cờ đỏ giải phóng nhân loại, sẽ đem hạnh phúc đến cho tất cả mọi giống người, ngờ đâu đó chỉ là ảo tưởng nó đẩy dân tộc lao vào chém giết và cứ ngủ mê trong chém giết đã hơn 70 năm. Nay nếu những kẻ cầm chịch không sớm tỉnh ra để điều chỉnh lại sự kết hợp của “hai quân súc sắc” cho đúng với quy luật kết hợp của một phần nhân loại văn minh đã vượt lên rất xa, thì sẽ cam phận khốn khổ cả một đời hoặc nhiều đời là diều không cần bàn cãi.
Xin giới thiệu tiếp cùng các bạn bản tóm tắt các phần cuốn sách Tại sao các quốc gia thất bại (Why Nations Fail) của GS Nguyễn Đình Cống, một sự tóm tắt công phu, giản dị, dể hiểu, với ước vọng góp phần nâng cao dân trí cho đất nước chúng ta.
Bauxite Việt Nam
Chương 6 – TRÔI DẠT XA RA
Venice ðã trở thành bảo tàng như thế nào
Trong Thời Trung cổ, Venice có lẽ đã là nơi giàu nhất thế giới, với các thể chế kinh tế dung hợp, do tính dung hợp chính trị mới nảy sinh làm nòng cốt. Vào năm 1330 có số dân 110.000 người; Venice thời đó đã lớn như Paris, và có lẽ bằng ba lần London.
Sự mở rộng kinh tế của Venice đã tạo ra áp lực nhiều hơn cho thay đổi chính trị. Ðổi mới quan trọng đầu tiên đã là việc tạo ra một Ðại Hội đồng (Great Council), trở thành nguồn quý tộc.
Những cải cách chính trị này đã dẫn đến một loạt nữa của những đổi mới thể chế: về luật, việc tạo ra các thẩm phán độc lập, các tòa án, tòa thượng thẩm, hợp đồng tư nhân mới và luật phá sản. Ðã có một sự đổi mới tài chính nhanh chóng, Venice năng động đang tiến tới các thể chế hoàn toàn dung hợp đã có vẻ là không thể ngăn được.
Nhưng đã có một sự căng thẳng trong tất cả chuyện này. Một làn sóng mới của những thanh niên táo bạo, những người mới trở nên giàu, có xu hướng làm giảm lợi nhuận và thành công kinh tế của các elite có uy quyền đã được thiết lập. Không chỉ làm giảm lợi nhuận của họ mà cũng thách thức quyền lực chính trị của họ.
Ngay từ khi thành lập Ðại Hội đồng, tư cách thành viên được xác định mỗi năm. Các cuộc tranh luận và những sửa đổi Hiến pháp của năm 1286 đã báo trước sự đóng cửa của Venice. Những người giàu ngoài giới quý tộc mới xuất hiện đã không để quyền lực của họ bị xói mòn mà không có sự chiến đấu. Những căng thẳng chính trị đã tăng lên đều đặn ở Venice giữa 1297 và 1315. Ðại Hội đồng đã phản ứng lại một phần bằng cách làm cho nó lớn hơn. Trong một nỗ lực để bầu các đối thủ lớn tiếng nhất vào, nó đã phát triển từ 450 lên 1.500 [thành viên]. Sự mở rộng này đã được bổ sung bằng đàn áp. Một lực lượng cảnh sát đã được đưa vào lần đầu tiên trong năm 1310, và đã có sự gia tăng đều đặn về áp bức nội địa, không nghi ngờ gì như một cách để củng cố trật tự chính trị mới. Sự thịnh vượng bị suy sụp dần,
Ngày nay hoạt động kinh tế duy nhất mà Venice có, bên cạnh một chút nghề cá, là du lịch. Từ một cường quốc Venice đã biến thành một viện bảo tàng.
Trong chương này chúng ta tập trung vào sự phát triển lịch sử của các thể chế ở các phần khác nhau của thế giới và giải thích vì sao chúng đã tiến hóa theo những cách khác nhau.
Các đức hạnh La Mã…
Người bảo vệ dân thường La Mã, Tiberius đã bị đánh chết vào năm 133 TCN. Những người giết ông là các quý tộc giống như bản thân Tiberius. Cái khiến cho Tiberius đọ sức với các thượng nghị sĩ hùng mạnh này là sự sẵn sàng của ông đứng lên chống lại họ trong một vấn đề cốt yếu của thời đó: sự phân bổ đất và các quyền của những công dân La Mã bình thường. Vào thời của Tiberius La Mã là một nền cộng hòa đã có từ lâu. Các thể chế chính trị của nó và các đức hạnh của những người lính-công dân La Mã vẫn được nhiều sử gia coi như nền tảng thành công của nền cộng hòa. Đã có sự tăng trưởng kinh tế nào đó.
Nhưng sự tăng trưởng La Mã đã không bền vững, xảy ra dưới các thể chế một phần dung hợp và một phần chiếm đoạt. Mặc dù các công dân La Mã đã có các quyền chính trị và kinh tế, tình trạng nô lệ đã phổ biến và giới elite, tầng lớp nghị sĩ, thống trị cả nền kinh tế lẫn hoạt động chính trị. Nhưng của cải hậu hĩ phần lớn đã bị một số ít gia đình giàu có trong hàng ngũ nghị sĩ chiếm lấy, và sự bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo đã tăng lên. Khi tầng lớp nghị sĩ ngày càng giàu lên, số đông các công dân không có đất, đã tập trung về Rome, thường sau khi được giải ngũ khỏi quân đội. Không còn miếng đất cắm dùi nào để quay về, họ tìm việc làm ở Rome. Vào cuối thế kỷ thứ 2 TCN, tình trạng đã đạt đến điểm sôi nguy hiểm, cả bởi vì khoảng cách giàu nghèo đã rộng ra đến mức chưa từng có, lẫn bởi vì đã có hàng đàn công dân bất mãn ở Rome sẵn sàng nổi loạn đáp lại những sự bất công này và quay sang chống lại giới quý tộc La Mã. Nhưng quyền lực chính trị lại tùy thuộc vào các địa chủ giàu có của tầng lớp nghị sĩ, những người đã được hưởng lợi của những thay đổi đã diễn ra hơn hai thế kỷ qua. Để giữ được quyền lợi tầng lớp giàu có đã tìm cách chuyến từ chế độ cộng hòa sang chế độ đế chế.
Chính sự chuyển đổi này đã gieo các hạt giống suy sụp của La Mã, đã có các hệ quả chính trị đầu tiên nhưng sau đó sẽ có những hệ quả kinh tế đáng kể. Như một kết quả của những thay đổi này, vào thế kỷ thứ 5 SCN, Ðế chế Tây La Mã, đã suy sụp về mặt kinh tế và quân sự, và đã trên bờ vực sụp đổ.
Các tật xấu La Mã
Vào cuối Ðế chế La Mã, những người được gọi là dã man, mà ban đầu bị thống trị và bị sáp nhập vào các đội quân La Mã hay bị sử dụng như các nô lệ, bây giờ đã chi phối nhiều phần của đế chế. Tất cả điều này đã không cản các elite La Mã thử thỏa hiệp vô nguyên tắc với những người chỉ huy dã man, thường không để bảo vệ các lãnh thổ La Mã, mà để giành ưu thế trong các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ.
Theo cùng với sự bất ổn chính trị gia tăng là những thay đổi trong xã hội đã chuyển các thể chế kinh tế theo hướng chiếm đoạt nhiều hơn. Chế độ nô lệ vẫn còn liên tục khắp La Mã
Kinh nghiệm về tăng trưởng kinh tế trong Cộng hòa La Mã đã thật ấn tượng, cũng như các thí dụ khác về tăng trưởng dưới các thể chế chiếm đoạt, như Liên Xô. Nhưng sự tăng trưởng đó đã bị hạn chế và không bền vững, ngay cả khi đã tính đến rằng nó đã xảy ra dưới các thể chế một phần dung hợp. Sự tăng trưởng đã dựa vào năng suất nông nghiệp tương đối cao, các khoản cống nạp đáng kể từ các tỉnh, và thương mại đường dài, nhưng nó đã không được trụ đỡ bởi tiến bộ công nghệ hay sự phá bỏ có tính sáng tạo..
Một lý do quan trọng khác cho sự thiếu đổi mới công nghệ đã là sự phổ biến của tình trạng nô lệ. Nhiều công dân của Rome đã không cần phải lao động: họ đã sống nhờ vào những thứ phát không của chính phủ. Thế thì đổi mới sáng tạo đến từ đâu? Chúng ta đã bàn luận rằng đổi mới sáng tạo đến từ những người mới với các ý tưởng mới, phát triển các giải pháp mới cho các vấn đề cũ. Tại La Mã, những người làm việc sản xuất đã là các nô lệ và, muộn hơn, các nửa-nô lệ, với ít khuyến khích để đổi mới, vì các ông chủ của họ, chứ không phải họ, được hưởng lợi ích từ bất cứ sự đổi mới nào. Như chúng ta sẽ thấy nhiều lần trong cuốn sách này, các nền kinh tế dựa vào sự trấn áp lao động và các hệ thống như các chế độ nô lệ và nông nô là không đổi mới một cách khét tiếng. Ðiều này đúng từ thế giới cổ xưa đến thời hiện đại. Ở Hoa Kỳ, chẳng hạn, các bang miền bắc đã tham gia vào Cách mạng Công nghiệp, chứ không phải các bang miền Nam. Tất nhiên chế độ nô lệ và nông nô đã tạo ra của cải to lớn cho những người là các chủ nô và kiểm soát các nông nô, nhưng nó đã không tạo ra đổi mới công nghệ hay sự thịnh vượng cho xã hội.
Chẳng còn ai viết từ Vindolanda
Vào năm 43 SCN hoàng đế La Mã Claudius đã chinh phục nước Anh, nhưng Scotland thì không. Thống sứ La Mã Agricola đã xây một loạt pháo đài để bảo vệ biên giới phía Bắc của nước Anh. Một pháo đài lớn nhất trong những số này ở Vindolanda, Nước Anh thuộc La Mã đã có thời thịnh vượng. Từ Vidolanda người ta viết thư gửi bạn bè các nơi mô tả sự thịnh vượng.
Vào thế kỷ thứ tư, tất cả trong suy tàn, và sau năm 411 SCN Ðế chế La Mã đã từ bỏ nước Anh. Binh lính bị rút đi, những người ở lại đã không được trả lương, và khi nhà nước La Mã sụp đổ, các nhân viên quản lý đã bị dân cư địa phương tống khứ. Vào năm 450 SCN tất cả các dấu hiệu hào nhoáng của sự thịnh vượng kinh tế đã mất hết. Không ai còn viết từ Vindolanda nữa.
Sau năm 411 SCN, nước Anh đã trải qua một sự sụp đổ kinh tế và trở thành một nơi ao tù nước đọng nghèo nàn, bước vào Thời Kỳ Ðen Tối. Nước Anh đã trượt lại vào nghèo khó và hỗn loạn chính trị. Ðã không có một nhà nước tập trung hữu hiệu nào ở nước Anh trong hàng trăm năm.
Bất chấp một lịch sử không may như vậy, nước Anh là nơi mà xã hội dung hợp thực sự đầu tiên đã nổi lên và là nơi Cách mạng Công nghiệp đã khởi hành.
Những con ðường phân kỳ (rẽ theo các hướng khác nhau)
Nước Anh La Mã đã sụp đổ với một tiếng nổ lớn. Ðiều này đã ít đúng hơn ở Italy, hay ở xứ Gaul La Mã (nay là nước Pháp hiện đại) hoặc thậm chí ở Bắc Phi. Sức mạnh của các nhà nước này đã yếu hơn nhiều, và chúng đã bị đày đọa bởi một loạt dài các cuộc đột nhập từ các ngoại vi. Từ phương bắc là những người Viking và Dane. Từ hướng Đông là những kị binh Hun. Cuối cùng, sự nổi lên của Islam như một tôn giáo và lực lượng chính trị, đã dẫn đến việc tạo ra các nhà nước Islamic mới ở phần lớn Ðế chế Byzantine, Bắc Phi, và Tây Ban Nha.
Các thể chế phong kiến, dựa trên lao động bị cưỡng bức (các nông nô), đã rõ ràng là chiếm đoạt, và chúng đã tạo ra cơ sở cho một giai đoạn dài của sự tăng trưởng ở châu Âu trong Thời Trung cổ. Lục địa Phi châu muộn hơn đã tương tác trong một năng lực rất khác với châu Âu và châu Á. Ðông Phi đã trở thành nhà cung cấp nô lệ chủ yếu cho thế giới Arab, Tây và Trung Phi. Thương mại Ðại Tây Dương đã dẫn đến những con đường phân kỳ một cách rõ rệt giữa Tây Âu và châu Phi. Trong khi ở nước Anh các khoản lợi nhuận của buôn bán nô lệ đã giúp làm giàu cho những người chống chủ nghĩa chuyên chế, thì ở châu Phi chúng lại đã giúp tạo ra và tăng cường chủ nghĩa chuyên chế.
Xa châu Âu hơn, các quá trình trôi dạt thể chế hiển nhiên còn tự do hơn để đi theo con đường riêng của chúng. Ở châu Mỹ, chính là nơi mà các hình thức ban đầu của sự tăng trưởng chiếm đoạt đã xảy ra, như chúng ta đã thấy trong các thành-quốc Maya. Nhưng cũng theo cùng cách, mà những đột phá lớn theo hướng các thể chế dung hợp và tăng trưởng công nghiệp ở châu Âu đã không đến từ các nơi thế giới La Mã đã có ảnh hưởng mạnh nhất, các thể chế dung hợp ở châu Mỹ đã không phát triển ở những vùng đất của các nền văn minh sớm này. Thực vậy, như chúng ta đã thấy ở chương 1, các nền văn minh định cư dày đặc này đã tương tác theo một cách tai ác với chủ nghĩa thuộc địa Âu châu để tạo ra một “sự đảo ngược vận may”, làm cho các nơi trước kia tương đối giàu trở thành tương đối nghèo ở châu Mỹ. Ngày nay chính Hoa Kỳ và Canada, những nơi khi đó đã tụt hậu xa đằng sau các nền văn minh phức tạp ở Mexico, Peru, và Bolivia, là giàu hơn phần còn lại của châu Mỹ rất nhiều.
Những hệ quả của sự tăng trưởng sớm
Thời kỳ dài, giữa Cách mạng đồ Ðá Mới vào năm 9.500 TCN và Cách mạng Công nghiệp Anh vào cuối thế kỷ 18, đã bừa bộn với các đợt cố gắng tăng trưởng kinh tế.
Dẫu kinh nghiệm La Mã có đáng chú ý đến thế nào, không phải sự thừa kế của La Mã là cái đã dẫn trực tiếp đến sự nổi lên của các thể chế dung hợp ở nước Anh và đến Cách mạng Công nghiệp Anh. La Mã và Venice minh họa các bước ban đầu tiến đến tính dung hợp đã bị đảo ngược ra sao.
Tất nhiên, La Mã đã có những ảnh hưởng lâu dài lên châu Âu. Cũng chính sự sụp đổ của La Mã đã là cái tạo ra phong cảnh chính trị phi tập trung mà đã phát triển thành trật tự phong kiến.
Vào thế kỷ 16, về mặt thể chế châu Âu đã rất khác với châu Phi hạ-Sahara và châu Mỹ. Tuy đã không giàu hơn nhiều so với hầu hết các nền văn minh Á (Ấn Ðộ hay Trung Quốc), châu Âu đã khác biệt với các chính thể này trên nhiều phương diện chủ chốt. Như sẽ thấy trong hai chương tiếp theo, những sự khác biệt thể chế nhỏ sẽ là những cái thực sự quan trọng bên trong châu Âu; và những cái này tạo thuận lợi cho nước Anh, bởi vì chính ở đó là nơi trật tự phong kiến đã nhường bước một cách toàn diện nhất cho những người nông dân có đầu óc thương mại và các trung tâm đô thị độc lập nơi các nhà buôn và các nhà công nghiệp đã có thể phát đạt. Các nhóm này đã đòi hỏi rồi các quyền tài sản an toàn hơn, các thể chế kinh tế khác nhau, và tiếng nói chính trị từ các quốc vương của họ. Toàn bộ quá trình này sẽ tới tột đỉnh trong thế kỷ thứ mười bảy.
Chương 7 – ÐIỂM NGOẶT
Rắc rối với dệt kim
Năm 1583 William Lee đã trở thành linh mục địa phương ở Calverton, nước Anh. Thời gian này Elizabeth I (1558-1603) đã ban hành một quyết định rằng thần dân của bà phải luôn luôn đội một mũ được đan. Lee đã xem kỹ việc đan và nghĩ : Đồ được đan bằng hai kim và một hàng sợi. Tại sao lại không dùng nhiều kim để đưa sợi”. Ý nghĩ rất quan trọng này đã là khởi đầu của việc cơ giới hóa sản xuất hàng dệt. Lee nhớ lại, “tôi đã bắt đầu xao lãng các nghĩa vụ với Nhà thờ và gia đình. Ý tưởng về chiếc máy của tôi và việc tạo ra nó đã chiếm hết tâm trí và trái tim tôi”.
Cuối cùng, vào năm 1589, “khung dệt kim” của ông đã xong. Nữ hoàng Elizabeth đến xem chiếc máy. Bà đã nói: “Cậu Lee, nhà ngươi nhắm cao. Nhà ngươi hãy cân nhắc sáng chế này có thể làm gì đối với các thần dân đáng thương của ta. Nó sẽ chắc chắn làm cho họ phá sản bằng cách cướp đi công ăn việc làm của họ, như thế biến họ thành những kẻ ăn mày”.
Bị đánh bại, Lee chuyển sang Pháp để thử vận may; thất bại tiếp. Năm 1606 ông quay về nước Anh, yêu cầu James I, vua kế vị Elizabeth, cấp bằng sáng chế, James I cũng đã từ chối, Cả hai đã sợ rằng việc cơ giới hóa sản xuất dệt kim sẽ ném người dân khỏi việc làm, gây ra thất nghiệp và bất ổn chính trị, và đe dọa quyền lực hoàng gia. Máy dệt kim đã là một đổi mới hứa hẹn sự tăng năng suất khổng lồ, nhưng nó cũng hứa hẹn một sự phá hủy có tính sáng tạo.
Ðổi mới công nghệ làm cho các xã hội loài người thịnh vượng, nhưng nó cũng kéo theo việc thay thế cái cũ bằng cái mới, và sự phá hủy các đặc quyền kinh tế và quyền lực chính trị của những người nhất định. Như thế xã hội cần những người mới để đưa ra những đổi mới cấp tiến nhất, và những người mới này và sự phá hủy có tính sáng tạo họ gây ra thường phải vượt qua nhiều nguồn kháng cự, kể cả sự kháng cự từ các nhà cai trị và các elite hùng mạnh.
Xung ðột chính trị luôn luôn hiện diện
Xung đột về các thể chế và sự phân bổ các nguồn lực đã tràn khắp trong lịch sử.
Lịch sử Anh cũng đầy rẫy xung đột giữa nền quân chủ và các thần dân của nó, giữa các phe nhóm khác nhau đấu tranh giành quyền lực, và giữa các elite và các công dân. Kết quả, tuy vậy, đã không luôn luôn để củng cố quyền lực của những người nắm nó. Trong năm 1215, các nam tước, tầng lớp elite dưới vua, đã chống lại Vua John và đã bắt nhà vua ký Magna Carta (“Hiến chương Vĩ đại”).
Xung đột về các thể chế chính trị vẫn tiếp tục, và quyền lực của nền quân chủ đã bị hạn chế thêm bởi Quốc hội được bầu đầu tiên trong năm 1265.
Dẫu có Quốc hội được bầu, xung đột chính trị vẫn tiếp tục về quyền lực của nền quân chủ và ai là vua. Khi các nam tước và các elite khác nhận ra rằng quyền lực chính trị sẽ ngày càng tập trung hơn và rằng quá trình này khó để chặn lại, họ đưa ra những đòi hỏi để có tiếng nói về quyền lực được tập trung này sẽ được sử dụng ra sao. Dưới thời Tudor họ đưa ra những đòi hỏi để có một Quốc hội như đối trọng với Quốc vương và để kiểm soát một phần cách nhà nước hoạt động. Như thế đã không chỉ khởi xướng sự tập trung hóa chính trị, một trụ cột của các thể chế dung hợp, mà nó cũng đóng góp gián tiếp cho chủ nghĩa đa nguyên.
Những sự phát triển này đã xảy ra trong một bối cảnh của những thay đổi lớn về bản chất của xã hội. Cuộc Khởi nghĩa Nông dân năm 1381 đã là mấu chốt, mà sau đó elite Anh bị rung chuyển bởi một chuỗi dài các cuộc nổi dậy của nhân dân. Quyền lực chính trị đã được phân bổ lại không chỉ đơn giản từ nhà vua sang các thượng nghị sĩ, mà cũng từ giới elite sang nhân dân. Những thay đổi này đặt nền tảng cho các thể chế chính trị đa nguyên.
Từ năm 1603 vua Stuart đệ nhất, James I, đã không chỉ kế thừa các thể chế mà cả xung đột về chúng. Ông đã muốn trở thành một nhà cai trị chuyên chế. Trong nền kinh tế, các thể chế chiếm đoạt đã tự biểu thị không chỉ trong việc phản đối sáng chế của Lee, mà trong dạng của các độc quyền.
Các độc quyền này, rất nhiều, đã cho các cá nhân hay các nhóm quyền độc nhất để kiểm soát việc sản xuất nhiều mặt hàng. Chúng cản trở loại phân bổ tài năng, mà hết sức cốt yếu cho sự thịnh vượng kinh tế.
Cả James I và con ông, Charles I đã khao khát tăng cường nền quân chủ, giảm ảnh hưởng của Quốc hội. Xung đột giữa James I và Quốc hội đã lên đến tột đỉnh trong các năm 1620. Quốc hội đã không họp đều đặn và phải được nhà vua triệu tập. Charles lên ngôi năm 1625, đã từ chối triệu tập Quốc hội họp sau 1629, để xây dựng một chế độ chuyên chế vững chắc hơn.
Hành vi ngày càng chuyên chế và các chính sách khai thác của Charles đã tạo ra sự oán giận và sự chống cự trên khắp đất nước. Những người Scot đã nhận ra rằng Charles đã không có sự ủng hộ của dân tộc và đã xâm chiếm nước Anh, chiếm đóng thành phố Newcastle. Charles đã mở ra các cuộc thương thuyết, và những người Scot đã đòi hỏi rằng Quốc hội phải tham gia. Việc này xui khiến Charles triệu tập Quốc hội, nó tiếp tục họp cho đến 1648, từ chối giải tán ngay cả khi Charles đã yêu cầu nó làm thế.
Dưới sự lãnh đạo của Cromwell, các Nghị sĩ hùng biện đã đánh bại những người theo chủ nghĩa bảo hoàng. Charles đã bị xét xử năm 1649. Sự thủ tiêu nền quân chủ, tuy vậy, đã không tạo ra các thể chế dung hợp. Thay vào đó là chế độ độc tài của Cromwell. Sau cái chết của Cromwell, nền quân chủ được James II ( em trai của Charles) phục hồi trong năm 1660. Trong năm 1688, nỗ lực của James II để thiết lập lại chính thể chuyên chế đã tạo ra một cuộc nội chiến nữa. Lần này Quốc hội đã thống nhất hơn và có tổ chức hơn. Họ đã mời Statholder (phó Vương, Thống đốc) Hà Lan, William và vợ ông, Mary, con gái của James II, để thay thế James II. William mang quân đội và yêu sách ngai vàng, để cai trị không như một quốc vương chuyên chế mà dưới một nền quân chủ lập hiến do Quốc hội tạo dựng. Hai tháng sau sự cập bến của William vào các đảo Anh tại Brixham ở Devon, quân đội của James II đã tan rã và ông đã chạy trốn sang Pháp.
Cách mạng vinh quang
Sau chiến thắng, Quốc hội và William đã thương lượng một Hiến pháp mới. Những thay đổi đã được báo trước bởi “Tuyên ngôn” của William được đưa ra không lâu trước cuộc xâm lấn của ông. Chúng được lưu giữ thêm trong Tuyên ngôn về các Quyền do Quốc hội soạn ra trong tháng Hai năm 1689.
Tuyên ngôn, được gọi là Ðạo luật về các Quyền đã thiết lập các nguyên tắc lập hiến chính yếu.
Tuyên ngôn khẳng định rằng quốc vương không thể đình chỉ luật hay không được miễn trừ nghĩa vụ tuân thủ luật,. Những thay đổi về các thể chế chính trị thể hiện chiến thắng của Quốc hội đối với nhà vua, và như thế chấm dứt chính thể chuyên chế ở nước Anh. Từ đó trở đi, Quốc hội đã nắm chắc sự kiểm soát chính sách nhà nước. Khi người dân kiến nghị, Quốc hội đã lắng nghe. Ðiều này hơn bất cứ thứ gì khác đã phản ánh sự thất bại của chính thể chuyên chế, và sự thăng tiến của chủ nghĩa đa nguyên ở nước Anh sau 1688. Cuộc chiến đấu của Quốc hội tiếp diễn cho đến 1698, khi độc quyền bị bãi bỏ
Cùng với vị trí mới này, các nghị sĩ bắt đầu thực hiện một loạt những thay đổi then chốt về các thể chế kinh tế và chính sách của chính phủ mà cuối cũng đã mở đường cho Cách mạng Công nghiệp. Một ưu tiên khác của Quốc hội đã là cải cách ngành tài chính.
Cách mạng Vinh quang đã biến đổi các thể chế chính trị Anh, biến chúng thành đa nguyên hơn, và cũng bắt đầu đặt nền móng cho các thể chế kinh tế dung hợp. Nhưng sự mở rộng quy mô của nhà nước chỉ là một phần của quá trình tập trung hóa chính trị. Quan trọng hơn, điều này đã là chất lượng của cách mà nhà nước đã vận hành và cách ứng xử của những người kiểm soát nó và những người làm việc trong [bộ máy của] nó. Thí dụ, nhiều người được chỉ định đã được chọn trên cơ sở chính trị, chứ không phải bởi vì công trạng và tài năng, và nhà nước đã vẫn chỉ có năng lực rất hạn chế để thu thuế.
Sau 1688 Quốc hội đã bắt đầu cải thiện khả năng để tăng thu nhập thông qua đánh thuế, một sự phát triển được minh họa tốt bởi bộ máy quản lý thuế hàng hóa. Các thanh tra đã đóng ở khắp đất nước, được giám sát bởi những người thu, những người tiến hành các đợt thanh tra để đo lường và kiểm tra số lượng các mặt hàng phải chịu thuế hàng hóa.
Cách mạng công nghiệp
Cách mạng Công nghiệp đã được biểu thị trong mọi khía cạnh của nền kinh tế Anh.
Ðầu tư vào kênh và đường sá, vào cái được gọi là đường lớn, đã tăng lên ồ ạt sau năm 1688. Các quyền tài sản đã an toàn hơn nhiều. Sau 1688 hệ thống chính trị đã trở nên đa nguyên hơn đáng kể và đã tạo ra sân chơi tương đối bằng phẳng bên trong nước Anh.
Ðặt cơ sở cho cách mạng giao thông và, cho việc sắp xếp lại đất đai xảy ra trong thế kỷ 18 đã là các đạo luật của Quốc hội làm thay đổi bản chất của quyền sở hữu tài sản. Sự tổ chức lại các thể chế kinh tế cũng được thể hiện trong sự nổi lên của một chương trình nghị sự để bảo vệ sự sản xuất hàng dệt trong nước chống lại hàng nhập khẩu nước ngoài.
Một lĩnh vực cốt yếu đã là năng lượng, nổi tiếng nhất đã là động cơ hơi nước của James Watt trong các năm 1760. Việc này bao gồm công trình trước của nhà sáng chế Anh Thomas Newcomen và cả của Dionysius Papin, một nhà vật lý học Pháp.
Câu chuyện về sáng chế của Papin là một thí dụ nữa về mối đe dọa của sự phá hủy có tính sáng tạo dưới các thể chế chiếm đoạt. Các chủ thuyền đã tấn công Papin và đã đập tan chiếc thuyền và động cơ hơi nước của ông thành từng mảnh. Papin đã chết trong cảnh nghèo túng và được chôn trong một nấm mồ không được đánh dấu.
Trong luyện kim, những đóng góp then chốt đã được đưa ra trong các năm 1780 bởi Henry Cort,
Trong năm 1769, Arkwright, đã lấy được bằng sáng chế về “khung nước”. Trong năm 1771 họ đã xây dựng một trong những nhà máy đầu tiên của thế giới ở Cromford. Vào đầu thế kỷ, đã cần 50.000 giờ để xe sợi bằng tay một trăm pound bông. Khung nước của Arkwright đã có thể làm việc đó trong 300 giờ,
Cùng với cơ giới hóa kéo sợi đến cơ giới hóa dệt. Một bước quan trọng đầu tiên đã là sáng chế ra chiếc thoi bay bởi Jonh Kay trong năm 1733.
Công nghiệp dệt Anh không chỉ đã là động lực đằng sau Cách mạng Công nghiệp mà cũng đã cách mạng hóa nền kinh tế thế giới.
Hệt như các kỹ sư kênh vĩ đại, các kỹ sư đường bộ và đường sắt vĩ đại cũng không. John McAdam, người đã sáng chế ra tarmac [phương pháp trải mặt đường bằng đá dăm trộn chất kết dính như nhựa đường sau này] vào khoảng 1816, là con trai của một quý tộc nhỏ. Xe lửa hơi nước đầu tiên được xây dựng bởi Richard Trevithick trong năm 1804. Bố Trevithick đã dính líu đến việc khai mỏ ở Cornwall, và Richard trở nên bị mê hoặc bởi máy hơi nước được dùng để bơm [nước] khỏi mỏ. Ðáng kể hơn đã là những đổi mới của George Stephenson, con trai của cha mẹ mù chữ, và nhà sáng chế của xe lửa “Tên lửa” nổi tiếng, người đã bắt đầu làm việc như một thợ máy ở một mỏ than.
Với công nhân được tập trung vào các nhà máy mới và các trung tâm công nghiệp, đã trở nên dễ để tổ chức và gây náo loạn. Vào ngày 16-8-1819, một cuộc meeting để phản đối hệ thống chính trị và các chính sách của chính phủ đã được lên kế hoạch tổ chức ở Quảng trường St. Peter, Manchester. Các nhà chức trách đã rất lo lắng về cuộc meeting, và một lực lượng sáu trăm kỵ binh đã được tập họp. Khi các bài phát biểu bắt đầu, một thẩm phán địa phương đã quyết định ban hành một lệnh bắt những người phát biểu. Khi cảnh sát thử thi hành lệnh bắt, họ đã vấp phải sự chống đối của đám đông, và cuộc đánh nhau nổ ra. Tại điểm này các kỵ binh tấn công đám đông, Trong vài phút hỗn loạn, mười một người đã chết và có lẽ sáu trăm người đã bị thương. Tờ Manchester Observer đã gọi nó là Vụ Tàn sát Peterloo.
Nhưng căn cứ vào những thay đổi về các thể chế kinh tế và chính trị, sự đàn áp dài hạn đã không là một giải pháp ở nước Anh. Vụ Tàn sát Peterloo vẫn là một sự cố cô lập. Và một cách tự nhiên, những thay đổi về phân bổ quyền lực chính trị theo thời gian sẽ dẫn đến một sự phân bổ lại thêm nữa về thu nhập.
Chính là bản chất dung hợp của các thể chế Anh là những cái đã cho phép quá trình này xảy ra. Những người chịu thiệt hại và sợ sự phá hủy có tính sáng tạo đã không còn có khả năng để chặn nó lại.
Vì sao ở nước anh?
Cách mạng Công nghiệp đã bắt đầu và đã tiến những bước dài ở nước Anh bởi vì các thể chế kinh tế dung hợp độc nhất của nó. Các thể chế này lần lượt lại được xây dựng trên nền móng được đặt bởi các thể chế chính trị dung hợp do Cách mạng Vinh quang gây ra.
Có lẽ cốt yếu nhất, sự nổi lên của, và sự trao quyền cho, các nhóm lợi ích khác nhau – trải từ tầng lớp gentry, các nông dân thương mại mà đã nổi lên trong thời kỳ Tudor, đến các loại khác nhau của các nhà chế tạo cho các nhà buôn xuyên Ðại Tây Dương – đã có nghĩa rằng liên minh chống chính thể chuyên chế Sutart đã không chỉ mạnh mà cũng rộng. Liên minh này được tăng cường thậm chí hơn nữa bởi sự hình thành Ðảng Whig trong các năm 1670, đã cung cấp một tổ chức để đẩy mạnh các quyền lợi của nó. Sự trao quyền cho nó đã làm trụ cột cho chủ nghĩa đa nguyên tiếp sau Cách mạng Vinh quang. Nếu giả như tất cả những người chiến đấu chống lại nhà Stuart đã có cùng quyền lợi và cùng bối cảnh, thì việc lật đổ nền quân chủ Stuart chắc đã có nhiều khả năng [chỉ] là một sự tái diễn của Nhà Lancaster đối lại Nhà York, đưa một nhóm lợi ích hẹp chọi lại một nhóm lợi ích hẹp khác, và cuối cùng thay thế hay tái tạo cùng hay hình thức khác của các thể chế chiếm đoạt. Một liên minh rộng có nghĩa rằng đã có những đòi hỏi lớn hơn cho việc tạo ra các thể chế chính trị đa nguyên. Không có một loại nào đó của chủ nghĩa đa nguyên, sẽ có một nguy cơ rằng một trong các nhóm lợi ích khác nhau này sẽ chiếm đoạt quyền lực gây tổn hại cho phần còn lại.
Thế nhưng chẳng cái nào trong các nhân tố này đã khiến cho một chế độ đa nguyên thật sự chắc chắn xảy ra, và sự nổi lên của nó đã một phần là hậu quả của con đường tùy thuộc ngẫu nhiên của lịch sử. Một liên minh mà không quá khác đã có khả năng nổi lên như bên chiến thắng trong Nội Chiến Anh chống lại nhà Stuart, còn liên minh tương tự đã chỉ dẫn đến chế độ độc tài của Oliver Cromwell. Sức mạnh của liên minh này cũng đã không là cái đảm bảo rằng chính thể chuyên chế bị đánh bại. James II đã có thể đánh bại William xứ Orange. Con đường của sự thay đổi lớn về thể chế, như thường lệ, cũng không ít tùy thuộc ngẫu nhiên hơn kết quả của các xung đột chính trị khác. Ðiều này đã là thế cho dù con đường cụ thể của sự trôi dạt thể chế mà tạo ra liên minh rộng rãi chống lại chính thể chuyên chế và bước ngoặt của các cơ hội thương mại Ðại Tây Dương đã sắp đặt trước các con bài chống lại nhà Stuart. Trong trường hợp này, vì thế, sự tùy thuộc ngẫu nhiên và một liên minh rộng đã là các nhân tố quyết định làm nòng cốt cho sự nổi lên của chủ nghĩa đa nguyên và các thể chế bao gồm (còn tiếp).
N.Đ.C.
strong>Tác giả gửi BVN