9-06-2010
Mỗi quốc gia có cách ngoại giao riêng của mình: những vấn đề nghi thức ngoại giao của người Anh; những vấn đề hay lảng tránh của người Nga và các vấn đề kiên nhẫn của người Pháp và Brazil. Đối với Trung Quốc và quân đội của họ, đó là sự mơ hồ. Bắc Kinh đã trở thành bậc thầy trong việc thắng các tranh luận mà thực sự không có.
Chứng kiến cuộc họp các Bộ trưởng Quốc phòng tại Đối thoại Shangri-La hàng năm trong tuần này ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, ông Robert Gates sử dụng lời bình luận của mình để công khai chỉ trích Bắc Kinh, chống lại các nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm cải thiện mối quan hệ quân sự giữa hai nước. Phát biểu ngay sau ông Gates và để trả lời một câu hỏi trong phòng họp, tướng Mã Hiểu Thiên, Phó Tổng Tham mưu trưởng, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), cáo buộc Washington “tạo ra những trở ngại” trong hợp tác do tiếp tục hỗ trợ Đài Loan và can thiệp vào vấn đề chủ quyền của Trung Quốc.
Thoạt nhìn, tất cả đều có thể dự đoán: Hoa Kỳ chấp thuận việc chuyển giao vũ khí cho Đài Loan và Trung Quốc ngăn cản. Nhưng sự thật bên trong, sự miễn cưỡng của Bắc Kinh hứa thực hiện các cuộc đàm phán quân sự cao cấp giữa hai nước là một phần trong chương trình nghị sự về việc cố tình cổ vũ sự mơ hồ – một phương pháp tiếp cận đã được thiết lập kỹ lưỡng về tư tưởng cạnh tranh của Trung Quốc cả thời kỳ cổ đại và đương đại. Đó là một chiến lược gây phẫn nộ cho các đồng nhiệm Washington của Bắc Kinh, nhưng khôn khéo đối với PLA và Trung Quốc nói chung, chỉ khi nó có thể được thực hiện đúng. Trung Quốc chỉ tham gia đủ để trở thành đối tác và tránh né đủ để duy trì một sự đe dọa.
Không nơi nào có chiến thuật này rõ ràng hơn trong các vấn đề quân sự, và vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tiến triển ít nhất so với các lĩnh vực khác trong quan hệ song phương. Chỉ có thỏa thuận thực sự về vấn đề này, Hiệp định Tư vấn Hàng hải Trung – Mỹ năm 1998, đã cơ bản hết hiệu lực và hiện không còn thích hợp. Thỏa thuận đó có nghĩa là để giảm bớt sự thiếu tin tưởng và tính toán sai lầm, đã cung cấp việc chia sẻ thông tin hoạt động giữa hải quân hai nước và thiết lập thủ tục thông tin liên lạc toàn diện hơn. Ngoại trừ một số đối thoại, một số cuộc giao lưu quân sự và vô số các ngoại giao thuộc Track 1.5 (đó là các cuộc họp liên quan đến các viên chức và chuyên gia độc lập) và các cuộc họp thuộc Track 2, không có các trao đổi có ý nghĩa giữa quân đội hai nước trong thập kỷ qua.
Những người theo dõi quan hệ Hoa Kỳ – Liên Xô, mặc dù lạnh nhạt, nhưng có nhiều tham gia quân sự giữa hai nước, chắc chắn sẽ thấy hiện tượng này khá kỳ quặc. Không giống như Moscow của Liên Xô, Bắc Kinh dường như không cố gắng để tạo ra một trật tự thế giới mới. Thay vào đó, họ không ngừng thúc đẩy “sự phát triển hòa bình” trong hệ thống quốc tế, gắn bó cho thuật hùng biện về mối quan hệ “đôi bên cùng có lợi”, từ chối bất cứ đề nghị nào của Washington trong việc trở thành “đối thủ cạnh tranh chiến lược” trong khu vực. Các chủ đề này đã được ông Mã khẳng định cuối tuần qua tại buổi đối thoại, khi ông kêu gọi “Tin tưởng lẫn nhau, cùng có lợi, bình đẳng, và hợp tác” trong các vấn đề về an ninh quốc tế.
Tuy nhiên, nếu Trung Quốc muốn “trỗi dậy một cách hòa bình”, trước tiên Trung Quốc phải vượt qua sự cô lập – một thực tế mà các nhà tư tưởng quân sự Trung Quốc nhận thức rất rõ. Bắc Kinh không được tất cả các cường quốc chính ở châu Á tin tưởng, kể cả Nga, mặc dù kinh tế Trung Quốc quan trọng đối với nền kinh tế trong khu vực và toàn cầu. Vì vậy, Trung Quốc lặng lẽ che giấu việc thực hiện nâng cấp quân đội và khẳng định rằng họ không đặt ra mối đe dọa nào đối với ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực. Các nhà tư tưởng PLA bảo toàn nhưng tinh tế và diễn giải lại câu châm ngôn lâu đời của Đặng Tiểu Bình “che giấu ánh sáng, nuôi dưỡng bóng tối” (*), và từng bước tiến lên.
Nhưng có một mối nguy hiểm trong việc đưa ra quá nhiều sự thân thiện và coi thường khả năng của mình. PLA phải bảo đảm với Washington rằng họ không tìm cách đối chọi với Mỹ về sức mạnh quân sự (trong thời điểm này), trong khi cho thấy rằng cái giá của bất cứ hành động quân sự nào chống lại Trung Quốc sẽ là rất cao.
Vậy tại sao sự thù địch như thế khoét sâu các mối quan hệ quân sự với Hoa Kỳ?
Một phần của sự răn đe việc Hoa Kỳ tham gia quân sự trong khu vực là giữ ở bên ngoài. Khả năng của PLA đang cải thiện nhanh chóng nhưng vẫn chưa được chứng minh. Trung Quốc chưa trải qua cuộc chiến nào kể từ năm 1979 (với Việt Nam), và khả năng hải quân đang phát triển của họ chưa bao giờ được thử nghiệm nghiêm túc.
Chia sẻ quá nhiều thông tin có thể tiết lộ không những quan điểm chiến lược mở rộng của quân đội, mà còn tiết lộ vũ khí, chiến thuật, và các khiếm khuyết trong hành quân. Các chiến lược gia PLA lý luận rằng thiếu thông tin đáng tin cậy sẽ làm cho Washington khó có thể xác định chính xác tổn thất quân sự trong việc can thiệp vào bất kỳ kịch bản nào (chẳng hạn như một cuộc chiến ở eo biển Đài Loan). Và PLA đang đánh cược rằng kết quả không chắc chắn sẽ làm cho Washington miễn cưỡng hơn khi sử dụng vũ lực trong khu vực. Nói cách khác, kết quả lý tưởng là cho Trung Quốc thắng trong cuộc chiến mà không thực sự chiến đấu.
Ngoài tính toán kể trên, có các dấu hiệu cho thấy, thiểu số trong Bộ Chính trị ở Bắc Kinh bất đồng về phương pháp tiếp cận của PLA khôn khéo như thế nào. Chẳng hạn như, việc lập ra Cơ quan Thông tin quốc phòng quốc gia gần đây là điều có thể nhận ra rằng uy tín của PLA về bí mật đang tạo ra ngờ vực ở nước ngoài, phá hoại các nỗ lực của Bắc Kinh làm nhẹ đi hình ảnh “Trung Quốc đe dọa”. Trung Quốc sử dụng cơ quan mới này như một trung tâm gặp gỡ của PLA với truyền thông quốc tế và cộng đồng chiến lược.
Thảo luận chính thức giữa quân đội Trung – Mỹ cuối cùng cũng sẽ bắt đầu trở lại. Hy vọng rằng bản chất của PLA nhằm che giấu và ấp ủ điều không rõ ràng cuối cùng sẽ phai đi. Nhưng điều đó có thể mất nhiều thời gian hơn là ông Gates muốn. Và cho đến khi nó xảy ra, bất kỳ cuộc đối thoại nào cũng sẽ ngắn hơn Hoa Kỳ mong đợi. Điều đó, Washington có thể chắn chắn.
Ngọc Thu dịch
Dịch từ: http://www.foreignpolicy.com/articles/2010/06/09/chinas_got_a_secret
(*) Đặng Tiểu Bình muốn mượn một ý trong sách Đạo đức kinh của Lão Tử để đưa ra chính sách “náu hình giấu vết” của Trung Quốc. Ở chương XX Lão Tử nói: “Tục nhân chiêu chiêu, ngã độc hôn hôn俗 人 昭 昭 。我 獨 昏 昏”; nghĩa là: người thông tục thì sáng rỡ còn riêng ta tối tăm – BVN chú thêm.