Người đi sung sướng hả hê có lúc nào thoáng nghĩ trong đầu rằng mình vốn đã được nhắn nhe ở những cuộc “bàn bạc song phương” nảo đấy để đi về an toàn như một “trò diễn”, trong khi người đi đích thực – ngư dân – thì bị tông thuyền giữa đêm, tàu chìm xuống biển và tính mạng tất cả suýt nữa cũng đã chìm dưới đáy biển sâu? Càng vui với các bạn lại càng thấy ngậm ngùi: người Việt Nam sao mà khổ đến vậy – khi có những bề trên chỉ biết tính toán hết siêu dự án này đến đại dự án kia bất chấp dân chúng nhọc nhằn vất vả vì chúng đến đâu, còn thì không biết làm sao cho khỏi hèn.
Bauxite Việt Nam
8. DK 1-15
15 giờ ngày 11/5/2010, tàu HQ 936 nhổ neo rời Đá Lát, đến 5 giờ ngày 12/5 thì đến bãi Phúc Nguyên, khu vực nhà giàn DK 1-15. Nhà giàn là gì? Đó là đồn gác của lính hải quân để bảo vệ chủ quyền đất nước ở vùng thềm lục địa phía tây nam. Bốn cọc sắt chống xuống biển đỡ lấy một chòi canh – đó là nhà giàn.
Giữa mênh mông biển khơi, nhà giàn là thế này đây.
Tưởng nhớ các chiến sĩ đã hy sinh tại nhà giàn.
Năm 1990, nhà giàn chưa được kiên cố như bây giờ, trong một cơn bão một nhà giàn đã bị sập, những người chỉ huy đã lo cho anh em lên tàu vào bờ thoát được, còn mình ở lại chống chọi với sóng nước và đã hy sinh anh dũng. Đây là lễ tưởng niệm thứ hai trong chuyến đi.
Cận cảnh nhà giàn.
Những nhà giàn như thế này tạo thành cụm dịch vụ kinh tế – khoa học – kỹ thuật trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được thành lập theo quyết định của chính phủ năm 1989. Tầng trên cùng là một sân bay dã chiến, trực thăng có thể đáp xuống khi cần thiết, bao quanh là những tấm pin mặt trời. Những tấm phin này là kết quả cuộc vận động “Chung tay thắp sáng nhà giàn” do báo Tuổi Trẻ TP HCM phát động. Khi chúng tôi ra nhà giàn này thì ở đây vừa được nối thông mạng điện thoại di động, giúp các chiến sĩ liên lạc được với đất liền thuận tiện hơn. Tầng hai là nơi ở của chiến sĩ. Tầng dưới là như nhà kho.
Trên nóc nhà giàn là sân bay dã chiến và vũ khí trực chiến.
Những chum tương để trên nóc nhà giàn.
Góc bếp ở nhà giàn.
Trung úy Võ Như Chân mới ra nhà giàn này 6 tháng. Vợ con anh sống ở Vũng Tàu.
9. Tàu HQ 936
Suốt mười ngày lênh đênh trên biển, vượt gần hai nghìn ki lô mét sóng nước ra thăm các đảo, chúng tôi gắn bó với con tàu HQ 936. Đây là loại tàu vận tải quân sự loại vừa. Chuyến đi này tàu chở người và chở hơn nghìn mét khối nước ngọt ra tiếp tế cho các đảo.
Thượng úy Nguyễn Thế Kỳ, Phó Trưởng tàu.
Thiếu úy Nguyễn Văn Quân đang ca lái tàu.
Boong dưới của tàu, nơi ăn uống và diễn ra các hoạt động chính trên tàu. Mỗi sáng trưa chiều tối khi tàu chạy, mọi người thường ra boong ngồi ngắm biển, chuyện trò.
Giao lưu ca hát giữa đoàn đi và thủy thủ đoàn trên tàu, tối 6/5/2010.
Tổ bếp là bộ phận vất vả nhất vì ngày nào cũng tất bật lo đủ bốn bữa ăn (sáng, trưa, tối và đêm) cho gần một trăm rưỡi con người trên tàu. Các anh em này vốn không phải là anh nuôi, mà là chiến sĩ ở các tàu khác được điều tăng cường cho tàu HQ 936 phục vụ chuyến đi. Họ làm việc rất nhiệt tình, không nề khó nhọc. Và chúng tôi đã rất gắn bó, thân thiết với bộ phận này.
Chuẩn bị bữa ăn. "Anh nuôi" Trương Văn Hạnh (cầm muôi) đang chia thịt chó vào các khay. Chuyến đi này tàu mang theo đầy đủ thực phẩm theo khẩu phần quy định, nhưng đặc biệt có món "mộc tồn" lá mơ mắm tôm. Chúng tôi đã được ăn hai bữa thịt chó đầu chuyến đi. Còn đây là bữa cuối trên đường về. Thịt chó ướp đá, lá mơ xếp thành tệp gim lại ướp đá, lấy ra vẫn tươi ngon - Hạnh nói. Hạnh vốn là chiến sĩ trên một tàu chiến, sau khi làm xong nhiệm vụ "anh nuôi" cho chuyến đi này anh sẽ về lại tàu mình để diễn tập.
Tấm ảnh kỷ niệm với các "đầu bếp" để nhớ mãi không quên. Hai phụ nữ là Lưu Thu Hương (áo đỏ) ở Viện nghiên cứu Trung Quốc, và Khánh Hòa ở Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long.
Tối 13/5 giao lưu chia tay khi tàu đang trên đường về lại cảng Cam Ranh. Các chiến sĩ Hải quân tàu HQ 936 trẻ trai, sôi nổi, hát đồng ca, đơn ca, hòa cùng các diễn viên và tất cả mọi người.
Không những hát, các chiến sĩ còn múa và nhảy rất uyển chuyển, rất bốc. Con tàu lắc lư không chỉ vì sóng biển mà còn vì sóng lòng tình cảm lưu luyến của đoàn đi với thủy thủ đoàn.
Tàu HQ 936 đã cập cảng Cam Ranh an toàn. Tạm biệt con tàu! Tạm biệt những người thủy thủ - các chiến sĩ hải quân thân yêu. Từ nay biển đảo Trường Sa trong tôi đã thành nỗi nhớ và trách nhiệm.
PXN
Nguồn: http://phamxuannguyen.vnweblogs.com/