FB Le Dung
“Nó như cái đuôi con thằn lằn bị đứt, cứ nằm một chỗ, giẫy liên tục cho ra dáng ta đây đang chuyển động nhưng lại không xê dịch được là bao” thì là giẫy chết rồi còn gì, FB Le Dung?
Bauxite Việt Nam
Cái này em viết nghiêm túc chứ không cà chớn các cụ nhé. Tuy nhiên, phòng khi các cụ hứng nhảy vào bắt bẻ, em nói trước là việc trích dẫn chương, mục, điều, khoản, điểm mất thời gian mà mệt người đọc nên em chỉ nói lộ trình và phương thức xử lí. Ai thích tự tìm.
Hiếm nơi đâu trên thế giới này có trình tự xây dựng văn bản quy phạm pháp luật như ở ta. Văn bản quy phạm pháp luật được hiểu đơn giản bao gồm luật, nghị định, thông tư và quyết định có tính chất tương đương thông tư. Luật do Quốc hội ban hành, nghị định do Chính phủ (đôi khi “gấp”, hoặc biệt lệ, Chính phủ ban hành quyết định), thông tư và quyết định tương đương thông tư do bộ và cơ quan ngang bộ ban hành.
Con đường đi của “chúng” như sau. Một bộ được giao thẩm du một luật nào đó, họ về lập nhóm, giao một đơn vị cục/vụ/viện chủ trì. Xong họ gửi dự thảo cho các bên liên quan trong bộ có ý kiến, sau tập hợp trình Chính phủ, Chính phủ lại thông tri cho các bộ khác có liên quan ý kiến. Các bộ lại làm như bộ nọ, transit về các cơ quan cấp dưới của họ rồi tập hợp ý kiến gửi Chính phủ. Chính phủ xong xuôi hết lại tập hợp và đem ra trình Quốc hội.
Con đường em đi đó, có chỗ nào sai không? Có. Đó là con đường vắng bóng tư duy và trí tuệ.
Các cơ quan nhà nước, thằng nào bận thì bận, thằng nào rỗi thì rỗi chết cha luôn. Thường những thằng bận là những thằng được việc, làm nhiều, biết nhiều. Mà những việc ý kiến kiểu này không tạo ra danh tiếng, không là điều kiện để bổ nhiệm, không có tiền “góp ý”, cũng chẳng phải việc cơ quan. Góp ý, cái thằng tập hợp nó đọc không hiểu, nó bỏ đi cũng thế. Nói chung không có gì mà đau đầu. Nên những người thực sự có năng lực, họ không bao giờ làm, không được giao làm và không bị sếp làm phiền. Cuối cùng, việc rơi vào tay người nhàn rỗi, người không có việc gì để làm. Và kết quả, nội dung góp ý là chỉnh lỗi chính tả, bôi đậm bôi nhạt này nọ. Hết.
Càng lên cấp cao, hệ số tư duy và trí tuệ càng bị thu hẹp. Đôi lúc nó có các cuộc họp khá nghiêm túc và thấu cảm, tuy thế, những người dự họp lại không đọc hết dự thảo, họ chỉ có thời gian tham gia các điểm “nóng” được đề cập. Nhưng “nóng” không đủ nóng nên củi tươi không cháy hết, thành thử còn lại khói luôn um trời.
Đó là lí do các cụ thấy dự luật quan trọng như Luật Dân sự, Luật Hình sự cũng chứa đầy sai sót hoặc tranh cãi.
Thực ra nó chẳng có đéo gì là cao siêu ở đây cả, và hệ thống công quyền không phải toàn người dốt. Năm 300 trước công nguyên, tức cách đây hơn 2.300 năm, Lã Bất Vi đã làm. Đó là khi ông ta xua môn khách dưới trướng soạn ra Lã Thị Xuân Thu rồi treo ngoài cổng thành, ai sửa được một chữ, trả ngàn vàng. Khi có danh, có lợi, ắt người giỏi lao vào, miễn bàn. Ngoài ra áp đặt luôn cấp dưới, không sửa được một chữ thì hạ thành tích thi đua chẳng hạn, bố thằng nào chạy được.
Nếu mỗi luật của chúng ta ban hành, chúng ta học cụ Lã, cơ quan/cá nhân nào sửa được 1 chữ của dự thảo, không cần ngàn vàng, chỉ cần 10 triệu, họ sẽ lao vào ngay. Bị sửa nhiều quá thì thằng ra dự thảo bán nhà đi mà đền cho nhà nước. Từ đó, người ta sẽ phải khép chặt cái khâu ra dự thảo, tức là vời người giỏi và làm chặt từ đó, như cụ Lã Bất Vi, để hạn chế hậu quả. Mỗi khâu chặt một tí, trên xuống dưới lên nhịp nhàng, luật sẽ tiệm cận hơn với đời sống và nhu cầu.
Văn bản quy phạm dưới luật cũng theo thế mà làm.
Giờ nói tình huống cụ thể. Đó là năm 2005, hai ông bộ lớn ra luật đá nhau, ông Bộ Xây dựng ra Luật Xây dựng và ông Bộ Kế hoạch – đầu tư ra Luật Đấu thầu. Sửa chán chê mê mải bởi ông nào cũng muốn giữ sân của mình để chiến, không mất oai. Có luật sẽ có nghị định và thông tư, và con đường vừa “ban” vừa “hành”, “hành” xong sửa đổi sẽ kéo dài mãi, cho đến tận bây giờ. Như Luật Xây dựng hoặc Đấu thầu, với các luật và văn bản dưới luật, muốn “ban” mà ít “hành”, cần 3 yếu tố cốt lõi, một là thư viện tham khảo, hai là ngoại ngữ của người tham gia, ba là kinh nghiệm thi công/đấu thầu và quản lí nhà nước của đội ngũ tham gia. Cái này hầu như không đáp ứng được.
Tôi từng biết một số nhân sự ở Bộ Xây dựng chủ trì và tham gia một vài nghị định lớn, hê hê, tiếng Anh một chữ bẻ đôi không biết. Không biết sao tham khảo được thế giới nó làm như thế nào? Kinh nghiệm thi công cũng không có, kinh nghiệm quản lí nhà nước cũng không đâu vào đâu, thế mà ngồi chủ trì thì chỉ có thẩm du thủ dâm dăm chữ chứ lấy đâu ra. Nên suốt ngày nay “ban” mai “hành” mốt “sửa”. Nó không tiệm cận thực tế, đến khi người ta kêu nó mới biết nó sửa, chứ biết đâu.
Dạo này rộ lên món BOT cắt gọt điều chỉnh này nọ, toàn ngàn tỉ, nhiều không đếm xuể. Cái này của Bộ Kế hoạch – đầu tư. Mà ông này chưa quản, chưa thực thi cái BOT nào nên toàn bộ kiến thức kiểm soát hoạt động của BOT theo dự án bị hổng. Mấy ông bộ chuyên ngành thì nhiều lúc “kệ cha” nó, cứ xập xí xập ngầu thế, dễ làm việc. Nhiều lúc rất giống nhà nước ban hành quy định chưa có mặt bằng sạch thì chưa được mời thầu và triển khai thi công nhưng khắp nơi trên cõi này chẳng dự án nào thi công mà có mặt bằng sạch. Cũng như luật, kiểu các đồng chí phải chặt chẽ trước rồi triển khai áp dụng nhưng chẳng nơi đâu trước khi áp dụng có sự chặt chẽ. Càng hở càng dễ làm ăn, vừa triển khai vừa rút kinh nghiệm, đất nước đang gấp đầu tư bỏ mẹ ra, hơi đâu.
Hồi xưa ở cơ quan cũ của tôi có ông duyệt dự án BOT, nổi tiếng suốt ngày xui và hướng dẫn nhà đầu tư nâng vống vốn đầu tư lên, hạ lưu lượng phương tiện lưu thông ngày đêm xuống, thế là tiền đầu tư nâng, doanh thu giảm, thời gian hoàn vốn kéo dài. Hê hê, ông này được mời đi du lịch mệt nghỉ.
Nhà nước có cái rất buồn cười, đó là cái cần quản thì không ai quản, cái cần nghiêm túc thì không nghiêm túc, cái cần chặt chẽ thì không chặt chẽ, đến lúc đẻ ra Trịnh Xuân Thanh này nọ thì tế chết cha con người ta. Rồi làm án, rồi bỏ tù, đi nhanh y rằng vào tù. Nhưng con đường xây dựng văn bản quy phạm pháp luật vẫn thế, hỏi bắt sao hết được? Rồi cuối cùng quay lại bài cũ, vẫn những thằng ấm ớ hoặc không biết gì xúm vào xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Rồi lại làm án, lại bắt bỏ tù, lại sửa luật. Nó như cái đuôi con thằn lằn bị đứt, cứ nằm một chỗ, giẫy liên tục cho ra dáng ta đây đang chuyển động nhưng lại không xê dịch được là bao.
Thế nhưng lúc nào cũng kêu gào Vietnam – Moving Forward (nên được hiểu là Việt Nam thẩm du đi tù phía trước).
Nguồn: https://www.facebook.com/le.dung.98499/posts/10155449046982221