FB Tran Hung
Trong lần hội kiến Tập Cận Bình tại nhà riêng hồi tháng 4-2017, điều mà Trump đưa ra nắn gân Tập là “thâm hụt thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc hiện đã lên tới con số kỉ lục là 347 tỉ USD và vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng”. Trước cảnh báo của Trump trong lần gặp đầu tiên, mặc dù Tập Cận Bình cùng bộ hạ đã vặn óc suy nghĩ để thoát khỏi vòng kim cô của Trump nhưng bất lực vì nếu từ chối cân bằng cán cân thương mại với Mỹ đồng nghĩa cuộc chiến tranh sẽ được Trump phát động ngay lập tức và nền kinh tế “ngựa non háu đá” của Trung Quốc sẽ sụp đổ tan tành. Nếu Tập không tự nguyện hợp tác thì bằng mọi giá, Trump sẽ tự san bằng thâm hụt thương mại với Trung Quốc theo cách cổ điển là thao túng tiền tệ, áp chính sách bất bình đẳng về thuế nhập khẩu, đồng thời vận hành “các chính sách trợ vốn cho sản xuất thông qua việc hi sinh chi tiêu hộ gia đình, từ đó làm tăng tỉ lệ tiết kiệm”. Đây là nhân tố quyết định cán cân thương mại mà Mỹ đã dự trù sẽ gia tốc khi rút khỏi hiệp định Paris và hàng loạt các chính sách của các đời tổng thống tiền nhiệm đã làm cho nước Mỹ chậm lại.
Tập Cận Bình mà ngoan cố không hợp tác với Trump để cân bằng thâm hụt thương mại với Mỹ thì chiến tranh thương mại sẽ nổ ra và cả Mỹ, Trung đều thiệt hại nhưng Mỹ sẽ đủ sức duy trì Hợp chúng quốc Hoa Kỳ với nền kinh tế đứng lại còn Trung Quốc phải trả giá rất đắt là tan rã như Liên Xô trước đây. Vì vậy Tập Cận Bình và Đảng Cộng sản Trung Quốc buộc phải chọn giải pháp hợp tác với Mỹ để cân bằng thâm hụt thương mại, đồng nghĩa chấp nhận tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc chậm lại, thậm chí tụt lùi vì bao nhiêu năm nay lợi dụng thâm hụt thương mại của Mỹ mà Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản, giành ngôi vị số 2 liền sau Mỹ.
Trước các thỏa thuận hợp tác thương mại được kí kết giữa hai nước trị giá hơn 250 tỉ USD, Trump vẫn lạnh lùng bày tỏ quan ngại về thâm hụt thương mại “một chiều và không công bằng” của Mỹ với Trung Quốc, song tuyên bố “không đổ lỗi” cho Bắc Kinh về điều này mà chỉ trích các chính quyền trước đây của Mỹ đã “khiến thâm hụt thương mại vượt khỏi tầm kiểm soát”. Bên cạnh đó, Trump cho rằng Trung Quốc cần hành động mạnh mẽ hơn nhằm thúc đẩy tiếp cận thị trường, chuyển giao công nghệ và ngăn chặn việc đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ.
Một quốc gia giàu lên nhờ ăn cắp, ăn gian, giờ bị bắt làm ăn lương thiện thì có khác gì đem cá tra thả ra biển để nuôi. Nước Mỹ đã thắng khi thâm hụt thương mại với Trung Quốc đã được cân bằng từ các thỏa thuận hợp tác thương mại vừa được kí kết trị giá 250 tỉ USD.
Có thể hiểu thêm về khái niệm “cán cân thương mại” (trade balance) như sau:
Trade balance (còn được gọi là net exports, thỉnh thoảng được viết tắt dưới dạng NX) là bảng quyết toán về chênh lệch giữa giá trị về mặt tiền tệ của nhập khẩu và xuất khâu trong một nền kinh tế qua một giai đoạn thời gian rõ ràng. Nếu xuất khẩu vượt nhập khẩu thì quốc gia đó có sự thặng dư thương mại, thường được gọi là trade surplus, và bản báo cáo trade balance đó được coi là tốt. Ngược lại, nếu nhập khẩu vượt trội so với xuất khẩu thì quốc gia đó có sự thâm hụt thương mại, thường gọi là trade deficit hoặc thông tục hơn là lỗ hổng thương mại, và báo cáo trade balance trong trường hợp ấy thường bị coi là xấu. Thỉnh thoảng, báo cáo còn được chia làm 2 phần là báo cáo về mặt dịch vụ và báo cáo về mặt hàng hóa. Đặc biệt ở Anh, người ta còn dùng cụm từ vô hình và hữu hình cho 2 bản báo cáo này. Trade balance bao gồm sự giao dịch của những loại sản phẩm như mặt hàng công nghiệp, nguyên liệu thô và sản phẩm nông nghiệp, cũng như du lịch và vận chuyển.
Nguồn: https://www.facebook.com/tran.hung.3720190/posts/893611807456121