Nicholas Chapman
Vũ Quốc Ngữ dịch
Quay trở lại những ngày đầu tháng Giêng năm 2016 khi “cụ Rùa” ở hồ Hoàn Kiếm bị chết. Con vật linh thiêng từng sống ở hồ này hàng chục năm (có người nói hàng thế kỷ) chết một tuần trước Đại hội Đảng lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), và đây dường như là một sự cố đáng lo ngại đối với nhà nước độc đảng, nửa độc tài này.
Thành phố Hồ Chí Minh. Ô nhiễm không khí ở nhiều thành phố của Việt Nam thuộc mức cao trên thế giới.
Vào tháng 4 năm đó đại họa xảy ra. Cá chết thối rữa dọc theo bờ biển miền Trung của đất nước. Các xác cá đã làm nghẽn đường thủy và rải rác khắp đáy biển trong một thảm họa môi trường chưa từng thấy, gây ra một cú sốc lớn đối với các ngành đánh bắt cá và du lịch địa phương. Thủ phạm là Tập đoàn Formosa Hà Tĩnh, thuộc sở hữu của Tập đoàn Formosa Plastics của Đài Loan, vì đã thải ra chất thải có chứa chất độc như cyanide và axit carbolic ra biển. Nhiều cuộc biểu tình bùng phát khắp các khu vực bị ảnh hưởng và trên nhiều thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh. Nhà cầm quyền đã nhanh chóng giải tán các cuộc biểu tình này. Tháng 6, Formosa đã đồng ý chi 500 triệu USD để làm sạch môi trường và bồi thường cho những người bị ảnh hưởng. Vào tháng giêng năm nay, bốn quan chức đã bị trừng phạt (nhưng không bị nêu tên). Một năm sau đó và vụ việc đã không còn được quan tâm nhiều nữa, vì người biểu tình ngày càng nghèo đi và phải đối mặt với sự đàn khốc liệt của Chính phủ.
Đây không phải là lần đầu tiên một vấn đề liên quan đến môi trường đã làm xói mòn tính hợp pháp của ĐCSVN. Năm 2006, một công ty của Trung Quốc đã giành được một hợp đồng liên doanh với Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam để xây dựng hai nhà máy alumina ở Tây Nguyên của Việt Nam. Đến năm 2008, các nhà môi trường và các nhà khoa học đã lên tiếng lo ngại về tác động môi trường của dự án. Ủng hộ tiếng nói của mình cho phe đối lập, Tướng Võ Nguyên Giáp đã công bố ba bức thư phản đối dự án dựa trên lý do môi trường và an ninh. Phong trào chỉ trích bắt đầu từ đó, với một liên minh nhiều học giả, blogger, sỹ quan quân đội về hưu, cựu quan chức nhà nước, và nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo. Mặc cho các biện pháp đàn áp của Đảng nhằm kiềm chế những lời chỉ trích, nhưng sự phản đối vẫn tiếp tục thu hút nhiều người và buộc Chính phủ phải đồng ý tiến hành rà soát thường xuyên dự án.
Năm 2015, kế hoạch chặt 6.700 cây cổ thụ ở Hà Nội để nhường chỗ cho một dự án cảnh quan trị giá 3,4 triệu đô la cũng gặp sự phản đối tương tự bằng những cuộc biểu tình lan rộng, cả trên các phương tiện truyền thông xã hội và trên đường phố. Nhiều nhà lãnh đạo hiệp hội đã chỉ trích kế hoạch này và kêu gọi sự minh bạch hơn và cẩn trọng trong việc chặt hàng nghìn cây cổ thụ. Cuối cùng, chính quyền Hà Nội buộc phải hủy bỏ dự án. Tương tự như vậy, Việt Nam rất dễ bị tổn thương trước sự thay đổi khí hậu. Năm nay đã chứng kiến một đợt hạn hán khốc liệt ở khu vực sông Mê-kông. Mực nước biển dâng và sự xâm thực của nước biển ở giỏ gạo truyền thống của Việt Nam là vấn đề rất lớn. Hơn nữa, các thành phố của Việt Nam liên tục bị liệt vào danh sách với độ ô nhiễm không khí cao.
Các vấn đề môi trường hiện đang giảm đi theo tính hợp pháp của Đảng, vốn thường dựa vào hiệu quả kinh tế của nó. Một số thậm chí còn viết rằng các vấn đề môi trường đã trở thành “gót chân Achilles của ĐCSVN”. Điều rõ ràng là những sự cố môi trường đang có ảnh hưởng rộng lớn và kéo dài đối với ý thức công cộng, như những cuộc biểu tình lan rộng đã cho thấy. Thêm vào đó, những phát hiện gần đây của Chỉ số Hiệu quả Quản trị Địa phương và Hành chính công của Việt Nam năm 2016 (PAPI) cho thấy nhiều người dân đang quan tâm đến môi trường và họ càng ngày càng nhận thức được tính bền vững của môi trường sống của họ. ĐCSVN ứng phó thế nào với những đợt khủng hoảng môi trường chưa từng có này? Đảng đã trả lời một cách truyền thống, Giáo sư Carl Thayer đã từng nói, bằng các biện pháp đàn áp. Như đã nói ở trên, Chính phủ đồng ý xem xét các dự án hoặc hủy bỏ hoàn toàn. Chẳng hạn, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã hứa sẽ đóng cửa nhà máy Formosa nếu phát hiện nhà máy này tiếp tục xả thải vào môi trường. Tuy nhiên, trong khi Formosa vẫn ngang nhiên hoạt động thì giới bất đồng chính kiến bị đàn áp nặng nề. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, blogger nổi tiếng với bút danh Mẹ Nấm, nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Danh Dũng và Trần Thị Nga, bị cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự.
Nhìn vào các vấn đề môi trường thông qua quan điểm chính sách, một số người đã chỉ ra rằng các chính sách về môi trường trước đây về kiểm soát người và tài nguyên thay vì bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, Chính phủ ngày càng ý thức được rằng nó không thể dựa vào những thành tựu phát triển kinh tế và phải hướng tới sự phát triển bền vững. Các chính sách môi trường phải nhằm bảo vệ môi trường. Trong bối cảnh đó, báo cáo của Đại hội Đảng lần thứ 12 đã đặt trọng tâm vào việc phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
Sự nhấn mạnh về tính bền vững cũng đang được cảm nhận ở cấp tỉnh. Công ty Trisun Green Energy Co của Australia đã chấp thuận xây dựng một nhà máy xử lý chất thải trị giá 520 triệu USD bên ngoài thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh Yên Bái đã hợp tác với chính phủ Hàn Quốc để phát triển một dự án năng lượng mặt trời 500 MW ở hồ Thác Bà, thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu xuất bản số liệu ô nhiễm không khí chính thức để làm cho công dân biết nhiều hơn về mức độ ô nhiễm và Hà Nội đã ra mắt một chiến dịch trồng cây trong năm nay với mục đích trồng một triệu cây trong giai đoạn 2016 -2020.
Tuy nhiên, bất chấp tiến bộ này, các quyết định mâu thuẫn vẫn tồn tại. Quyết định ngừng xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân ở miền Trung và biến thành điện than để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của Việt Nam gợi lên những câu hỏi về việc liệu Việt Nam có thực sự cam kết về sự bền vững hay không. Một số người cho rằng việc phân quyền đã gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các tỉnh với một cơ quan trung ương hiền lành không thể kiểm soát trừ khi bị buộc phải làm như vậy.
Tuy nhiên, những gì chúng ta đang nhìn thấy ở Việt Nam là sự gia tăng nhận thức về môi trường của các nhà hoạch định chính sách và công chúng. Các biện pháp ứng phó và đàn áp hiện đang được áp dụng với các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo tính bền vững. Liệu chúng có đủ để khôi phục lại những mất mát về tính hợp pháp của ĐCSVN? Chỉ có thời gian mới có thể trả lời. Tuy nhiên, một điều là chắc chắn là ĐCSVN sẽ không đi theo con đường của Cụ Rùa sớm.
__________
Nicholas Chapman là một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Quốc tế Nhật Bản. Ông chuyên về chính sách đối ngoại, chính trị trong nước, và xã hội dân sự ở Việt Nam.
Nguồn: Rising Environmental Awareness in Vietnam
Nguồn bản dịch: http://www.ijavn.org/2017/08/vntb-nhan-thuc-ve-moi-truong-o-viet-nam.html