Nghệ sĩ Trung Quốc Ngải Vị Vị.
“Trace” (Dấu vết) chiếm trọn tầng hai của bảo tàng đương đại Hirshhorn nằm cách Quốc hội Mỹ, nơi nhiều dân biểu từng lên tiếng kêu gọi tự do cho các công dân Việt có tên trong triển lãm, vài dãy phố.
Cuộc trưng bày bao gồm 176 bức chân dung được ghép bằng các miếng LEGO của các nhà hoạt động và các tù nhân lương tâm hay những người ủng hộ tự do ngôn luận trên khắp thế giới.
Trong số 33 nước, Việt Nam thuộc top các quốc gia có nhiều công dân trong triển lãm nhất với 16 người, chỉ đứng sau Trung Quốc, Iran và Bahrain.
Các nhà hoạt động Việt trong mắt nghệ sĩ Ngải Vị Vị
Bà Hồ Thị Bích Khương.
Bà Đỗ Thị Minh Hạnh.
Ông Đinh Nguyên Kha.
Ông Đoàn Huy Chương.
Ông Võ Minh Trí.
Ông Trần Vũ Anh Bình.
Ông Trần Huỳnh Duy Thức.
Bà Tạ Phong Tần.
Ông Nguyễn Xuân Nghĩa.
Ông Nguyễn Văn Hải.
Ông Nguyễn Đoàn Quốc Hùng.
Ông Ngô Hào.
Ông Lư Văn Bảy.
Ông Thích Quảng Độ.
Ông Thích Quảng Độ.
Có thể thấy những hình ảnh của các tù nhân người Việt hiện vẫn bị cầm tù hoặc đã được phóng thích như Hòa thượng Thích Quảng Độ, nhà bất đồng chính kiến Trần Huỳnh Duy Thức, Luật sư Lê Quốc Quân, ông Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày) hay nhà báo tự do Tạ Phong Tần.
Blogger Điếu Cày cho VOA Việt Ngữ biết rằng ông “rất xúc động” khi thấy hình ảnh chân dung của mình trong mắt của ông Ngải Vị Vị.
Ông cho rằng triển lãm “tập hợp tất cả những tiếng nói của những người đấu tranh dân chủ trên thế giới” này sẽ “phát động phong trào mạnh mẽ hơn”.
Blogger Điếu Cày nhắn nhủ người Mỹ gốc Việt về triển lãm
Ông Ngải Vị Vị cho biết đã thai nghén “Dấu vết” sau những trải nghiệm của chính bản thân. Người nghệ sĩ đã có nhiều triển lãm ở các bảo tàng có tiếng trên thế giới từng bị bắt, thẩm vấn, quản thúc tại gia và bị cấm ra nước ngoài trong suốt nhiều năm trời vì thể hiện quan điểm trái chiều với nhà nước.
Một phần của cuộc triển lãm là mảng giấy dán tường khổ lớn in hình ảnh các camera an ninh, còng số 8 cũng như logo của Twitter, các biểu tượng cho sự giam cầm, theo dõi và các đoạn tweet thách thức chính quyền Trung Quốc của ông Ngải.
Hình ảnh còng số 8, máy quay theo dõi CCTV và logo của Twitter, các biểu tượng gắn với cuộc tranh đấu của ông Ngải Vị Vị.
Cuộc trưng bày “Dấu vết”, với tổng cộng khoảng 1,2 triệu miếng LEGO được sử dụng, kéo dài từ tháng Sáu tới tháng Một năm 2018.
Ông Ngải Vị Vị đã gọi các nhà hoạt động bị bắt bớ vì động cơ chính trị trên khắp thế giới là “những người hùng của thời đại chúng ta”.
Vì sao Ngải Vị Vị chọn các nhà hoạt động Việt Nam?
Trong một động thái cho thấy sự nhạy cảm của vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, một Việt Kiều từ tiểu bang California chỉ đồng ý trả lời VOA tiếng Việt với điều kiện không nêu tên và không quay phim vì “người thân vẫn còn ở Việt Nam” và “sợ bị bắt khi đến phi trường”.
Người đàn ông tới thăm Washington DC ngắn ngày cho biết rằng ông tình cờ thấy các khuôn mặt người Việt, nhưng ông đã “cảm phục mấy người đó”.
Lời tâm sự sau khi xem triển lãm của một người Mỹ gốc Việt
Đây là lần đầu tiên các tác phẩm của ông Ngải Vị Vị được đưa tới thủ đô nằm ở bờ Đông của Hoa Kỳ, sau khi xuất hiện lần đầu tiên ở thành phố San Francisco, bờ Tây nước Mỹ năm 2014, thu hút gần 1 triệu người tới xem.
Và lần này, theo ước tính, con số người tới triển lãm cũng sẽ không ít hơn, và vì thế, nhiều người sẽ biết tới các số phận của các nhân vật bị đọa đày khắp nơi, trong đó có Việt Nam.
Hà Nội lâu nay vẫn bác bỏ các cáo buộc của các tổ chức nhân quyền về chuyện tống giam và bịt miệng những tiếng nói bất đồng, nhấn mạnh chỉ bắt những ai vi phạm pháp luật.
Trong sổ lưu bút, một người tới xem triển lãm ghi: “Đừng bao giờ xem nhẹ tự do của bạn. Hãy nhớ tới tên của họ. Chúng ta vẫn chưa tự do”.
Đừng bao giờ xem nhẹ tự do của bạn
V.Đ.
Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/nghe-si-trung-quoc-dua-tu-nhan-viet-toi-thu-do-nuoc-my/3931401.html