Đồng minh của Đồng Tâm là ai?

Mẫn Nhi

VNTB – Khi được hỏi là vì sao thành công, anh tài xế đã cho biết, vì “làng em không theo bọn phản động, không tiếp xúc với bọn phản động. Vẫn treo cờ đỏ sao vàng, cờ đảng và sáng chiều đều phát Quốc ca”.

Câu chuyện của xã Đồng Tâm tiếp tục nóng lên trong tuần này khi CA.TP Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án. Quan điểm của không ít người khi đón nhận nguồn tin này là: “dân Đồng Tâm đã sáng mắt ra chưa” hay “đừng tin những gì Cộng sản nói.”

clip_image002

Mạng xã hội thông tin mọi ngỏ ngách liên quan đến sự kiện Đồng Tâm.

Nhưng đặt trong hoàn cảnh Đồng Tâm lúc đó, họ buộc phải lựa chọn một phương án Đối thoại, vì với lực lượng vũ trang và những gì mà chính quyền tìm cách kích động lúc đó, chỉ cần một sự “bộc phát”, thì ngay lập tức – chính quyền sẽ quy kết cho nhân dân xã Đồng Tâm là “bị lôi kéo, bị kích động bởi các thế lực bên ngoài” – đây rõ ràng là một cái cớ hoàn hảo cho việc dập tắt sự phản kháng của người dân.

Dù LS Ngô Ngọc Trai cho rằng, việc làm không có lợi cho nhà nước, không có lợi cho người dân, đó là hành vi xâm hại, đó không phải công vụ. Và “trước một hành vi xâm hại người dân có quyền phòng vệ chính đáng” thì người dân vẫn sẽ bị sự lắt léo của chính quyền dẫn dắt và quy kết một cách có hại cho họ.

Cũng trong một câu chuyện khác, Facebooker Anh Nam chia sẻ, trước khi báo chí thông tin về vụ khởi tố, thì anh có đi xe Uber của một tài xế gốc Đồng Tâm, và trong câu chuyện chia sẻ, anh tài xế đã “tự hào kể làng em đã đấu tranh thành công buộc ông Chung chủ tịch phải cam kết không khởi tố hình sự dân làng”. Khi được hỏi là vì sao thành công, anh tài xế đã cho biết, vì “làng em không theo bọn phản động, không tiếp xúc với bọn phản động. Vẫn treo cờ đỏ sao vàng, cờ đảng và sáng chiều đều phát Quốc ca”. Chính vì lẽ đó mà đấu tranh đã thành công!

Rõ ràng, việc “không tiếp xúc, không theo bọn phản động” là một dạng thức để loại trừ rủi ro của người Đồng Tâm, khi một sơ hở nhất cũng đủ khiến cho việc đấu tranh của họ trở thành một “nguy cơ phản loạn” trong mắt chính quyền. Điều này không thể trách người dân Đồng Tâm được, càng không thể trách được khi đất mà họ muốn làm rõ là đất của phía quân đội!

Nhưng điều quan trọng nhất trong câu chuyện này là, Đồng Tâm đã có một lực lượng hỗ trợ họ hết mình – nó có thể hiểu là một “bàn tay vô hình” để điều tiết sự việc, và dẫn dắt cho một sự đấu tranh hợp lý nhưng đủ một sức nặng.

Đấy chẳng phải là ai khác ngoài mạng xã hội.

Chính mạng xã hội (hay internet) đã tạo cho người dân được mở miệng nhiều hơn, quyền biểu đạt được phát huy tốt hơn. Và trên cả, nó giúp cho cơ quan chính quyền điều chỉnh các hành vi sai phạm về mặt chính sách và hành động.

clip_image003

Mạng xã hội với lượng người dùng lên đến 30 triệu người khiến người dân xã Đồng Tâm không còn cô đơn trong hành trình minh bạch hóa đất đai.

Trở lại vụ Đồng Tâm, rõ ràng mạng xã hội đã khiến cho bản thân người dân Đồng Tâm không hề cô đơn. Và nói theo cách của ông nhà báo Eric San Juan, thì mạng xã hội là đồng minh của người dân xã này. Mạng xã hội với 30 triệu người dùng đã phá vỡ sự tĩnh lặng về mặt tin tức do Chính phủ Việt Nam kiểm soát, nó đảm bảo là một cơ quan trung gian hòa giải vô hình để ngăn chặn một cuộc đàn áp diễn ra, bẻ gãy những luận điệu xuyên tạc từ phía chính quyền, và hướng dẫn ý thức xã hội theo một hướng minh bạch hơn. Nhưng cao hơn cả, việc thông tin đa chiều sẽ tạo ra cái nhìn đa chiều vào một sự việc cụ thể, đảm bảo tiếng nói yếu thế nhất của người dân xã Đồng Tâm được cất lên. Và nếu một sự ngăn chặn hay cực đoan hóa sự việc nhằm tạo cớ đàn áp từ phía chính quyền, thì nó sẽ thổi bùng cơn lửa phẫn nộ quần chúng – điều mà Chính phủ chưa bao giờ thích!

Giờ đây, nhân dân xã Đồng Tâm bị bao vây bởi lệnh từ Công an TP. Hà Nội, và người viết cho rằng, nên ngừng một sự chỉ trích đối với người dân Đồng Tâm bởi người dân đang cần một sự hỗ trợ, giúp đỡ hơn cả!

Và tất nhiên, chúng ta sẽ không cầu thị hành vi đó từ chính quyền, hay từ báo chí chính thống. Chúng ta tự tạo lập điều đó bằng mạng xã hội (một yếu tố chưa bao giờ là phản động) – bằng vai trò của 30 triệu người – Bằng cách, sử dụng mạng xã hội – phản ánh thông tin đa góc cạnh, phân tích cái sai trái về cả pháp lý lẫn đạo lý của chính quyền, tác động dư luận để sự vụ được giải quyết một cách ổn hơn, tốt hơn cho những người dân chất phát ấy!

Qua đó, chứng tỏ rằng, người dùng mạng xã hội sẽ là một đồng minh không bao giờ rời bỏ, phản bội người yếu thế, phản bội công lý trong xã hội Việt Nam.

M.N.

VNTB gửi BVN

This entry was posted in Pháp Luật. Bookmark the permalink.