Lời khuyên cho Trump: Đừng để Trung Hoa thay thế Hoa Kỳ ở Á Châu-Thái Bình Dương

(Advise for Trump: Don’t let China displace US in Asia-Pacific)

Shivshankar Menon

Bình Yên Đông lược dịch

Asia Times – 14 tháng 12 năm 2016

clip_image002

Hai việc mà các lãnh đạo trong vùng Á Châu-Thái Bình Dương muốn nghe và thấy từ Tổng thống (TT) tân cử Donald J. Trump là sự bảo đảm rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cung cấp và chịu trách nhiệm an ninh trong vùng Á Châu-Thái Bình Dương và sẽ duy trì một một sức mạnh hàng đầu và thân thiện, mở rộng kinh tế cho bạn bè và đồng minh. Không có sự tin cậy này, lãnh đạo Á Châu có thể quay sang các kế sách khác, và sang Trung Hoa, cho thịnh vượng và an ninh mà họ tìm kiếm.

Thử thách chiến lược lớn nhất đang đối diện với các lãnh đạo trong nhiều vùng là liệu Hoa Kỳ và Trung Hoa sẽ có thể giải quyết sự cạnh tranh chiến lược và đạt đến một sự cân bằng mới trong hòa bình. Không có quốc gia Á Châu-Thái Bình Dương nào muốn phải lựa chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa. Trong suốt 2 thế kỷ qua, Hoa Kỳ đã chứng tỏ là một sức mạnh hàng đầu và thân thiện ở trong vùng, Trung Hoa thì chưa.

Nhưng trong những thập niên qua, sự hiện diện và lưu tâm của Hoa Kỳ lại rời rạc, và từ năm 2008, sốt sắng của Hoa Kỳ trong việc mở rộng kinh tế và hướng dẫn các nền kinh tế trong vùng đã trở thành một câu hỏi.

Hai bước có thể thay đổi nhanh chóng cái ấn tượng này và cung cấp bảo đảm cho những nước láng giềng Á Châu-Thái Bình Dương của Mỹ là:

  • Hoa Kỳ cần “xoay trục” nhiều hơn bằng cách đề nghị một loạt các biện pháp an ninh thực tiễn cho vùng – như các cơ chế tạo sự tin cậy; các cơ quan quản trị khủng hoảng; hay cơ chế đối thoại về an ninh hàng hải, an ninh điện toán (cyber security), và các chủ thuyết và triển khai quân đội. Điều này có thể được thực hiện qua Thượng đỉnh Đông Á (East Asia Summit (EAS)), phối hợp cùng tất cả các quốc gia Á Châu-Thái Bình Dương muốn tham gia.
  • Nới rộng Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đến các quốc gia khác và tái thương thảo để cho nó thành một sự sắp xếp chuyên về thương mại thay vì là một giải pháp thay thế nhỏ hơn cho vùng với những tiêu chuẩn khác nhau được toàn cầu đồng ý. Qua bước này, Hoa Kỳ có thể giúp cho TPP trở thành một sự sắp xếp thương mại đi lên nền kinh tế toàn cầu hóa thay vì đi xuống các quyền lợi riêng của Hoa Kỳ.

Tại sao hai bước này cấp bách nhất? Bởi vì, lần đầu tiên trong nhiều thế hệ, có một khả năng thật khiến các vấn đề hòa bình và an ninh có thể đe dọa những thành tựu kinh tế phi thường của vùng Á Châu-Thái Bình Dương.

Ngày nay, chúng ta thấy lửa đang cháy từ những tranh chấp lãnh thổ và hàng hải ở Biển Đông, Biển Hoa Đông, và các nơi khác; chúng ta thấy việc gia tăng xây dựng quân đội và chạy đua vũ trang; chúng ta thấy sự lớn mạnh của chủ nghĩa quốc gia cực đoan thúc đẩy bởi những bất định (uncertainty) chánh trị và kinh tế; và chúng ta thấy sự vắng bóng của các tổ chức hay tập quán hợp tác có thể cho phép các vùng khác đối phó với bất định địa chánh trị ngày càng tăng. Việc tranh giành những tài nguyên vô chủ (global commons) trong không gian, không gian điện toán, và vùng biển ngoài lãnh hải quốc gia ngày càng tăng. Những chuyển dịch nhanh chóng trong cán cân sức mạnh, kết quả của việc lớn mạnh cùng lúc của nhiều thế lực do Trung Hoa dẫn đầu, đã hình thành một môi trường địa chánh trị đông đúc. Chương trình vũ khí nguyên tử của Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên (CHNDTT) có thể có hậu quả bên ngoài bán đảo Triều Tiên. Sự tranh đua Trung-Mỹ làm cho các thử thách này phức tạp hơn, khiến cho tình trạng lo âu và bất an đang diễn biến khó được chế ngự hơn.

Câu hỏi đang đối diện với Hoa Kỳ và các nước khác là làm thế nào để cải thiện cái bất an này. Kiến trúc an ninh hiện nay dựa trên mô hình bánh xe đạp (hub-and-spoke model) của Hoa Kỳ không thể bảo đảm an ninh được nữa, vì các thế lực đang lên tìm cách điều chỉnh trật tự để phù hợp với quyền lợi đang lớn mạnh của chính họ. Vì thế Hoa Kỳ có nhiệm vụ, như là một sức mạnh vượt trội đã có trách nhiệm an ninh trong vùng qua hơn 4 thập niên, khởi xướng để bàn về các vấn đề này bằng cách tạo một kiến trúc có hiệu quả mới – trên cả 2 mặt kinh tế và an ninh.

Những sáng kiến được đề nghị ở trên sẽ là bước quan trọng tiến đến mục tiêu này. Với một sự phân phối sức mạnh mới trong vùng, sự hiện diện và tham gia của tất cả các thế lực quan trọng khác ở cái nơi đông đúc này là cần thiết để kiến trúc thành công. Vì lý do đó, đề nghị rằng bất cứ đối thoại hay thỏa thuận mới phải bao gồm (inclusive), và hoan nghênh tất cả các nước ở trong vùng muốn tham gia.

Quan trọng không kém, bất cứ sáng kiến mới nào mà Hoa Kỳ theo đuổi cũng không thể dựa trên việc đóng băng nguyên trạng, hay “ổn định chiến lược”, vì đó chính là cái mà các thế lực đang lên muốn thay đổi. May thay, không có sáng kiến nào có một trật tự thay thế để đề nghị. Ấn Độ và Trung Hoa là những người thụ hưởng lớn nhất của một môi trường đầu tư và thương mại rộng mở và cấp tiến đã thành công trước khủng hoảng 2008. Nay họ xem TPP và sự xoay trục của Hoa Kỳ làm thay đổi luật chơi của trật tự đó, và có tiềm năng làm vỡ thị trường toàn cầu hóa đang mang lợi cho họ.

Với quan tâm của họ trong việc điều chỉnh và bảo tồn trật tự rộng mở, một nỗ lực thật sự để tạo nên một trật tự bao gồm cho phép họ được nói và bàn thảo nhiều hơn về những thử thách an ninh quan trọng chắc chắn sẽ cải thiện không khí an ninh trong vùng, phục vụ quyền lợi của các thế lực thương mại toàn cầu quan trọng, và tiến đến các mục tiêu chung.

Những sáng kiến như thế sẽ không lập tức mang lại một trật tự mới; nhưng bằng những bước để bàn bạc những vấn đề có thật, chúng chắc sẽ cải thiện không khí bất định hiện nay. Vì thế tôi đề nghị rằng bất cứ đối thoại an ninh mới nào để bàn về chủ thuyết và tư thế quân sự, an ninh điện toán, và an ninh hàng hải, tất cả có tính quyết định đối với các thế lực thương mại quan trọng của thế giới và cũng là thành viên của EAS.

Nhũng sáng kiến này cần thiết vì chánh sách xoay trục của Chánh phủ Obama, mặc dù có ý định đáng khen ngợi và được hầu hết các nước trong vùng hoan nghênh – trừ Trung Hoa và CHNDTT – đã không được trang bị đầy đủ để hoạt động hửu hiệu. Nó cũng thất bại trong việc thuyết phục các quan sát viên Á Châu khi đối diện với ám ảnh của Hoa Kỳ ở Trung Đông – một vùng không đóng góp bao nhiêu vào quyền lợi của Hoa Kỳ trong trật tự toàn cầu, vào việc tăng trưởng kinh tế toàn cầu, hay vào hòa bình và an ninh ở những phần đất của thế giới có nhiều ảnh hưởng hơn đối với quyền lợi của Hoa Kỳ.

Những bước được đề nghị này sẽ có tính thuyết phục nếu được chính TT tân cử Trump loan báo trong ngày đầu tiên của Chánh phủ và nếu chuyến công du đầu tiên của ông là đến với bè bạn và đồng minh trong vùng Á Châu-Thái Bình Dương. Lãnh đạo Á Châu-Thái Bình Dương sẽ theo dõi sát những hành động của Hoa Kỳ trong những ngày đầu của Chánh phủ – gồm chánh sách của Hoa Kỳ về các vấn đề như ngân sách quốc phòng và việc triển khai quân đội, vấn đề Biển Dông, và chương trình nguyên tử của CHNDTT – để xét xem liệu quả thật có một luồng gió mới ở Washington hay không. Là người Á Châu, họ chắc không diễn đạt quan điểm một cách công khai nhưng sẽ bày tỏ niềm tin về quyết tâm và tín nhiệm của Hoa Kỳ trong việc giao thiệp với Trung Hoa và với nhau.

Những năm sắp tới, việc bảo tồn vị thế lãnh đạo và sự tin cậy của Hoa Kỳ sẽ không dễ dàng cho Chánh phủ mới của ông Trump. Ông sẽ thấy một bầu không khí kém thông cảm ở nước ngoài đối với vị thế lãnh đạo của Hoa Kỳ, đặc biệt về mặt tư tưởng và giá trị, là nền tảng xác tín cho chánh sách của Hoa Kỳ trong nhiều năm.

Ngày nay, Á Châu-Thái Bình Dương, giống như Âu Châu, hầu hết được lãnh đạo bởi bảo thủ, các lãnh tụ độc đoán tiên liệu sức mạnh và càng ngày càng tùy thuộc vào một phiên bản mới của chủ nghĩa quốc gia để có tính chính thống và sức quyến rũ ở trong nước.

Điều này đúng ở Nhật Bản, Trung Hoa, Ấn Độ và các nước khác. Ở vài nước, các tổ chức và giá trị cấp tiến bị tấn công. Trong khi hiện tượng này chủ yếu được thúc đẩy bởi các yếu tố trong nước, nó cũng được làm dễ dàng bởi sự vắng bóng của Hoa Kỳ trong những mối quan tâm trong vùng, tuy được Chánh phủ Obama chỉnh đốn trong chừng mực nào đó trong vài năm qua. Kết quả là, lãnh đạo Hoa Kỳ sẽ phải tranh giành với một làn sóng của chủ nghĩa quốc gia cực đoan mới và tìm các giải pháp an ninh và kinh tế hấp dẫn với thế hệ mới, vừa trẻ vừa khát vọng hơn, sẽ quyết định chánh trị trong nước ở Á Châu-Thái Bình Dương trong nhiều năm tới.

Mặc dù thế, môi trường chiến lược có những điểm sáng. Đối với New Delhi, bang giao với Hoa Kỳ tốt hơn bao giờ hết. Sự tương hợp chiến lược Ấn-Mỹ đang tiến triển trong nỗ lực chung về an ninh hàng hải, hợp tác quốc phòng, chống khủng bố, chia sẻ tình báo, và các lãnh vực khác.

Ấn Độ chia sẻ quyền lợi với Hoa Kỳ trong một trật tự có thể đoán trước dựa trên luật lệ quốc tế, có thể cung cấp an ninh và bảo đảm mà Ấn Độ cần để chuyển hóa. Khi sự song hành chiến lược sẽ tăng thêm trong 2 năm còn lại của Thủ tướng Modi, đặc biết là Đông Ấn, và khi mối bang giao với Trung Hoa trở nên khó đoán và Chánh phủ Modi xây dựng trên cái gọi là chánh sách “Hành động Đông (Act East)”, Ấn Độ và Hoa Kỳ có quyền lợi chung dể cùng làm việc với đối tác như Nhật bản nhằm xây dựng an ninh và thông thương giữa Nam và Đông Nam Á, và an ninh hàng hải trong vùng biển từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, bức tranh ở Tây Âu phức tạp hơn. Ấn Độ vẫn còn nghi ngại về vai trò của Hoa Kỳ ở Pakistan và khủng bố xuyên biên giới mà nước này bảo trợ, sự ổn định ở Iran và vùng Vịnh, và sự lớn mạnh của liên minh Ả Rập Sunni và vai trò mâu thuẫn đối với ISIS. Đối với Ấn Độ, với tính nhạy cảm trong nước, nó cũng có nhiều vấn đề về chánh sách đối nội không thua gì đối ngoại. Ấn Độ và Hoa Kỳ vẫn cần xây dựng một đối tác có ý nghĩa cho những vấn đề này.

Nhìn về tương lai, những lãnh vực trong mối bang giao song phương, với tiềm năng mơ hồ nhất và có thể trở thành nguồn cọ xát hay chuyện thành công lớn kế tiếp, là kinh tế – vấn đề tiếp cận thị trường, quyền sở hửu trí tuệ, hợp tác năng lượng, và thay đổi khí hậu. Một lần nữa ở đây, nó là giao điểm giữa chánh sách đối nội và đối ngoại của cả Ấn Độ và Hoa Kỳ và sẽ quyết định cho sự thành công hay thất bại. Thí dụ, trong ngành dược, Hoa Kỳ có 2 lựa chọn trong việc đối phó với kỹ nghệ dược của Ấn Độ – cầm đầu bởi đặc quyền ở trong nước hay chú trọng đến lợi ích y tế toàn cầu. Đáng lý, cả Ấn Độ và Hoa Kỳ phải cùng làm việc để bào chế thuốc men vừa túi tiền và săn sóc người bệnh ở trong nước và khắp nơi trên thế giới, nhưng không rõ là các đặc quyền ở hai nước sẽ cho phép làm như vậy hay không. Hoa Kỳ và Ấn Độ đối mặt với những tình trạng khó xử tương tự trong nhiều lãnh vực khác, như thay đổi khí hậu, tiếp cận thị trường và năng lượng. Vì thế, ưu tiên hiện nay của Ấn Độ và Hoa Kỳ là soạn một tạm ước (modus videndi) về kinh tế mới, một thử thách cho 2 nền kinh tế trong những giai đoạn phát triển rất khác nhau. Sau rốt, thước đo mà người Ấn dùng phán xét các chánh sách kinh tế của Hoa Kỳ rất đơn giản – ảnh hưởng của chúng đối với việc biến Ấn Độ thành một nền kinh tế kỹ nghệ hóa tân tiến, có khả năng tăng trưởng hơn 7%, tạo hơn 11 triệu công việc mới mỗi năm, và duy trì ổn định chánh trị và xã hội ở trong nước.

Nhưng không may, các chu kỳ chánh trị trong nước của Ấn Độ và Hoa Kỳ nhiều lúc không đồng bộ, khiến cho việc kiểm soát thế lực trong nước (domestic dynamics) phức tạp hơn. Khi Chánh phủ mới của Hoa Kỳ đã quen và tự tin trong tình hình mới, Ấn Độ sẽ bắt đầu chuẩn bị mạnh mẽ và lâu dài cho các cuộc bầu cử vào đầu năm 2019.

Nhưng điều này không ngăn chặn cả hai nước cải tiến mối bang giao trong 2 thập niên vừa qua.

Mối bang giao Ấn-Mỹ tiếp tục được sự ủng hộ lưỡng đảng và mạnh mẽ ở cả hai nước. Không có lý do gì để thay đổi nguyên tắc, ngoại trừ quỹ đạo chánh trị trong nước của một trong hai quốc gia thay đổi rất mạnh mẽ.

Nói chung, chất keo của bổ sung kinh tế và những thử thách chiến lược qua sự trỗi dậy của Trung Hoa phải bảo đảm được rằng Hoa Kỳ vẫn là một đối tác song phương quan trọng nhất của Ấn Độ. Ngoại trừ một trong hai nước quyết định quay lưng lại với thế giới vì những lý do chánh trị trong nước, mối bang giao Ấn-Mỹ sẽ tiếp tục phát triển càng ngày càng mạnh.

Sơ lược về tác giả

clip_image004

Shivshankar Menson là Cố vấn An ninh Quốc gia của Thủ tướng Ấn từ tháng 1/2010 đến tháng 5/2014, và là Ngoại trưởng Ấn từ tháng 10/2006 đến tháng 8/2009. Ông cũng là Đại sứ và Cao ủy Ấn ở Israel, Sri Lanka, Trung Hoa Và Pakistan. Sách của ông, Choices: Inside the Making of Indian Foreign Policy, được xuất bản trong năm 2016.

Nguồn bản gốc: http://www.atimes.com/advice-trump-dont-let-china-displace-us-asia-pacific/

B.Y.Đ.

This entry was posted in Quốc Tế. Bookmark the permalink.