Vấn đề Biển Đông tại Hội nghị Diễn đàn Dân sự ASEAN

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

clip_image001

Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc (trái) xem sách giáo khoa Trung Quốc. Photo courtesy of nguyentandung.org

Hội nghị Diễn Đàn Xã hội dân sự ASEAN (ACSF) và Diễn Đàn người dân ASEAN (APF) lần thứ 10 tổ chức tại Đông Timor khai mạc vào ngày 3 tháng 8 với hàng trăm tổ chức, cá nhân thuộc ASEAN tham dự nhằm lên tiếng trong các chủ đề về xã hội dân sự, công dân, nhân quyền, tự do tôn giáo, tù nhân lương tâm và vấn đề tranh chấp Biển Đông.

Tổ chức Xã hội Dân sự

Là người được mời tham dự diễn đàn, nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc cho biết:

Tôi được Ban tổ chức mời với tư cách là một nhà nghiên cứu độc lập của Việt Nam về Biển Đông, sang để trình bày những quan điểm riêng của tôi với tư cách là nhà nghiên cứu độc lập trong vấn đề Biển Đông giữa Việt Nam và các nước có tranh chấp với Việt Nam.

Theo tôi được biết có 10 nước ASEAN và hàng trăm nhóm xã hội dân sự khác nhau và nước chủ nhà Timor-Leste. Đặc biệt trong diễn đàn năm nay đã được chính Thủ tướng Timor-Leste tham dự khai mạc và phát biểu cũng như hai Tổng thống của Timor đã từng tham gia vào cuộc giải phóng dân tộc cũng đến với hội nghị do đó dã làm tăng thêm phần uy nghi, thân mật, thân thiện và thoải mái rất bình đẳng giữa các nước với nhau.

Dĩ nhiên, tiếng nói giữa trong và ngoài nước hoàn toàn khác biệt và khác biệt khá xa. Điều này đã gây sự chú ý nổi bật giữa hai đoàn Việt Nam tại hội nghị lần này.

– Ông Đinh Kim Phúc

Mặc Lâm: Xin ông cho biết các tổ chức nào của Việt Nam tham gia và sinh hoạt cũng như cách thức làm việc của họ trong các diễn đàn như thế nào?

Ông Đinh Kim Phúc: Đoàn Việt Nam từ trong nước qua đi theo hình thức tổ chức xã hội dân sự của Việt Nam khoảng 20 người còn đoàn Việt Nam từ các nơi trên thế giới về thì trên 30 người. Sự khác biệt giữa các đoàn của chính phủ họ ít khi phát biểu và khi phát biểu thì luôn tập trung trong những chủ đề được đưa ra. Còn những phát biểu của các phái đoàn từ khắp nơi trên thế giới về thì đề cập đến tất cả mọi vấn đề như tự do tôn giáo, các vấn đề xã hội dân sự, dân chủ hay vấn đề tù nhân lương tâm…

Dĩ nhiên, tiếng nói giữa trong và ngoài nước hoàn toàn khác biệt và khác biệt khá xa. Điều này đã gây sự chú ý nổi bật giữa hai đoàn Việt Nam tại hội nghị lần này.

Mặc Lâm: Chúng tôi được biết đây là lần đầu tiên vấn đề tranh chấp Biển Đông được đưa vào nghị trình làm việc, Việt Nam có tham luận gì trong đề tài nóng bỏng này thưa ông?

Ông Đinh Kim Phúc: Trong phiên chính thức tại hội trường bao gồm tất cả 10 nước ASEAN mà nước chủ nhà là Timor-Leste thì anh Cường (Đồng Huy Cường) của đoàn Việt Nam đã trình bày một tham luận tổng quan về tranh chấp trên Biển Đông và những vấn đề sau phán quyết của Tòa trọng tài được thành lập theo phụ lục 7 của luật biển UNCLOS năm 1982. Sau khi anh Cường trình bày xong thì có nhiều ý kiến đưa ra để hỏi nhưng do thời gian rất giới hạn của Ban tổ chức do đó diễn giả không có cơ hội để giải đáp cho tất cả những người đặt câu hỏi.

Đến phiên workshop thảo luận riêng về tranh chấp lãnh hải là phiên mà mọi người chờ đợi của cả những người Việt trong và ngoài nước, sự quan tâm của giới xã hội dân sự Timor-Leste cũng như của các nước Đông Nam Á và phiên thảo luận đó rất sôi nổi và tôi đánh giá đó là một trong những phiên thành công nhất trong các workshop ở diễn đàn.

Vấn đề Trung Quốc

Mặc Lâm: Với tư cách là một người nghiên cứu độc lập về Biển Đông ông có những đóng góp gì trong đề tài này?

Ông Đinh Kim Phúc: Tôi trình bày quan điểm của tôi trong phiên thảo luận và tranh chấp lãnh hải. Thứ nhất trong tình hình các nước ASEAN đều né tránh vai trò khuấy động, gây tranh chấp và biến khu vực Đông Nam Á này trở thành điểm nóng trên thế giới và ASEAN đều tránh nói đến Trung Quốc. Tôi nói rằng nếu không xác định được Trung Quốc là nguyên nhân của mọi nguyên nhân trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông thì chúng ta sẽ không đưa ra được bất cứ giải pháp nào để biến khu vực Biển Đông của Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, hữu nghị.

Ý kiến của tôi được một vị giáo sư đại diện cho Philippines chấp nhận và sau đó chúng tôi đi vào thảo luận chi tiết. Tôi nêu lên Trung Quốc là nguyên nhân của mọi nguyên nhân gây ra trên Biển Đông vì họ hoàn toàn không có chủ quyền trên Biển Đông và họ tranh chấp với các nước trong khu vực, nhất là Việt Nam từ năm 1909 tới nay và bước bành trướng của họ ngày càng ác liệt hơn, quy mô hơn và ngày càng tráo trở hơn.

Tôi trình bày quan điểm của tôi trong phiên thảo luận và tranh chấp lãnh hải…Ý kiến của tôi được một vị giáo sư đại diện cho Philippines chấp nhận và sau đó chúng tôi đi vào thảo luận chi tiết.

– Ông Đinh Kim Phúc

Thứ hai nữa Trung Quốc phủ nhận phán quyết của Tòa trọng tài được thành lập theo phụ lục 7 của UNCLOS thì tôi trình bày Trung Quốc là một thành viên của LHQ lại là thành viên của Hội đồng bảo an LHQ, một thành viên của UNCLOS nhưng Trung Quốc đã sổ toẹt luật pháp quốc tế không chấp nhận phán quyết của Tòa trọng tài thì cái hành động của Trung Quốc không thể xem là của nước văn minh trong thế kỷ văn minh của ngày hôm nay. Chúng ta phải làm sao cho Trung Quốc thấy được vai trò của Trung Quốc và vai trò của các nước và phán quyết của Tòa trọng tài là công lý. Và công lý của Tòa trọng tài không dành cho những nước lớn mà nó bảo vệ công lý cho ngày hôm nay.

Tôi cũng đưa ra ví dụ trong các vụ kiện, giữa Nicaragoa và Hoa Kỳ thì công lý thuộc về Nicaragoa. Trong vụ kiện giữa Bangladesh và Ấn Độ thì công lý thuộc về Bangladesh và mới đây vụ kiện của Philippines và Trung Quốc thì công lý thuộc về Philippines. Tôi nhấn mạnh rằng việc đưa các tranh chấp lãnh hải lãnh thổ chủ quyền quốc gia ra các cơ quan tài phán quốc tế là một việc làm cần thiết và Trung Quốc không nên tránh.

Mặc Lâm: Chúng tôi cũng được biết là ông gặp khá nhiều khó khăn khi đi cũng như về lại do sự gạn hỏi, điều tra của an ninh phi trường, điều này có thật không hay chỉ là tin đồn?

Ông Đinh Kim Phúc: Khi tôi ra sân bay làm thủ tục check-in xong tôi vào phòng chờ thì được gọi lên và trả lời với các cơ quan chức năng trên một tiếng đồng hồ rồi sau đó họ mới giải tôi lên máy bay để bay sang Timor-Leste.

Khi tôi về đến sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày hôm qua vào lúc 8 giờ sáng thì tôi cũng được mời làm việc chủ yếu trao đổi với cơ quan chức năng Việt Nam về vấn đề đã đi đâu, gặp ai nói cái gì cũng như những vấn đề liên quan đến dân chủ nhân quyền Việt Nam. Chúng tôi đã làm việc hết sức lý thú trong vòng 5 tiếng đồng hồ và sau đó tôi rời sân bay Tân Sơn Nhất về nhà.

Mặc Lâm: Cám ơn ông.

M. L.

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/asean-civil-society-forum-in-timor-leste-ml-08102016105100.html

This entry was posted in Biển Đông. Bookmark the permalink.