Quyết tâm “xẻ thịt” cả “Đà Lạt của vùng Đông Bắc”

Gần 300ha rừng phòng hộ Phia Oắc, Phia Đén (huyện Nguyên Bình) của Cao Bằng được coi như là “Đà Lạt vùng Đông Bắc” bởi khí hậu ôn đới và những rừng thông diễm tình. Tuy nhiên, nó cũng được Cao Bằng “gật đầu” phê duyệt cấp phép khai khoáng ở vùng đất này.

“Cách đó không xa dưới chân Phia Đén, một ngôi biệt thự cổ theo kiến trúc Pháp đứng lẻ loi trên sườn đồi. Ngôi biệt thự ấy có tên là “Biệt thự Đổ” theo cách gọi dân dã của người dân. Đứng trên đỉnh núi cao phía Phia Oắc nhìn xuống, ngôi biệt thự đổ xa mờ như một chấm đỏ giữa vệt kẻ xanh ngút mắt của những rừng thông trăm tuổi.

Bất giác, đồng nghiệp của chúng tôi phải tấm tắc: “Về ăn chơi, không ai bằng người Pháp vì họ luôn biết đặt những khu nghỉ dưỡng của mình ở những điểm đẹp nhất”.

Cả trăm năm trước họ còn biết Phia Đén – Phia Oắc đẹp như thế thì chẳng có lý gì người ta lại cam lòng xới tung “Đà Lạt của Cao Bằng” để đánh đổi lấy một chút lợi nhuận nhãn tiền và chấp nhận phải trả giá bằng cả trăm năm sau?”

Sự so sánh hồn nhiên của những người vốn có lương tâm trong sáng xem ra mới khập khễnh làm sao! Đối với những kẻ đang nóng lòng vơ vét cho thật nặng túi trong một vài nhiệm kỳ rồi “xuống ghế”, và trình độ về mọi mặt thì abc… thì làm sao nghĩ đến tương lai đất nước vài chục năm sau chứ nói gì đến một trăm năm. Cụ Hồ hình như không có phúc nên mới đẻ ra một thế hệ thừa kế mình theo kiểu cứ ngang xương ban bố những chủ trương ngược lại với tâm nguyện của Cụ, nhất là đây lại là Cao Bằng, nơi Cụ đặt chân đầu tiên sau bao nhiêu năm bôn ba vừa trở về với mảnh đất thân yêu của Tổ quốc. Sao mà trớ trêu đến vậy?

Bauxite Việt Nam

“Xẻ thịt” rừng phòng hộ

Điểm khai thác quặng lậu dưới chân núi Phia Đén - Phia Oắc.

Điểm khai thác quặng lậu dưới chân núi Phia Đén - Phia Oắc.

Rừng phòng hộ Phia Oắc, Phia Đén nằm phía Đông của huyện Nguyên Bình với diện tích gần 300ha, khí hậu ôn đới và loài thông đặc chủng. Ở độ cao gần 2.000 mét, Phia Oắc, Phia Đén được coi là “Đà Lạt” của Cao Bằng.

Với giá trị về rừng phòng hộ và du lịch, ngày 17/7/2007, UBND tỉnh Cao Bằng đã ban hành QĐ số 1246/QĐ-UBND về việc Quy hoạch xây dựng khu Phia Oắc – Phia Đén là khu du lịch sinh thái.

Theo đó, sẽ có một đô thị loại V ở khu vực Phia Đén đồng thời đây cũng là trung tâm điều hành các khu du lịch, trung tâm nghiên cứu khoa học, bảo tồn vùng sinh thái tự nhiên.

Cụ thể: khu vực Tài Soỏng là khu du lịch sinh thái mang tính chất thể dục thể thao (trung tâm huấn luyện TDTT cấp QG; sân golf), khu điều dưỡng và phục hồi sức khỏe; Khu Nhà Đổ (một biệt thự cổ thời Pháp) là khu sinh thái, nghỉ dưỡng có tính chất bảo tồn cảnh quan thiên nhiên; công nghệ sinh học, ứng dụng CNSH trong công tác trồng rừng; Khu vực đỉnh Phia Oắc với độ cao gần 2.000 mét là khu du lịch thám hiểm, chinh phục, leo núi; khu vực đèo Côlêa…

Dự án nuôi cá hồi ở chân núi Phia Oắc là một trong những hạng mục để xây dựng khu du lịch sinh thái - thể thao - du lịch mạo hiểm của "Đà Lạt vùng Đông Bắc".

Dự án nuôi cá hồi ở chân núi Phia Oắc là một trong những hạng mục để xây dựng khu du lịch sinh thái - thể thao - du lịch mạo hiểm của "Đà Lạt vùng Đông Bắc".

Biệt thự đổ - một công trình của Pháp có hàng trăm năm về trước nằm lẻ loi giữa rừng thông diễm lệ Phia Đén - Phia Oắc của huyện Nguyên Bình.

Biệt thự đổ - một công trình của Pháp có hàng trăm năm về trước nằm lẻ loi giữa rừng thông diễm lệ Phia Đén - Phia Oắc của huyện Nguyên Bình.

Ranh giới của quần thể du lịch sinh thái Phia Oắc – Phia Đén được xác định gồm trung tâm xóm Phia Đén (xã Thành Công); toàn bộ thung lũng khu vực Tài Soỏng (xã Phan Thanh) và sườn đồi lân cận; đỉnh Phia Oắc; đèo Côlêa. Tổng diện tích 210ha. UBND huyện Nguyên Bình là chủ đầu tư và thời gian thực hiện dự án là 2 năm (từ 2008 – 2009).

Với quyết định phê duyệt dự án trên, thời điểm hiện tại (tháng 4/2010) khi chúng tôi có mặt, khu du lịch – sinh thái Phia Oắc – Phia Đén vẫn đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng với việc nâng cấp tuyến đường du lịch.

Hai điểm nuôi cá hồi tại xã Phan Thanh và xã Thành Công đã được chủ dự án xây dựng mặt bằng và hồ nuôi, lấy nguồn nước từ đỉnh núi Phia Oắc xuống.

Còn lại, rừng vẫn nguyên sơ nếu như không có sự can thiệp của các điểm khai khoáng lậu dọc hai bên đường.

Cũng trong Nghị quyết Phê chuẩn Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng-chì-kẽm, quặng bauxit giai đoạn 2008 – 2015, có xét đến năm 2025 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Cao Bằng ngày 17/7/2009 quyết nghị sẽ đầu tư khai thác mỏ chì – kẽm Tống Tinh, đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở và xây dựng nhà máy tuyển nổi chì – kẽm công suất 5.000 – 10.000tấn/năm; hình thành Cụm Công nghiệp Chì – kẽm tại xã Phan Thanh; khai thac, tuyển thô điểm quặng chì kẽm Pù Bó – Bản Moong; khai thác điểm chì – kẽm Lũng Moỏng (xã Phan Thanh).

Riêng các điểm quặng liên quan đến khu du lịch sinh thái Phia Oắc – Phia Đén chưa được quy hoạch thăm dò, khai thác.

Điều này tiếp tục được khẳng định tại QĐ số 204/QĐ-UBND ngày 03/02/2010 về Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng chì-kẽm, quặng bauxit giai đoạn 2008 – 2015, có xét đến năm 2025 của tỉnh Cao Bằng.

"Đại khai trường" khai thác quặng thổ phỉ nhìn từ trên đỉnh đồi xuống dưới xã Thể Dục (huyện Nguyên Bình). Trước đây, nó là một thung lũng!

"Đại khai trường" khai thác quặng thổ phỉ nhìn từ trên đỉnh đồi xuống dưới xã Thể Dục (huyện Nguyên Bình). Trước đây, nó là một thung lũng!

Theo đó, UBND tỉnh Cao Bằng cũng khẳng định, chưa quy hoạch thăm dò, khai thác các điểm quặng liên quan đến khu du lịch sinh thái Phia Oắc – Phia Đén.

Tuy nhiên, sự trớ trêu trong việc ban hành các quyết định quản lý của các ban ngành ở Cao Bằng ở chỗ, dù Nghị quyết của HĐND tỉnh, Quyết định của UBND tỉnh đã được ban hành, nhưng chính khu vực rừng sinh thái này cũng bị “xẻ thịt” để cấp phép cho các DN khai thác khoáng sản.

Điểm khai thác mỏ Tài Soỏng của HTX Công nghiệp  - Vận tải Chiến Công ngay thượng nguồn rừng phòng hộ Phía Oắc (xã Phan Thanh). Trong Quy hoạch khai thác khoáng sản của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2008 - 2015, khu vực rừng phòng hộ Phia Oắc, Phía Đén không được phép khai thác khoáng sản!

Điểm khai thác mỏ Tài Soỏng của HTX Công nghiệp - Vận tải Chiến Công ngay thượng nguồn rừng phòng hộ Phía Oắc (xã Phan Thanh). Trong Quy hoạch khai thác khoáng sản của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2008 - 2015, khu vực rừng phòng hộ Phia Oắc, Phía Đén không được phép khai thác khoáng sản!

Thung lũng đẹp như mơ giữa núi của thị trấn Tĩnh Túc, được biết, cũng sắp được cấp phép cho một đơn vị nhảy vào khai thác khoáng sản.

Thung lũng đẹp như mơ giữa núi của thị trấn Tĩnh Túc, được biết, cũng sắp được cấp phép cho một đơn vị nhảy vào khai thác khoáng sản.

Ngày 02/7/2009, UBND tỉnh Cao Bằng đã ký quyết định số 1404/GP-UBND cấp phép cho Cty CP Khoáng sản và Công nghiệp Cao Bằng khai thác quặng sắt – mangan và quyết định số 1403/GP-UBND cấp phép cho HTX Công nghiệp và Vận tải Chiến Công khai thác quặng thiếc – vonfram tại khu vực Tài Soỏng (xã Phan Thanh).

Phần diện tích cấp để các DN khai khoáng này nằm trên phần diện tích đã quy hoạch để xây dựng khu du lịch sinh thái Phia Oắc – Phia Đén, nơi mà trước đó 2 năm, ngày 17/7/2007, cũng do UBND tỉnh Cao Bằng đã ký QĐ phê duyệt.

Không những thế, theo thông tin của Chủ tịch UBND huyện Nguyên Bình, bà Mã Thị Ình khi trao đổi với VietNamNet, phần diện tích đất cấp cho các đơn vị khai khoáng nói trên trước đó đã được cấp cho một đơn vị đầu tư nuôi cá hồi tại Phia Đén.

Điều này đã khiến chủ đầu tư nuôi cá hồi phải “nhảy dựng” lên nhưng rốt cuộc thì đành… ngậm bồ hòn làm ngọt.

Huyện gửi công văn phản đối tỉnh

Bà Mã Thị Ình, Chủ tịch UBND huyện Nguyên Bình.

Bà Mã Thị Ình, Chủ tịch UBND huyện Nguyên Bình.

Trước quyết định cấp phép cho Cty CP Khoáng sản và Công nghiệp Cao Bằng và HTX Công nghiệp và Vân tải Chiến Công vào khai thác quặng tại khu vực Tài Soỏng, Ban Thường vụ Huyện ủy Nguyên Bình đã “có ý kiến” kiến nghị để UBND tỉnh Cao Bằng xem xét dừng việc cấp phép khai khoáng tại Tài Soỏng và khu vực Phia Oắc, Phia Đén.

Công văn số 553/CV-HU huyện Nguyên Bình ngày 16/6/2009 gửi Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng nêu rõ: Công văn số 755/UBND-NĐ ngày 05/5/2009 của UBND tỉnh về việc xử lý sau đợt kiểm tra tình hình Quản lý sử dụng đất của một số tổ chức; giao Sở TNMT tham mưu đề xuất với UBND tỉnh Cao Bằng về việc khai thác khoáng sản tại khu vực Tài Soỏng, xã Phan Thanh (là khu vực đã được UBND tỉnh giao nhiệm vụ quy hoạch thành khu du lịch).

HĐND huyện Nguyên Bình kiến nghị: “Việc khai thác khoáng sản trong khi công nghệ khai thác, công tác quản lý, ý thức bảo vệ môi trường còn hạn chế sẽ phá vỡ ảnh quan môi trường, nên sẽ ảnh hưởng lớn tới việc xây dựng khu vực Phia Oắc thành khu du lịch sinh thái;

Đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng các Ban, ngành của tỉnh xem xét đưa khu vực dãy núi Phia Oắc, bao gồm từ chân núi tiếp giáp các xã Thành Công, Phan Thanh, Quang Thành, thị trấn Tĩnh Túc vào diện khu vực tạm ngừng hoạt động khoáng sản, bảo vệ môi trường, rừng đặc dụng theo quy định chung của Nhà nước”.

Tuy nhiên, không xem xét đến kiến nghị của Ban Thường vụ huyện ủy Nguyên Bình, ngày 17/7/2009, hai giấy phép khai khoáng vẫn được tỉnh ban hành cho Cty CP Khoáng sản và Công nghiệp Cao Bằng và HTX Công nghiệp Vận tải Chiến Công.

Bà Ình khẳng định: “Tôi đã có ý kiến phản đối ngay trong hôm đi thẩm định dự án. Trước đó, Thường vụ Huyện ủy cũng đã có công văn gửi tỉnh với nội dung: khu vực đó, tỉnh đã giao nhiệm vụ cho huyện để quy hoạch.

Muốn giữ khu vực này thành khu vực rừng tự nhiên để sau này thực hiện dự án xây dựng khu rừng sinh thái thì không nên cấp mỏ, vì nó sẽ phá hủy môi trường, môi sinh ở khu vực đó. Tuy nhiên, sau hơn 10 ngày, tôi lại nhận được quyết định cấp mỏ…”.

Việc khai thác quặng mỏ của các đơn vị khai khoáng tại khu vực đầu nguồn Phia Đén, Phia Oắc rất khó có thể đảm bảo được công tác hoàn thổ theo đúng như cam kết, bởi với kết cấu về địa tầng lỏng lẻo và kém bền vững, độ rửa trôi mạnh vì các thung lũng hẹp, độ dốc lớn…

Ban Thường vụ huyện ủy Nguyên Bình đã gửi công văn số 553 ngày 16/6/2009 lên Thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng về việc không cấp giấy phép khai khoáng tại khu du lịch sinh thái Phia Oắc, Phia Đén đã được UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt 1 năm trước đó, nhưng phía tỉnh vẫn bỏ qua kiến nghị của huyện.

Ban Thường vụ huyện ủy Nguyên Bình đã gửi công văn số 553 ngày 16/6/2009 lên Thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng về việc không cấp giấy phép khai khoáng tại khu du lịch sinh thái Phia Oắc, Phia Đén đã được UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt 1 năm trước đó, nhưng phía tỉnh vẫn bỏ qua kiến nghị của huyện.

Ngay tại khu vực lòng suối nằm giữa điểm khai mỏ của HTX Công nghiệp – Vận tải Chiến Công (mỏ Tài Soỏng) và điểm khai thác cao lanh của doanh nghiệp Tiến Hiếu (tại xã Phan Thanh), những đống đá trơ to, tròn nằm chềnh ềnh như một bãi trứng khổng lồ án ngữ cả một khu vực rộng lớn.

Khó có thể chắc chắn đến thời điểm nào, cây rừng mới bắt đầu bén rễ trở lại ở những khu vực này.

Trước đó hàng vài thập kỷ, người Pháp đã tiến hành khai mỏ tại khu vực Phia Oắc, Phia Đén. Phải 80 năm sau, tại các khai trường này, lớp phủ thực vật mới được tái sinh như hiện nay.

Rất có thể, lịch sử sẽ lại lặp lại khi hệ sinh thái đầu nguồn bị phá bỏ, bóc dỡ một cách tan hoang như đang diễn ra tại khai trường Chiến Công, Tiến Hiếu…

Quan trọng hơn, thượng nguồn Phia Oắc, Phia Đén là nơi cung cấp nguồn nước cho 4 xã phía dưới chân núi và nguồn nước cho con sông Năng. Một năm trước, phía Bắc Kạn đã phải chịu hậu quả do nguồn nước ngầm bị thay đổi khiến mực nước của hồ Ba Bể xuống dưới mực báo động.

Đất thải từ công trường khai thác cao lanh bị nước mưa rửa trôi, đã làm "cao lanh hóa" những khu ruộng dưới chân núi của bà con người Mán (xã Phan Thanh) và lấp đầy lòng suối.

Đất thải từ công trường khai thác cao lanh bị nước mưa rửa trôi, đã làm "cao lanh hóa" những khu ruộng dưới chân núi của bà con người Mán (xã Phan Thanh) và lấp đầy lòng suối.

Đi giữa những rừng thông bạt ngàn diễm tình với khí hậu se lạnh – một khu vực ôn đới hoàn toàn khác biệt dễ dàng nhận thấy, chắc chắn, Phia Oắc – Phia Đén sẽ là một khu rừng nguyên sinh nếu như không có những điểm khai trường khai thác quặng giữa rừng của các đơn vị được cấp phép, cùng những điểm nhức nhối khai thác quặng lậu của người dân dọc hai bên suối, len lách dưới chân núi.

Có những điểm tập kết quặng giữa những rừng thông, khi chúng tôi đi qua chỉ còn lại những dấu vết của đá cao lanh, đá trắng trắng xóa trên nền thông xanh sẫm.

Cách đó không xa dưới chân Phia Đén, một ngôi biệt thự cổ theo kiến trúc Pháp đứng lẻ loi trên sườn đồi. Ngôi biệt thự ấy có tên là “Biệt thự Đổ” theo cách gọi dân dã của người dân. Đứng trên đỉnh núi cao phía Phia Oắc nhìn xuống, ngôi biệt thự đổ xa mờ như một chấm đỏ giữa vệt kẻ xanh ngút mắt của những rừng thông trăm tuổi.

Một góc thượng nguồn của rừng phòng hộ Phia Đén - Phia Oắc.

Một góc thượng nguồn của rừng phòng hộ Phia Đén - Phia Oắc.

Bất giác, đồng nghiệp của chúng tôi phải tấm tắc: “Về ăn chơi, không ai bằng người Pháp vì họ luôn biết đặt những khu nghỉ dưỡng của mình ở những điểm đẹp nhất”.

Cả trăm năm trước họ còn biết Phia Đén – Phia Oắc đẹp như thế thì chẳng có lý gì người ta lại cam lòng xới tung “Đà Lạt của Cao Bằng” để đánh đổi lấy một chút lợi nhuận nhãn tiền và chấp nhận phải trả giá bằng cả trăm năm sau?

Nhóm PV điều tra

(Còn tiếp)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/psks/201005/Quyet-tam-xe-thit-ca-Da-Lat-cua-vung-Dong-Bac-910600/

,

This entry was posted in Môi Trường. Bookmark the permalink.