Giang Đoàn Lê
– Vừa hữu hảo với Trung Quốc mà vừa không bị khinh miệt?
– Vừa hòa hoãn với TQ mà vừa không bị lấn lướt?
– Vừa thân với thế giới hiện đại, tự do, dân chủ mà vừa không sợ bị TQ động binh?
– Vừa không lo chiến tranh, dân khổ, đất nước tan hoang, lại vừa giữ được chủ quyền, lãnh thổ?
– Vừa không phải ngửa tay xin tiền TQ, lại vừa phát triển được đất nước?
– Vừa không phải chạy sang cầu cạnh TQ, mà vừa giữ được ổn định?
– Vừa giữ được văn hóa truyền thống, lại vừa “thoát Trung”?
Ai giải được bài toán ấy mới là người lãnh đạo xứng đáng! Chứ không thì “tranh quyền đoạt vị”, “tham chức tham quyền”, “cố đấm ăn xôi”… chẳng để làm gì, dân người ta cười cho!
Ngày xưa các Hoàng đế Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, [các vị vua ] thời Thịnh Trần, Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông, Quang Trung đều đã giải xuất sắc bài toán đó. Nhìn sang bên cạnh thì Nhật, Hàn cũng giải xuất sắc. Vậy “quan hệ triều cống” không phải là định mệnh của dân tộc ta.
Lời vua Lê Thánh Tông:
“Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước núi, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di!” (lời của vua Lê Thánh Tông nói với các quan phụ trách biên cương năm 1473, được chép trong Đại Việt sử ký toàn thư).
Chiến lược của ông đối với phương Bắc: phòng vệ tích cực, khi cần ông có thể cho quân sang đánh vào các căn cứ hậu cần của địch.
Về quân sự:
Việc canh phòng và khuyến khích các quan lại ở biên cương thường cảnh giác với các âm mưu xâm nhập và xử lý kịp thời các sự việc lãnh thổ với bên ngoài ở thời ông là rất chặt chẽ và cẩn thận nên triều đình nhà Minh rất tôn trọng và có phần e ngại. Trong sử Việt còn nhắc đến việc Lê Thánh Tông ra sắc chỉ phải cảnh giác với lực lượng nội gián là các gia nô người Ngô (số người nhà Minh tự nguyện xin được ở lại sau khi bị bắt làm tù binh trong cuộc chiến trước đây của Thái Tổ Lê Lợi).
Theo các sử gia, thì vũ khí quân sự dưới thời Lê Thánh Tông đã có những tiến bộ vượt bậc, do vốn có các kỹ thuật và sáng chế cùng kĩ năng chế tạo vũ khí cực kì tinh xảo của Đại Việt thời nhà Hồ về vũ khí tầm xa như hỏa thương, hỏa hổ, súng thần công,… hợp với số vũ khí khá tân tiến thu được trước đây trong cuộc kháng chiến với nhà Minh đã tạo cho Đại Việt một kho vũ khí đa dạng và hùng mạnh, có thể vượt xa so với vũ khí Châu Âu cùng thời về sát thương và chất lượng
G.Đ.L.
Nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=212661949076384&set=a.150409148634998.1073741828.100009977416332&type=3