Vấn nạn kinh tế của Trung Quốc? Chính là chuyện chính trị, ngốc ạ!

Đăng trên Nikkei Asia Review 07 tháng 9 năm 2015 05:00 JST

http://asia.nikkei.com/Politics-Economy/Economy/The-root-of-China-s-economic-troubles-It-s-politics-stupid

Minxin Pei*

Nguyễn-Khoa Thái Anh dịch

Lời dịch giả: Trong bài nay “predatory state”  “slow theft” và “fast plunder” được dịch theo thứ tự là: chế độ bóc lột “săn mồi, ăn thịt/hút máu con dân”, “slow theft”: ăn cướp tiệm tiến/chậm và “slow theft”: ăn cướp trắng trợn/ào ạt/nhanh. Chế độ thứ nhất “predatory state” thường được thấy trong các thể chế Cộng sản, phức tạp và tinh vi hơn các nhân vật độc tài như Ferdinand Marcos ở Philippines và Mobutu Sese Seko của Zaire.

Nhìn xem phản ứng các thị trường tài chính gần đây đối với môt loạt các tin kinh tế xấu từ Trung Quốc thì ta thấy rõ  là cộng đồng doanh nghiệp quốc tế đã không có một khái niệm mơ hồ nào vì sao “phép lạ kinh tế” Trung Quốc lại nổ bung một cách đột ngột như thế. Nhưng đối với những người quen thuộc với các đề cương kinh tế chính trị của các chế độ/nhà nước săn mồi, ăn thịt/hút máu con dân, không những vấp ngã của Trung Quốc đã được dự đoán mà còn là lẽ đương nhiên.

Có thể phần lớn các tổng giám đốc và các nhà đầu tư đã quá bận rộn để đọc một bộ sách kinh điển dày đặc như “Định chế, Thay đổi Định chế và Hiệu suất kinh tế”, của nhà kinh tế sử học đoạt giải Nobel Douglass North, hoặc một cuốn sách dễ tiếp nhận hơn, “Tại sao các Quốc gia sụp đổ” của Daron Acemoglu và James Robinson, hai nhà kinh tế học giảng dạy tại Đại học Công nghệ MIT (Massachusetts Institute of Technology) và Harvard. Sự thông tri của những học giả này, những người đã suy nghĩ sâu xa về mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế, đáng được trân trọng.

Chủ đề chính của họ nói về một “nhà nước ăn cướp của dân” một thuật/học ngữ cho một chính phủ bóc lột. Mặc dù có những khác biệt về cách giới cầm quyền “săn con mồi” dân dã trong xã hội, các tính năng cốt lõi của một nhà nước săn mồi là việc sử dụng quyền lực chính trị để tự làm giàu của lãnh tụ.

Nếu sức mạnh của nhà nước bắt nguồn từ sự đồng thuận của người bị cai trị và hạn chế bởi các quy định của pháp luật, giai cấp cầm quyền sẽ có một năng lực rất hạn chế để bóc lột người dân. Tuy nhiên, nếu nhà cầm quyền đặt mình trên luật pháp và sử dụng bạo lực chuyên chế của nhà nước để bảo vệ đặc quyền của họ để ăn cướp, họ có thể rút tỉa của cải của xã hội một cách tùy tiện. Các trường hợp nổi tiếng nhất trong lịch sử gần đây là Ferdinand Marcos ở Philippines và Mobutu Sese Seko của Zaire, cả hai đồng nghĩa với những lãnh tụ ăn cướp.

Một bòn rút chậm

Một khi những quốc gia bị chế độ bóc lột (ăn thịt, hút máu) dân chiếm đoạt xã hội của họ có thể bị bần cùng hóa. Các hình thức tồi bại và thảm khốc nhất của sự bần cùng hóa như thế là việc cướp bóc trắng trợn bởi những kẻ độc tài với một thời gian cai trị ngắn ngủi.

Các chế độ bóc lột (hút máu) dân tinh vi hơn, thường do các đảng phái chính trị độc tài kết cấu với nhau một cách chặt chẽ hơn với một khung thời gian cai trị dài hơn nhiều, họ thích chọn một chiến lược tinh tế và lâu dài hơn để bòn mót tiền trong xã hội họ. Thay vì bóc lột, ăn cướp một cách lộ liễu không che đậy và ngay lập tức để có thể phá hủy vốn liếng của các quốc gia của họ và do đó đe dọa lợi ích lâu dài của họ, chế độ hút máu dânđược kiểm soát bởi các đảng chính trị có tổ chức dựa trên các phương tiện gián tiếp, che giấu và hành vi ăn cướp đều đặn, có quy mô.

Thông thường, họ đặt ra những quy định phức tạp để hạn chế sự lưu thông của tiền vốn (vốn liếng được tự do lưu hành rất khó ăn cắp), làm cho quyền sở hữu tài sản không an toàn (tài sản không được bảo vệ thì dễ cướp hơn), kiểm soát các lĩnh vực ngân hàng (đánh thuế dân thông qua lãi suất tiêu cực và dành tín dụng cho khách hàng ưu đãi được vay các món nợ lớn), duy trì các doanh nghiệp quốc doanh lớn (để chuyển tài sản đến những lãnh tụ đang kiểm soát các công ty này), và độc quyền thao túng các ngành chủ chốt (đánh thuế xã hội thuế một cách gián tiếp).

Xét trên phương diện so sánh, rõ ràng là các chế độ ăn-thịt-dân có phe đảng tập thể hoạt động trên môt mô hình phức tạp hơn và có xu hướng duy trì quyền lực lâu hơn sự bóc lột trắng trợn của các lãnh tụ cá nhân độc tài. Tuy rằng hành vi cướp của tiệm tiến như vậy có thể dễ thở hơn chuyện tước đoạt một cách trắng trợn/nhanh, điều này không làm an tâm các doanh nhân tư và những người dân bình thường phải sống dưới một chế độ như vậy khi họ chứng kiến một phần đáng kể của sự giàu có khó kiếm của họ bị tước đi mà không có sự đồng ý của họ. Tuy rằng các phương tiện cướp bóc tiệm tiến có thể tinh vi và kín kẻ hơn, cuối cùng người dân và doanh nghiệp tư nhân  cũng sẽ nhận thực được hệ thống này là gì và sẽ mất động cơ để làm việc. Hơn nữa, tuy rằng hệ thống ăn cướp tiệm tiến có thể đem lại nhiều thịnh vượng hơn so với hệ thống cướp bóc trắng trợn/ồ ạt, nó vẫn là một hệ thống kinh tế cực kỳ què quặt. Dưới một hệ thống như vậy, nguồn tài nguyên quý giá đang bị lãng phí trong các dự án được các nhà cai trị ưa chuộng bởi lẽ các dự án này có thể giúp họ đảm bảo được hậu thuẫn chính trị hay mang lại lợi ích cho gia đình và tay sai của họ.

Quan điểm nhà nước bóc lột cung ứng cho ta một cái nhìn sâu hơn và đáng lo ngại hơn về nguyên nhân sự suy thoái kinh tế của Trung Quốc. Nếu chúng ta nhìn lại các định chế và hoạt động kinh tế trọng tâm của Trung Quốc, chúng ta có thể nhanh chóng khám phá một hệ thống ăn cướp tiệm tiến kinh điển: một vốn tài chánh khép kín, không có một sự bảo vệ đáng kể nào đối với tài sản cá nhân, nhà nước độc quyền trong lĩnh vực ngân hàng và các ngành công nghiệp chủ chốt (như viễn thông và năng lượng), các doanh nghiệp nhà nước khổng lồ (chiếm ít nhất một phần ba tổng sản lượng trong nước), và một ngân sách  chính phủ hoàn toàn mờ ám.

Cái xấu ít hơn của hai tệ nạn

Một chuyện khó hiểu là làm thế nào một hệ thống cướp ngày tiệm tiến như vặy đã có thể tạo ra một phép lạ kinh tế trong vòng 35 năm qua? Thật ra câu trả lời cũng chẳng khó tìm. Vì lúc nào hiệu suất xấu kinh tế cũng chỉ tương đối. Có lẽ chuyện ăn cướp một cách tiệm tiến kém hiệu quả hơn so với các hệ thống tư bản tự do vì được nhà cầm quyền chế tài chuyện bóc lột xuống mức tối thiểu, nhưng nó lại hiệu quả hơn cướp bóc nhanh. Trong trường hợp Trung Quốc, hai yếu tố – một lịch sử và một cơ cấu – đã cho phép các hoạt động ăn cướp tiệm tiến tiếp tục mà không làm suy sút nền kinh tế trong thời kỳ hậu-Mao Trạch Đông.

Một sự thật lịch sử là hoạt động ăn cướp chậm đã thay thế một hệ thống tồi tệ hơn nhiều: nguyên tắc chủ nghĩa toàn trị của Mao đã hoàn toàn cấm cản kinh doanh và làm giàu cá nhân. Chắc chắn, sự khởi động kinh doanh sau khi Trung Quốc từ bỏ chế độ Mao đã vục dậy nền kinh tế, mặc dù điều này rất khó đo lường chất lượng một cách chính xác.

Một yếu tố khác đã giúp cho chuyện bóc lột ăn cướp tiệm tiến kéo dài mà không phá hủy nền kinh tế đến từ một số các điều kiện và diễn tiến một lần vô cùng thuận lợi, chẳng hạn như cổ tức nhân khẩu học, di cư từ nông thôn ra thành thị, toàn cầu hóa và chuyện Trung Quốc tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Những yếu tố hỗ trợ nền kinh tế với mức hiệu suất cao mà Trung Quốc có thể đủ khả năng cướp bóc tiệm tiến (chậm), điều này được hiểu như là một hình thức đánh thuế.

Nhưng khi kinh tế Trung Quốc đã hết đà và bị hụt hơi, Trung quốc đã không đủ khả năng để trang trải ở mức độ này. Quan trọng hơn, số liệu thống kê kinh tế và tài chính của Trung Quốc ngày nay (do truyền thông internet) cũng được công bố nhiều hơn, đặc biệt là món nợ to như núi của chính quyền địa phương và các doanh nghiệp nhà nước đã cho thấy rằng chuyện tích lũy ăn cướp chậm cũng tai hại không kém gì cướp bóc trắng trợn/ào ạt.

Phân tích đen đủi này cho thấy rằng sự thách thức cơ bản đối với Trung Quốc liên hệ đến phạm trù chính trị chứ không phải kinh tế. Các điều kiện tiên quyết cho một cuộc cải tổ thật sự cần thiết để hồi sinh một nền kinh tế là phải tháo gỡ các trạng thái ăn thịt dân và hệ thống ăn cướp tiệm tiến. Nhưng đây là một phương án không thể thực hiện được, bởi vì điều đó có nghĩa là phá hủy các nền tảng kinh tế của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Những ai không được thuyết phục bởi lý giải định mệnh này nên đọc “Tại sao Quốc gia bị suy thoái” và cũng cần nhìn lại các nước giàu có nhất thế giới. Họ sẽ thấy rằng ngoại trừ các nước sản xuất dầu mỏ, nơi các nhà lãnh đạo có thể đánh cắp của thiên nhiên, tất cả các xã hội giàu có khác đều nằm trong một guồng máy pháp trị thật sự do đó đã tránh được cả hai hành vi ăn cướp tiệm tiến và ăn cướp trắng trợn (nhanh).

M.P.

*Minxin Pei là một giáo sư dạy về chính quyền tại Claremont McKenna College và một thành viên thâm niên không thường trực của Quỹ Marshall Fund dành cho Đức quốc của Hoa Kỳ.

Dịch giả gửi BVN

 

 

This entry was posted in kinh tế. Bookmark the permalink.