Gần đây truyền thông rộ tin tỉnh nghèo Sơn La xây tượng đài “Bác” với hầu bao những một nghìn bốn trăm tỷ lận. Nghe mà sướng cái lỗ tai của người nghèo.
Các nhà hoạch định chính sách phát triển kinh tế cộng sản vẽ ra nhiều viễn cảnh “lạc quan cách mạng” kiểu… “Tượng đài… là một quần thể kiến trúc không thể tách rời nằm trong tổng thể phát triển du lịch của vùng Tây Bắc…”, rồi nào là “Tượng đài là tấm lòng tri ân của bà con các dân tộc vùng Tây Bắc đối với Đảng, Bác Hồ…”, … mà cái ý nghĩa của sự thật trần trụi ở đây (mà bất kể là người Việt Nam,trong Đảng hay ngoài Đảng, đều biết, chỉ có điều có nói ra hay không) là “làm sao vơ vét cho đầy túi tham”. Chẳng nhẽ,bỗng dưng lại cướp bóc trắng trợn của dân nênđành phải mượn danh nghĩa “dự án” để mà cướp bóc cho êm đẹp, hay còn gọi là cướp bóc trong “đồng thuận”, trong “im lặng” của người bị cướp.
Đã có rất nhiều học giả lên tiếng về những sự kiện này, họ phân tích điều hơn lẽ thiệt để xem có nên dựng tương đài nữa hay không.Còn tôi trong phạm vi bài viết này, chỉ xin đề cập với cung cách vẽ duyệt kiểu này, kể từ khi xuất hiện đổi mới đến nay, thấy các địa phương trong cả nước thi đua “móc túi” của dân theo kiểu con gà tức nhau tiếng gáy theo kiểu tỉnh này có cái này thì tỉnh kia cũng phải có cái nọ.
Mở đầu bằng cách hàng loạt tỉnh có dự án nhà máy đường, nhà máy xi măng;rồi hàng loạt tỉnh có dự án xây dựng sân bay cảng biển. Đó là những dự án phát triển kinh tếnên ít nhiều còn được một số nhà hoạch định chính sách kinh tế gật gù tán thưởng. Nhưng cho đến đợt này các dự án về văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng khó mà lý giải lọt tai nổi nhân dân bởi dân đói, thiên tai, lụt lội, tham nhũng, kinh tế trì trệ đang hoành hành đất nước mình thì nhân dân làm sao một lòng một dạ thành kính, ngắm nhìn những vĩ nhân đã tạo tác ra cái chính thể “nhân dân làm chủ cuộc đời mình” nhưng tư liệu sản xuất đều thuộc sở hữu nhà nước và những người có chức có quyền trong nhà nước ấy.Hiến pháp hiện nay do học trò của những người được dựng tượng xây dựng nên, tuy có đề cập đến quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do chính kiến nhưng hễ bất kỳ ai mà thựchiện các quyền do Hiến pháp qui định ấy thì lại bị bắt, bị bỏ tù hay nhẹ hơn thìbị qui là “thế lực thù địch”.
Bệnh thành tích trong thể chế độc đảng đã trở thành điều kiện cần và đủ cho nấc thang danh vọng và sự kiếm tiền bằng vẽ duyệt các dự án khủng trong hàng ngũ cán bộ là minh chứng cho việc vì sao đất nước càng nghèo thì các địa phương càng sẵn sàng đốt tiền vào những dự án kiểu các tượng đài.
Tượng đài để tri ân hay nhục mạ Bác Hồ?
Có thể nói những người làm đề án xây dựng tượng đài Bác Hồ đều lấy lý do “với tình cảm biết ơn lãnh tụ” để được đắp tượng hoành tráng để được duyệt chi tiền khủng trong khi đó lại xem nhẹ tính cách giản dị,tiết kiệm kiểu “cần kiệm liêm chính chí công vô tư” của Bác mà “Đảng ta” đã bắt nhân dân và đảng viên của mình noi theo. Không biết Đảng của Bác tuyên truyền tính cách giản dị của Bác là thật hay giả dối mà ít nhất cho đến thời điểm hiện nay đã mấy lần mở cuộc vận động học tập và làm theo lời Bác trong toàn Đảng vậy mà chẳng thấy có điển hình học tập nào cho ra hồn để dân noi theo.
Ngược lại, những ngườilàm tượng đài về Bác (hay cho Bác) kể cả những tượng đài để ca ngợi sự nghiệp các học trò của người từ Bắc chí Nam đều thấy được vẽ duyệt vớisốtiền cực khủng, đi liền với đó là đất đai dành cho sản xuất – kế sinh nhai của nhân dân – bị thu hồi trồng cỏ trồng hoa làm đẹp cho tượng đã trực tiếp hoặc gián tiếp đẩy dân có đất thành dân oan vì đền bù rẻ mạt. Chẳng lẽ sinh thời Bác muốn đẩy dân đến bước đường cùng kiểu này sao?
Nghe ai đây?
Di chúc Bác Hồ vẫn do Đảng phổ biến “nếu tôi chết đi chớ nên thờ cúng, điếu phúng linh đình… hỏa thiêu cho sạch sẽ tro đem chôn tại ba của đồi thuộc ba miền để nhân dân tiện thăm viếng, mỗi người đến viếng hãy trồng một cái cây để lấy bóng mát”. Ước nguyện ấy thật bình dị và rất đời, rất nhân văn (nếu đúng như thế), tại sao Đảng không thực hiện nghiêm chỉnh di chúc của Người? Vì mục đích chính trị của đảng cầm quyền, Đảng đã xây lăng tẩm ướp thi hài của người (một điều trái với thuần phong mỹ tục;trên hết, trái với ước nguyện của người đã khuất). Phải chăng “Thượng bật kính, hạ… thỏa mãn cơn vẽ duyệt” dẫn đến cơn “đắc loạn tượng đài” là như vậy? Chodù việc có lãnh đạo sau khi hàng loạt bài báo đưa tin về sự kiện này đã vội vã tuyên bố rằng thông tin sai về xây tượng đài thì cũngkhông làm mất đi bản chất của việc “vẽ voi khi đói giấy”.
Đ. T.
Tác giả gửi BVN.