Jeff More(2), UPI 14/5/2014,
Hà Nguyễn dịch
Việc TQ đưa giàn khoan 981 tiến gần đến bờ biển VN hồi đầu tháng 05 đã chỉ là một bước leo thang khác nơi biển ĐNA vốn dĩ đã căng thẳng. Xác suất để xảy ra một cuộc hải chiến giữa TQ và VN cũng không có gì cao hơn hồi xảy ra cuộc giao tranh năm 1988 khiến 70 thủy thủ VN bị tử vong. Nhiều người ở Washington cho rằng Bắc Kinh thiếu thận trọng, nhưng trong não trạng của BK hành động khiêu khích này bắt nguồn từ logic chiến thuật mà thành.
Chuyện gì đã xảy ra?
Bắc Kinh khẳng định rằng, theo nghiên cứu lịch sử thì khu vực phía nam biển ĐNA và toàn bộ các nguồn tài nguyên ở đó thuộc về TH. Tuyên bố đường chín gạch mới được thổi phồng lên gần đây của họ đã đánh dấu lãnh thổ, và TQ đã cho triển khai ngư thuyền, tàu cảnh sát biển và tàu chiến để biến nơi ấy thành nhà mình.
Việt Nam cũng cho rằng vùng biển mà họ gọi là Biển Đông là nhà của họ, cũng như vùng Kinh tế Đặc quyền (Exclusive Economic Zone-EEZ) trong phạm vi 200 hải lý. Cả VN lẫn Philippines đều phản đối dữ dội các động thái của TQ; và Indonesia, Brunei, và Malaysia cũng vậy nữa, dù có phần yên ắng hơn.
TQ đã biết rằng việc triển khai giàn khoan 981 sẽ khiến chọc giận VN, nên đã gửi thêm 80 tàu chiến tới để bảo vệ nó. VN đáp trả bằng cách triển khai 29 tàu tuần dương và hải quân, trong số này nhiều chiếc đã bị các hạm đội TQ húc thủng và phun nước vòi rồng.
Tất cả những điều này có nghĩa gì?
Thứ nhất, với một quan điểm chiến lược toàn cầu, BK đang hòa điệu với đồng minh mới nhất của nó là Nga. Trong ba năm qua giữa hai nước này đã hình thành một liên minh chiến lược, dù có thể chỉ mờ nhạt, để đối trọng với ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Trong khi Nga chiếm đóng Crimea và gây kích động mặt trận phía tây với bom Bear thì TQ cũng hành động tương tự ở phương Đông. Đó là một động thế gọng kìm toàn cầu sử dụng chiến tranh phi đối xứng, trong trường hợp này là (sử dụng) thế lực tối thiểu được tính toán kỹ và rồi lẩn đi. Chiến lược này thông minh ở chỗ, việc gây hấn sẽ không đủ để kích hoạt phản ứng của Hoa Kỳ, nhưng lại tiến đủ xa đối với mục tiêu của Nga và TQ. Điều này phần nào được thúc đẩy bởi chính quyền Obama đang chẻ vụn khả năng chiến đấu của nó trong một cuộc chiến tranh hai mặt trận. TQ và Nga đang làm phân tán sự chú ý và các nguồn lực của Mỹ. Trong “Tam thập lục kế” người TH gọi đây là “Quậy nước bắt cá.”
Thứ nhì, TQ coi Mỹ như một thế lực toàn cầu trong chiến thuật rút lui thần tốc. TQ đã được điểm trong những thất bại về an ninh quốc gia của Mỹ như ở Iraq (rút quân quá sớm), Afghanistan (COIN quá cứng rắn), Libya (nhà nước thất bại theo sau việc “lãnh đạo từ phía sau”), và Yemen (căn cứ mới của al Quaeda mặc cho những vụ biểu tình nổ ra khắp nơi). Bắc kinh cho rằng Washington không thể giải mã Pakistan, kẻ làm “tà hữu” với Mỹ (LND: “frienemy” theo Urban Dictionary: a “toxic” person who poses as a friend but subconsciously or consciously wishes you harm) và là á-đồng-minh của Bắc Kinh. Nó (BK) cũng cho rằng chính sách can thiệp vào Trung Đông của TT Obama vốn đã được quảng bá ầm ĩ trong bài diễn văn Cairo năm 2009 dã bị thất bai do bởi sự gia tăng khủng bố thánh chiến Hồi giáo và toàn bộ những mùa Xuân Ả rập đã trở nên vô cùng tồi tệ. Mà như vậy thì, biển ĐNA đấy, cứ việc chiếm lấy. Người TH gọi chiến thuật này là “Mục hỏa băng giang” (ngồi nhìn lửa cháy ngang mặt sông), để cho đối phương cạn kiệt năng lượng quân sự, và đó sẽ là lúc để ra tay.
Thứ ba, nói về chiến lược khu vực, trong khi TQ chứng kiến thấy Mỹ đang dần suy yếu, họ vẫn rất cảnh giác về chuyến công du Châu Á của Bộ trưởng Quốc phòng Hagel, chuyến đi đã đặt “thịt lên trên xương” nơi trục Châu Á với các thỏa thuận quốc phòng và hỗ trợ an ninh. Điều này bao gồm cả việc tăng cường diễn tập quân sự hàng năm với các đồng minh ĐNA như Philippines nơi mà Balikatan (Vai kề Vai) đã bắt đầu từ ngày 05/05. Theo đó thì sự khiêu khích của TQ đã, về mặt ảnh hưởng, dẫn đến những nỗ lực xen vào bên trong truyền thống “làm chuyện ruồi bu (chuyên can thiệp nội bộ khu vực)” của Mỹ bằng một “cú đấm trực diện chiến tranh phi đối xứng”. Nếu ra tay thật nhanh TQ tin rằng sẽ càng khó cho Mỹ giúp đỡ các đồng minh Á Châu về sau.
Thứ tư, TQ đang lo sợ về một VN đang dần trở nên có thế lực. Kinh tế nước này đang phát triển. Hà Nội đang gầy dựng quân đội và hải quân để bảo vệ huyết mạch chính của mình là Biển ĐNA – trung tâm của các tàu thuyền, đánh cá và sản xuất năng lượng. Hà Nội cũng biết rằng cả nước đang sẵn sàng đứng lên chống ngọai xâm và những cuộc tấn công từ ngoài biển.
TQ muốn VN phải ngoan ngoãn vâng lời y như truyền thống Khổng giáo của họ, với các lý tưởng an ninh quốc gia theo kiểu vương triều trung tâm. Điều này nhắc nhớ tới cuộc xâm lược để trừng phạt năm 1979 vào Bắc VN lúc Hà Nội đang có đội quân lớn thứ tư trên thế giới. VN đã cho đi một ít đất, và mỗi bên bị thiệt hại khoảng 30 ngàn người trong vòng một tháng giao tranh. Vậy thì làm suy yếu ngay cái sức mạnh mới chớm nở của VN là một đòn thông minh theo cái nhìn của Bắc Kinh.
Rồi đây sự việc nơi Biển ĐNA sẽ tiến về đâu?
Cái hiện thấy là, tình hình đang tồi tệ đi. không có phe nào chịu lùi bước. TQ thậm chí còn có thêm những động thái tương tự trong những tuyên bố chủ quyền vùng biển với Nhật. Trừ khi những cái đầu ở Bắc Kinh được nguội đi, còn không thì những rắc rối này có thể dẫn tới một con tính sai khủng khiếp.
Một nước VN bị dồn vào góc kẹt có thể bung ra với một sức mạnh ghê gớm hơn mức mà Bắc Kinh có thể tưởng tượng được. Một khối đồng minh ASEAN vốn lỏng lẻo sẽ bị buộc phải đoàn kết cùng nhau để chống lại đối thủ chung. Nhật Bản đang thúc trở lại và đang tái vũ trang. Không có gì để tin rằng Mỹ đang quá mệt mỏi và bị thương tích tới nỗi Tư lệnh TBD và hải quân Hoa Kỳ sẽ án binh bất động.
Có vẻ như TQ đang bị lóa mắt bởi ý nghĩ “Trung Quốc đang lên”, vì niềm tự hào quốc gia lấp lánh, và vì thành tựu kinh tế vang dội. Và như vậy thì đất nước này đang gặp nguy rồi, do đã vi phạm chính cái châm ngôn chiến lược của mình, “Rút thang đi sau khi kẻ thù đã lên tới nóc” – nghĩa là nó đang đi trên con đường tự cô lập mình, về mặt quân sự, do kiểu hành động gây hấn. Các chiến lược gia TQ thông minh sẽ giúp làm nguội tình hình một cách bất ngờ.
H.N.
Nguồn bản gốc: Nguồn:http://www.upi.com/Top_News/Analysis/Outside-View/2014/05/14/Dangerous-checkmate-scenario-developing-in-the-South-China-Sea/4961400104310/#ixzz31mnpxsuy
Chú thích:
(1) Chú thích của người dịch: Thông lệ thế giới đều dùng cụm từ “Biển Nam Trung Hoa”, còn người VN chúng ta thì hay gọi là “BIển Đông”. Để cổ xúy một cách gọi trung dung và ít gây mâu thuẫn hơn, toàn bộ những từ “South China Sea” trong nguyên bản sẽ dược dịch là “biển Đông Nam Á”.
(2) Tiến sĩ Jeff Moore-CEO của Muir Analytics, chuyên đánh giá các hiểm họa đến từ các nhóm nổi dậy và khủng bố chống lại các tập đoàn.
Nguồn: vietnammaritime.blogspot.com