Chưa kể các tác hại khôn lường về chính trị, an ninh quốc phòng và xã hội môi trường của các dự án bauxite Tây Nguyên, chỉ riêng tác hại về kinh tế đã nhãn tiền, đúng như cảnh báo lâu nay của các nhà khoa học.
Về khía cạnh kinh tế, nguyên tắc phải tính đúng, tính đủ để tránh lời giả, lỗ thật. Hay nói cách khác, lời doanh nghiệp và nhóm lợi ích hưởng nhưng lỗ thì nhà nước, nghĩa là toàn dân phải chịu. Trong thực tế, Bộ Công thương và TKV lẫn lộn, không phân biệt nổi hiệu quả kinh tế-tài chính (là của doanh nghiệp), hiệu quả kinh tế-xã hội (của xã hội). Các nước gần đây còn chú trọng đến hiệu quả kinh tế-môi trường là những khái niệm không thể lập lờ.
Bộ Công thương và TKV đã cố tình ngụy biện đòi hỏi các ưu đãi được cắt giảm các khoản chi phí bắt buộc của dự án đầu tư như thuế môi trường, thuế xuất khẩu, đầu tư cho giao thông, không đền bù đất cho dân mà chỉ thuê có thời hạn, v.v.
Để kiểm định, tôi đã nhiều lần thảo luận với chuyên gia Vũ Quang Việt, nhận thấy có hai phương pháp tính kinh tế cho bài toán dự án bauxite như sau:
PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN NHẤT
Cách tính đơn giản hơn đem chi phí sản xuất 1 tấn sản phẩm tại chỗ, cộng chi phí vận chuyển ra cảng, trong chi phí sản xuất cần tính cả chi phí đầu tư. Nếu có giá trị tổng đầu tư thì đem chia cho đời sống của nhà máy để ra chi phí khấu hao phải tính vào giá thành. Sau đó, so sánh giá 1 tấn sản phẩm trên thị trường thế giới thì biết ngay khoản lời, lỗ của dự án.
Ngay cả trong trường hợp tính có lãi cũng phải lấy lãi này so sánh với lãi, nếu đem làm chuyện khác như trồng cà phê để tính lãi theo nguyên tắc chi phí cơ hội (opportunity cost) phải lấy lãi từ làm bauxite trừ đi lãi trồng cà phê. Đó mới là lãi thực. Ngoài chi phí cơ hội kinh tế, còn chi phí xã hội thì khôn lường: hàng ngàn người mất nguồn thu nhập mà nếu tính đủ thì không chỉ là tiền công ‘lấy công làm lời’ mà còn cả các chi phí bảo trợ xã hội đang bị bỏ qua. Đất bazan là đặc sản của Tây Nguyên, một trong những loại đất địa thành tốt nhất cho nông nghiệp, nhất là cây công nghiệp dài ngày, nhờ có tỷ lệ sét cao, khả năng giữ nước, giữ phân rất tốt, khi bị bóc đi, bề mặt bị mưa rửa trôi, xói mòn là tổn thất không dễ bù đắp.
PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN NHẤT
I. Cách tính lợi nhuận theo kế toán doanh nghiệp
A. | Giá thành f.ob. (có thể tính cho toàn bộ sản lượng nhà máy rồi tính cho một tấn aluminia) | |
= | Giá quặng bauxit dùng để sản xuất ra alumina
Chính là resource rent (mà Việt Nam trong trường hợp tài nguyên do nhà nước sở hữu được gọi là thuế tài nguyên). Đây là chi phí mà công ty khai thác phải trả để sử dụng tài nguyên. Nó được định nghĩa là thu nhập (thí dụ một tấn alumina) trừ đi tổng chi phí sản xuất cộng thêm lợi nhuận trung bình cho số vốn bỏ ra để sản xuất ra nó. Thí dụ giá một con tôm hùm là $5.00, chi phí sản xuất (lao động và vật chất) cộng với chi phí vốn bỏ ra và lợi nhuận trung bình là $3.00, thì resource rent là $2.00.
|
Việc tính này là điều bình thường cần tính khi một quốc gia thương lượng để đi đến ký kết hợp đồng khai thác dầu thô. Điển hình nhất là khi một bên bỏ 100% vốn khai thác và điều hành khai thác. Bên có sở hữu nguồn dầu thô được phân chia một tỷ lệ dầu thô nhất định sau khi bơm dầu lên. Cơ sở để tính toán là phân chia thu nhập thuần thu được từ dầu thô (tức là giá dầu thô trên thị trường trừ đi chi phí khai thác).
Giá của quặng này có thể tính dựa vào các hợp đồng đã đạt được giữa các nhà khai thác tài nguyên bauxite trả cho chính phủ các nước trên thế giới. Giá này phải cần đến chuyên gia quốc tế đã làm việc trong ngành. |
+ | Chi phí về hàng hóa và dịch vụ để sản xuất ra alumina | Gồm tất cả chi phí về hàng hóa và dịch vụ dùng để sản xuất ra một tấn alumina. Hàng hóa dịch vụ ở đây bao gồm toàn bộ chi phí về điện, nước, than, chi phí bảo quản và các chi phí quản lý khác. |
+ | Chi phí bảo vệ/hoàn nguyên môi trường | |
+ | Chi phí về lao động | Công trả cho lao động kể cả lao động quản lý. |
+ | Chi phí trả lãi | |
+ | Thuế sản xuất nếu có (thuế đăng ký doanh nghiệp, thuế sản phẩm, thuế đất) | |
+ | Chi phí khấu hao tài sản nhà xưởng và máy móc | |
+ | Chi phí chuyên chở ra cảng kể cả bốc dỡ đưa hàng lên tàu | |
+ | Thuế xuất khẩu | |
B | Giá bán được trên thị trường f.o.b. | Đây là giá mà người mua sẵn sàng trả sau khi hàng được đưa lên tàu. Chi phí về chuyên chở khỏi cảng + bảo hiểm là trách nhiệm của người mua. |
C | Thu nhập thuần theo giá hiện tại (net present value) | |
= | B-A |
C gọi là thu nhập thuần chính là lợi nhuận theo cách tính của doanh nghiệp.
Tỷ lệ lợi nhuận = C/vốn tự có. Vốn tự có = giá trị tài sản – giá trị vốn vay.
II. Cách tính hiệu quả trong đánh giá dự án
Để tính tổng thu nhập thuần (net present value) của cả dự án thì phải tính. Trong trường hợp có C0 thì Ci sẽ lớn hơn vì giá thành không cần tính khấu hao (tức là khấu hao vốn đầu tư ban đầu C0). Nếu tính như ở phần I thì C0=0.
Thời kỳ | 0 | 1 | 2 | T | |||||
– C0 | C1 | C2 | CT |
C0 = vốn đầu tư (gồm cả vốn tự có và vốn vay).
Ci = thu nhập thuần thời kỳ i, tính theo giá giá trị của thời kỳ hiện tại tức là thời điểm 1. Nếu chúng được tính theo giá của thời kỳ i thì phải đưa về giá hiện tại, tức là trừ khử đi lạm phát. Khi giá bán trong hợp đồng dài hạn cố định thì rõ ràng là giá trị hiện tại của giá bán đó sẽ nhỏ đi. Nếu 100 là giá trị nhận được trong năm thứ 5 mà lạm phát p là 2.5% mỗi năm thì giá trị 100 đó chỉ có giá trị trong hiện tại bằng = = 88.4. Kể từ năm 2001 đến nay lạm phát trung bình ở Mỹ là khoảng 2.5%. Có thể lấy tốc độ lạm phát này để tính (khi tính bằng USD).
r là suất chiết khấu thực (sau khi trừ lạm phát) thường là tính giống nhau cho từng thời kỳ. Suất chiết khấu hoàn toàn khác chỉ số tăng giá (hay lạm phát). Thí dụ trong 5 năm nữa chúng ta được trả giá là 100 và với lạm phát 2.5% năm thì giá trị hiện tại là 88.4 như đã nói ở trên. Tuy nhiên, như thế phải 5 năm nữa chúng ta mới nhận được 88.4. Như thế nếu muốn nhận ngay vào thời kỳ 1 thì phải chiết khấu 88.4 và như thế chỉ được giá trị là =76.2. Thường suất chiết khấu thực được dùng là 3%.
Có hai cách tính hiệu quả của dự án:
1) Với công thức ở trên, NPV là thu nhập thuần thu được của dự án nếu như trong năm năm, mỗi năm nhận được Ci (đã đưa về giá hiện tại). Cách tính này thường giả định suất chiết khấu thật r = 0.03. Dự án chỉ nên làm nếu như NPV dương. Có nghĩa là nếu âm thì sẽ không lấy lại được vốn.
2) Tính suất hoàn vốn nội tại, tức là tính ra r, khi cho NPV = 0. Nếu r nhỏ hơn lãi suất thực (tức là khử lạm phát) trên thị trường thì không nên đầu tư. Cách tính này có thể so sánh tỷ suất hoàn vốn với lãi suất thực trên thị trường.
Lãi suất thực (real rate) =
(1 + lãi suất danh nghĩa (nominal rate) / (1 + lạm phát) – 1
= (1 + 6%) / (1 + 4%) – 1 = 1.9%
ở đây, lãi suất danh nghĩa là 6%, lạm phát là 4%.
Nếu có hơn một phương án thì chọn phương án có tỷ lệ hoàn vốn cao hơn hoặc NPV lớn hơn.
Xử lý vấn đề lạm phát:
NPV là giá trị theo giá hiện tại.
- Có thể tính C theo giá thu được tại thời điểm thu tương lai và như thế suất chiết khấu là suất chiết khấu danh nghĩa.
- Cũng có thể đưa C về giá hiện tại, khi đó suất chiết khấu phải tính theo lãi suất thực.
Có lạm phát = 4%. Tiền vào ra theo giá thời điểm chi/thu. Suất chiết khấu danh nghĩa = 6%. NPV tính bằng suất chiết khấu danh nghĩa.
0 | 1 | 2 | 3 | 4 | Tổng | |
Tiền vào | 0 | 624 | 648.96 | 674.9184 | 701.9151 | |
Tiền ra | 1500 | 104 | 108.16 | 112.4864 | 116.9859 | |
Tiền vào thuần | -1500 | 520 | 540.8 | 562.432 | 584.9293 | |
NPV | -1500 | 490.566 | 481.3101 | 472.2288 | 463.3188 | 407.4236 |
Không lạm phát (hay là mọi chi phí đưa về giá hiện tại, suất chiết khấu thật = 1.019231)
0 | 1 | 2 | 3 | 4 | Tổng | |
Tiền vào | 600 | 600 | 600 | 600 | ||
Tiền ra | 1500 | 100 | 100 | 100 | 100 | |
Tiền vào thuần | -1500 | 500 | 500 | 500 | 500 | |
NPV | -1500 | 490.566 | 481.3101 | 472.2288 | 463.3188 | 407.4236 |
Dù được bao cấp, ưu đãi rất nhiều nhưng tính bằng cách nào chúng tôi cũng chỉ thấy dự án bauxite lỗ to chưa kể rất nhiều rủi ro khó lường khác. Xin mượn lời của một đồng nghiệp (AITAA) để kết luận cho bài viết này:
“Thực ra cái trò xin “ưu đãi” này trong nền kinh tế thị trường có thể so sánh thấy không khác gì việc khi đi học để “ưu đãi” cho 1 nhóm học sinh nào đấy nhà trường đưa ra chế độ khi làm bài thi, kiểm tra, mỗi câu hỏi trả lời được. Một bài làm được của các học sinh này sẽ được nhân đôi điểm và kết quả này sẽ được dùng để tính GPA so sánh với các học sinh còn lại của trường! Bản chất của hai việc: Bộ Công Thương xin ưu đãi để tránh lỗ cho bauxite và ví dụ giả định về chế độ cho điểm như trên đều lố bịch như nhau”
T. V. T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.