Cuộc sống ở nước nào tốt nhất thế giới? Việt Nam: trong 20 quốc gia cuối bảng!

Dưới đây là bảng thứ hạng của các quốc gia được đánh giá tốt nhất thế giới cho cuộc sống của con người.

Nhà tỷ phủ Warren Buffett, người giàu thứ ba thế giới năm 2010 (theo “Forber”) nói rằng, mọi thứ tốt đẹp trong cuộc sống mà ông gặp xuất phát từ thực tế là ông đã được sinh ra ở Hoa Kỳ, tức là sinh ra đúng chỗ và đúng thời.

Đó là sự thật. Có tài bao nhiêu mà “đầu thai nhầm thế kỷ” và “lạc loài dăm bảy đứa” như những người của Phong trào Nhân văn Giai phẩm, thì sống được bình thường đã là may mắn khôn lường rồi. Chỉ vì đòi tự do cho sáng tác văn học, nghệ thuật và bày tỏ tư tưởng mà họ đã bị trấn áp, đày đọa, chôn vùi sự nghiệp suốt cả cuộc đời.

Các cá nhân nổi tiếng có thể tìm thấy ở bất cứ quốc gia nào, nhưng một số quốc gia tạo điều kiện cho công dân của mình nhiều cơ hội thành công hơn. Điều này cho đến ngày nay vẫn hoàn toàn chính xác. Khi sự giàu có và sức mạnh chuyển từ Tây sang Đông, và trên thế giới đang xuất hiện một trật tự mới hậu khủng hoảng, thì một người sinh ra và lớn lên ở thành phố Omaha (tiểu bang Nebraska, Hoa Kỳ) không có nghĩa người đó tự nhiên sẽ có vị thế tốt hơn – tạp chí Newsweek nhận xét.

Lần đầu tiên ấn bản quốc tế của Newsweek đưa ra câu hỏi đơn giản, nhưng rất khó: Trong quốc gia nào con người sinh ra có cái nhìn tốt nhất về cuộc sống lành mạnh, an toàn, giàu có vừa phải và có triển vọng thăng tiến trong xã hội?

Rất nhiều các tổ chức và viện nghiên cứu xã hội đánh giá các mặt khác nhau về tính cạnh tranh của các nước, nhưng không một ai cố gắng xếp chúng lại với nhau. Newsweek đã thử làm điều này rất công phu và công bố kết quả hôm 15/08/2010.

Trong nghiên cứu của mình, Newsweek chọn 5 thể loại: giáo dục, y tế và chất lượng cuộc sống, khả năng cạnh tranh kinh tế và điều kiện chính trị.

Trong mỗi thể loại, các nhà nghiên cứu xác định mức độ đạt được cho 100 quốc gia. Họ cũng đã cân đối vào kết quả của mình tất cả các nghiên cứu quan trọng được thực hiện trong vài năm qua của các tổ chức quốc tế (như Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển OECD).

100 nước được sắp xếp hạng trong bảng theo: tổng thể (All Countries), trong các tổ chức, hiệp hội, các vùng châu lục, để chúng ta có thể so sánh chung và cụ thể từng khu vực. Đó là: G7, G20, Latin America & Carribbean, EU, Europe & Central Asia, East Asia & Pacific, Asean, South Asia, Midlle East & North Africa, Sub-Saharan Africa, BRIC (Brazil, Russia, China, India).

Các thứ hạng của một số nước châu Á như sau: Hàn Quốc – hạng 15, Singapore – 20, Malaysia – 37, Thái Lan – 58, Trung Quốc – 59, Philippines – 63, Sri Lanka – 66, Indonesia – 73.

Việt Nam nằm trong 20 nước chót bảng với hạng 81, sau Botswana hạng 80. Tiếp theo là: South Africa 82, Syria – 83, Guantemala – 84, Algiera – 85, Ghana – 86, Kenya – 87, Bangladesh – 88, Pakistan – 89, Madagascar – 90, Senegal – 91, Yemen – 92, Tanzania – 93, Ethiopia – 94, Mozambique – 95, Uganda – 96, Zambia – 97, Cameroon – 98, Nigeria – 99 và Burkina Faso – 100.

10 nước hàng đầu: Phần Lan, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Australia, Luxembourg, Na Uy, Canada, Hà Lan, Nhật Bản, và Đan Mạch.

Hoa Kỳ hạng thứ 11 và Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu được xếp hạng thứ 12.

Top 30 trong bảng của Newsweek:

1) Finland
2) Switzerland
3) Sweden
4) Australia
5) Luxembourg
6) Norway
7) Canada

8) Netherlands
9) Japan
10) Denmark
11) United States of America
12) Germany
13) New Zealand
14) United Kingdom
15) South Korea
16) France
17) Ireland
18) Austria
19) Belgium
20) Singapore
21) Spain
22) Israel
23) Italy
24) Slovenia
25) Czech Republic
26, Greece
27) Portugal
28) Croatia
29) Poland
30) Chile

Chi tiết đầy đủ hơn, các bạn có thể tham khảo thêm ở link dưới đây:

http://www.newsweek.com/2010/08/15/interactive-infographic-of-the-worlds-best-countries.html

Không hiểu sao, tất cả các nước phát triển nhất, nơi con người có đời sống tốt nhất thế giới về giáo dục, y tế, chất lượng sống, khả năng cạnh tranh kinh tế và điều kiện chính trị, đều là những nước tư bản với thể chế chính trị dân chủ, đa nguyên?

Các nước này cũng không cần có chủ nghĩa Marx-Lenin làm kim chỉ nam cho mọi hành động, dân chúng không bị bắt buộc học tập tư tưởng, đạo đức của vị lãnh tụ vĩ đại nào cả và họ cũng chẳng cần có một đảng nào là lực lượng tiên phong duy nhất lãnh đạo xã hội. Họ có phép màu nào nhỉ? Lạ thật!■

L. D. Đ.

Nguồnhttp://ledienduc.wordpress.com/2010/08/29/cuộc-sống-ở-nước-nao-tốt-nhất-thế-giới-việt-nam-trong-20-quốc-gia-cuối-bảng/

This entry was posted in Xã Hội. Bookmark the permalink.