Category Archives: Quốc Tế

CÁCH MẠNG 1989 (kỳ 30)

Jaruzelski bị chỉ trích vì ông quyết tâm tiến hành đàm phán với Công đoàn Đoàn kết để đạt được một thỏa thuận giúp tái lập ổn định công nghiệp tại các nhà máy khắp Ba Lan.
Về phía Công đoàn Đoàn kết, trong ba tháng qua, họ luôn sẵn sàng để đàm phán. Walesa còn nói một câu, rất giống phong cách của cựu Thủ tướng Anh Churchill, rằng: “Tôi sẵn sàng thương lượng, cả với chúa quỷ cũng thương lượng, nếu có lợi cho đất nước Ba Lan”.
Nhưng lúc này, Tướng Jaruzelski phải đương đầu với những người Cộng sản muốn ngăn chặn mọi thỏa thuận với phe đối lập, vì họ sợ quyền lực Đảng sẽ tiêu tan. Continue reading

Posted in Quốc Tế | Leave a comment

CÁCH MẠNG 1989 (kỳ 29)

Chế độ biết rằng nhóm Hiến chương 77 và các nhóm dân sự khác đã lên kế hoạch để tưởng niệm 20 năm ngày Jan Palach tự thiêu.
Ngày đó, 16/1/1969, sinh viên Jan Palach thuộc Trường Kinh tế Praha đã đến đứng trên bậc thang bên ngoài Nhà hát Quốc gia Tiệp Khắc ở Quảng trường Wenceslas. Đúng 4 giờ chiều, anh lấy từ trong túi nhựa mang theo một chai đựng xăng, rồi anh rưới xăng lên người, bật diêm châm lửa cho thân mình bốc cháy.
Bị phỏng 85%, ba ngày sau anh qua đời trong đau đớn, tại một bệnh viện ở Praha. Mới 20 tuổi, anh để lại thư nói rằng anh không thấy có cách nào khác để phản đối việc Liên Xô xua quân xâm lăng Tiệp Khắc, diễn ra năm tháng trước đó. Continue reading

Posted in Quốc Tế | Leave a comment

CÁCH MẠNG 1989 – CHƯƠNG 26 (kỳ 28)

Phía Rumani trong nhiều tuần đã cho xây dựng một hệ thống hàng rào phòng thủ bằng dây thép và tháp canh trên phần đất phía Rumani. Có thể xem đây là Bức màn Sắt thứ hai, chủ yếu là để giữ dân ở lại trong nước như giữ tù. Nhưng khi các đơn vị bộ đội vừa nhập ngũ và vũ trang toàn diện được điều động đến nơi thì căng thẳng gia tăng nhanh chóng.
Hungary đáp lễ ngay. Tại thủ đô Budapest, lãnh tụ mới của Đảng Cộng sản, Karoly Grosz, cầm quyền mới hơn sáu tháng, đã điều một đơn vị thiện chiến đóng tại biên giới với nước Áo đến đối phó với quân Rumani. Việc chuyển quân không chỉ có tính biểu tượng, mà còn cho thấy Hungary giờ đang hướng về phương Tây. Đó cũng là phản ứng tự nhiên vì Hungary thực sự sợ nhà độc tài Rumani, Ceausescu, có thể sẽ xua quân tấn công xâm lược. Continue reading

Posted in Quốc Tế | Leave a comment

CÁCH MẠNG 1989 (kỳ 27)

Bên trong chiếc chuyên xa Zil, Gorbachev đã trải qua những cảm xúc lẫn lộn, như ông thú nhận sau này. Một phần trong ông rất phấn khích, nhưng ông cũng quá thông minh để không thể không thấy cái nghịch lý của sự tiếp đón nồng nhiệt ông nhận được ngay tại nước Mỹ.
Tuy vậy, ông vẫn vui sướng với đám đông chào đón vui vẻ và cũng nghĩ rằng mình xứng đáng được quần chúng tôn vinh. Buối sáng hôm đó, ông đã đạt được một trong những chiến thắng vĩ đại nhất đời mình. Continue reading

Posted in Nga, Quốc Tế | Leave a comment

CÁCH MẠNG 1989 (kỳ 26)

Bush quen biết nhiều đặc vụ CIA, nhiều năm trước cả khi ông trở thành Giám đốc CIA dưới thời Tổng thống Ford. Bush rất tin những gì CIA nói, khác với Reagan chỉ tin CIA khi Reagan muốn tin.
Thực vậy, Reagan gần như đoan quyết rằng Gorbachev là người có thể tin cậy được, là người thực tâm muốn thay đổi đế quốc Liên Xô một cách triệt để, và Gorbachev cần được hỗ trợ nhiệt tình. Trong khi đó, các nhân viên tình báo hàng đầu của Reagan lại khuyên ông theo hướng khác. Phó Giám đốc CIA, Robert Gates, nhiều năm là một trong những nhà phân tích hàng đầu của CIA về Liên Xô, là người rất hoài nghi cả ý đồ lẫn tiền đồ của Gorbachev và thường xuyên khuyên Reagan không nên thỏa thuận gì với ông ta. Continue reading

Posted in Quốc Tế | Leave a comment

Mỹ đang “đùa với lửa” ở biển Đông?

Trung Quốc tuần trước kêu gọi Philippines đàm phán trực tiếp với Bắc Kinh, thay vì tiếp tục nỗ lực giải quyết tranh chấp Biển Đông trước tòa án quốc tế.
Tòa hoạt động theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển đặt thời hạn là ngày 17/8 để Bắc Kinh trình bày lý lẽ của mình.
Tuy nhiên, chính quyền đất nước đông dân nhất thế giới nói rằng tòa này không có thẩm quyền và từ chối tham gia giải quyết vụ việc mà Philippines đệ đơn kiện. Continue reading

Posted in Biển Đông, Quốc Tế | Leave a comment

CÁCH MẠNG 1989 (kỳ 25)

Hồ sơ của mật vụ Liên Xô KGB và mật vụ Ba Lan SB không chứng minh được điều gì bất lợi cho Walesa. Một tài liệu của Liên Xô cho rằng khi bị giam giữ thời kỳ thiết quân luật, SB đã cố dọa dẫm ông bằng cách “nhắc ông rằng họ đã trả tiền cho ông và nhận thông tin từ ông”. Có lẽ đây là đoạn duy nhất nói về việc giao nhận tiền trong hàng ngàn trang tài liệu trong hồ sơ mật của Ba Lan và Liên Xô về Walesa. Rất có khả năng đó là một phần của nhiều kế hoạch khác nhau nhằm bôi nhọ ông. Continue reading

Posted in Quốc Tế | Leave a comment

CÁCH MẠNG 1989 (kỳ 24)

ĐÓ LÀ KHOẢNH KHẮC VINH DỰ NHẤT trong đời Erich Honecker. Khoảng 11 giờ sáng ngày 7/9/1987, chiếc phản lực Ilyushin chở ông đáp xuống phi trường Bonn sau chuyến bay dài 55 phút từ Berlin. Ông rời máy bay, xuống thang, bước trên đường băng, bắt tay các chức sắc chào đón ông, rồi đi duyệt hàng binh danh dự. Quốc thiều Đông Đức được tấu lên, lá cờ Cộng hòa Dân chủ Đức với huy hiệu cộng sản được kéo lên nghiêm trang, và thế là gương mặt thường xuyên nghiêm nghị của vị lãnh tụ Đông Đức giãn ra, nở một nụ cười thật rộng, thật mãn nguyện và rạng ngời thân thiện.
Ông là lãnh tụ Đông Đức đầu tiên được Tây Đức tiếp đón, và như thế thì cuối cùng Đông Đức cũng có được “tư cách quốc tế” họ muốn có hơn bất cứ điều gì bấy lâu nay. Ông Gunter Schabowski, bí thư Đảng bộ Berlin, một trong những nhân vật quan trọng nhất Đông Đức, nhận định: “Đó là thành tựu vĩ đại nhất của Honecker, theo cách nhìn của ông. Quan tâm lớn nhất của ông là Đông Đức phải được công nhận. Nhưng điều quan trọng nhất, hơn cả được các nước trên thế giới công nhận, là Đông Đức được Tây Đức công nhận … Đó là lời tuyên bố Đông Đức có quyền tồn tại, bất khả xâm phạm.” Continue reading

Posted in Quốc Tế | Leave a comment

CÁCH MẠNG 1989 (kỳ 23)

Tại Tổng hành dinh CIA ở Langley, Virginia, có một nhóm quan chức cao cấp được gọi nửa đùa nửa thật là “The Bleeders” (Bọn hút máu). Tên gọi bắt nguồn từ cụm từ “vết thương làm ta mất máu” mà họ biết Mikhail Gorbachev thường dùng để nói về chiến tranh Afghanistan. Nhiệm vụ của họ là giữ chân quân đội Liên Xô trên vùng núi Afghanistan càng lâu và càng tốn kém càng tốt, dù với dư luận chính thức, Mỹ loan báo họ muốn Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan. Continue reading

Posted in Quốc Tế | Leave a comment

Thông cáo Báo chí của Toà trọng tài thường trực về Vụ kiện Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông

Tuần này, tòa trọng tài đã nghe Philippines trình bày về các lập luận đối với vụ kiện, điều này cũng có nghĩa tòa sẽ có quyết định sớm nhất vào khoảng cuối năm 2015. Nếu tòa quyết định không có thẩm quyền hay có phán quyết chống lại Philippines, vụ kiện sẽ chấm dứt tại đó. Đối với Trung Quốc, đây chính là kết quả mà họ mong đợi. Vấn đề là, điều gì sẽ xảy ra nếu phán quyết của Tòa chống lại Trung Quốc? Trung Quốc cần một kế hoạch dự phòng. Continue reading

Posted in Biển Đông, Quốc Tế | Leave a comment