Category Archives: Dân chủ

Một cuộc ra mắt không giống ai

Hôm nay là ngày 26 tháng 11 Âm Lịch (05/01/2016 Dương Lịch), ngày giỗ của cụ Chu Văn An, một người mà lịch sử nước ta đã tôn vinh là “Vị Thầy Của Muôn Đời”. Một số nhà giáo đã chọn ngày này, một ngày có ý nghĩa quan trọng đối với nền giáo dục Việt Nam, để tổ chức một cuộc họp mặt nhằm chính thức thành lập Hội Giáo chức Chu Văn An, sau hơn một tháng vận động.
Mặc dù mục tiêu của Hội Giáo chức Chu Văn An là góp phần giải quyết tình trạng xuống cấp của hệ thống giáo dục và những vấn đề có ảnh hưởng đến thế hệ tương lai của đất nước, đều là những mục tiêu vô cùng chính đáng và cần thiết, nhưng nhà nước Việt Nam vẫn tìm mọi cách để ngăn cản sự ra đời của Hội. Liên tục từ nhiều ngày qua và cho đến hôm nay, một số người đã bị bao vây, quản thúc, quyền tự do đi lại đã bị vi phạm trầm trọng. Continue reading

Posted in Dân chủ, Lên Tiếng | Leave a comment

Kết quả chính thức “Bầu chọn lãnh đạo nước Việt Nam dân chủ” sau 48h tại https://goo.gl/WF8Nz2  

Hiện nay ông Nguyễn Tấn Dũng có số phiếu cao nhất trong số các ứng cử viên CS (52), vượt hẳn ông Nguyễn Phú Trọng (5) và ông Trương Tấn Sang (2).
Cuộc bầu cử vẫn đang diễn ra. Chúng tôi cố gắng giữ cho cuộc bầu chọn diễn ra công bằng nhất có thể cho tất cả các ứng cử viên thuộc các đảng phái khác nhau.
Chúng tôi sẽ phân tích sâu hơn các yếu tố nghề nghiệp, nơi sinh sống đến lựa chọn lãnh đạo, đảng phái và sẽ gửi đến quý độc giả sớm nhất.
Chúng tôi trân trọng đón nhận mọi góp ý, đề cử. Mong các bạn tham gia và phổ biến cuộc bầu chọn này rộng rãi nhất có thể. Continue reading

Posted in Dân chủ | Leave a comment

Dân chủ thật-Dân chủ giả (Phần 2)

Một chính quyền được coi là dân chủ khi bảo đảm 3 quyền tự do căn bản kể trên. Dựa vào các tiêu chuẩn đó, từ mấy chục năm nay, mỗi năm Freedom House công bố 1 bảng xếp hạng các nước trên thế giới thành 3 loại : tự do, tự do chưa đủ, không có tự do tức là độc tài .
Những nước nào kiểm duyệt báo chí thông tin bất lợi cho chính quyền, bắt bớ cá nhân hay đảng phái đối lập chỉ trích chính quyền, kiểm soát quyền lập và tham gia hội đoàn, đe dọa, áp lực cử tri… tuy có báo chí tư nhân, có những đảng phái đối lập hoạt động là những nước chưa có đầy đủ dân chủ như Singapore, Mã Lai, Pakistan… . Continue reading

Posted in Dân chủ | Leave a comment

Dân chủ thật – dân chủ giả

Tự do là giá trị phổ quát không những của con người mà còn của muôn vật . Con chim không muốn bị nhốt trong lồng; con cá không muốn bị nhốt trong lu; con chó không muốn ở trong cũi; con người không ai muốn bị kẻ khác cầm giữ, sai khiến, bóc lột, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của mình và một khi bị bắt buộc ở trong tình trạng như thế thì con người mất quyền làm người, con người không có tự do, con người trở thành nô lệ. Continue reading

Posted in Dân chủ | Leave a comment

MYANMAR Giải phẫu một chuyển đổi chính trị  

Bất chấp các vấn đề ghê gớm nằm ở phía trước đối với chuyển đổi của Myanmar, nó vẫn là một chuyển đổi hứa hạn nhất trong các năm gần đây và nó chắc chắn đáng được sự ủng hộ và sự giúp đỡ mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế. Đặc biệt đáng khích lệ rằng chính phủ mới đã hoan nghênh và phản ứng tích cực với lời khuyên và sự trợ giúp quốc tế, bất chấp các xu hướng cô lập chủ nghĩa còn tàn dư trong các phần nhất định của dân cư. Như thế, nó có thể hiến các bài học có giá trị rồi cho các nước khác thử chuyển đổi từ chính phủ độc đoán sang dân chủ. Continue reading

Posted in Dân chủ, Quốc Tế | Leave a comment

Vì sao phải xây dựng dân chủ ở Việt Nam?

“Vì sao ta phải xây dựng dân chủ ở Việt Nam”? Bức xúc hoàn toàn chính đáng. Ít ra nó cũng chính đáng như: “Vì sao ta phải xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”? Cả hai thể chế đều có người theo và kẻ chống, người yêu và kẻ ghét. Thế nên không nhất thiết hai thắc mắc trên phải thuộc vào loại “hỏi han” của những người chống dân chủ, hay của những kẻ chống chủ nghĩa xã hội – nghĩa là không nhất thiết phải là một câu hỏi “đểu”, mà có thể chỉ là một sự tìm hiểu thật thà.
Mặt khác, nếu chúng ta không muốn giống như những người học đòi xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mà không biết, nên chẳng bao giờ giải tỏa nổi mối băn khoăn chủ nghĩa xã hội là gì, thì bước đầu để giải đáp thắc mắc “Vì sao ta phải xây dựng dân chủ” ở đây phải là khả năng trả lời thông thoáng thách thức, tuy đơn giản nhưng cốt tủy này: dân chủ là gì, hay, thế nào là dân chủ?
Continue reading

Posted in Dân chủ | Leave a comment

Phải chăng đang có những tín hiệu… không bình thường?

Hai tuần sau cuộc bầu cử “sang trang lịch sử” ở Myanmar, Tổng thống Myanmar sắp mãn nhiệm Thein Sein đến dự Thượng đỉnh Đông Á ở Kuala Lumpur (Malaysia).
Ở đó ông được Thủ tướng nước chủ nhà Najib Razak, trong buổi họp bế mạc Thượng đỉnh, tôn vinh: “Tôi muốn cảm ơn ngài vì sự lãnh đạo của ngài, và vì việc ngài lèo lái Myanmar vào con đường chuyển tiếp để trở thành một Myanmar mới dân chủ”.
Một tôn vinh thật chính xác, nếu xét thấy những gì mà người cựu tướng lĩnh tuổi thất tuần này để lại, chọn lựa yêu nước thương nòi của ông, thay vì đã có thể “chắc ăn” đi theo con đường của các viên tướng tiền nhiệm ông. Continue reading

Posted in Dân chủ, Quốc Tế | Leave a comment

Myanmar thực hiện thành công cuộc cách mạng Dân chủ từ trên xuống

Độc tài đối lập với Dân chủ. Độc tài đa dạng như Vua Chúa trị, Gia đình trị, Đảng trị, Quân đội trị. Dân chủ chỉ có một dạng, có khác chăng ở mức độ cao hay thấp, thật hay giả. Dân chủ, Đa nguyên chính trị là khuynh hướng thời đại. Điều đó nhiều quan chức lãnh đạo cấp cao của Đảng CSVN cũng đã nhận ra và ghi rõ ở điều 25 Hiến pháp hiện hành.
Cùng là thể chế chính trị Độc tài, Myanmar (Miến Điện) bế tắc trong thể chế độc tài Quân đội trị, còn Việt Nam cũng đang bế tắt trong thể chế độc tài Đảng CS trị. Giới cầm quyền Myanmar mạnh dạn, chủ động chuyển đổi từ Độc tài sang Dân chủ một cách êm thấm, còn giới cầm quyền Việt Nam chưa vượt qua được chính mình, không làm được như Myanmar, đang như gà con vướng tóc là do đâu ? Continue reading

Posted in Dân chủ, Quốc Tế | Leave a comment

Quốc hội Myanmar họp lần đầu sau bầu cử

Quốc hội Myanmar nhóm họp lần đầu tiên kể từ khi đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi giành thắng lợi long trời lở đất hồi tuần trước.
Phiên họp không gồm các tân dân biểu – các thành viên Quốc hội đương nhiệm kể cả khi đã mất ghế trong kỳ bầu cử vừa rồi vẫn tại nhiệm cho tới cuối tháng Giêng.
Bà Suu Kyi trước đó đã chỉ trích việc chuyển giao kéo dài mất nhiều thời gian và nói bản hiến pháp là “rất ngớ ngẩn”, nhưng các phóng viên nói bà tỏ ra sẵn sàng tuân thủ. Continue reading

Posted in Dân chủ, Quốc Tế | Leave a comment

Hãy nhìn sang Myanmar (Mênh mông thế sự 17)

Đừng quên rằng, bà Aung San Suu Kyi đã từng giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử vào năm 1990, khi lực lượng dân chủ do bà lãnh đạo đạt số phiếu áp đảo trước đại diện của chính quyền quân sự Myanmar và kiểm soát 80% số ghế trong Quốc hội như New York Times đã cho biết. Nhưng rồi các tướng lĩnh quân đội cầm quyền đã bác bỏ kết quả bỏ phiếu đó. Họ giam lỏng bà Suu Kyi tại nhà đồng thời với việc bắt bớ hàng nghìn người ủng hộ bà. Nhiều người bị tra tấn, đánh đập. Hành động này của chính quyền quân sự đã đẩy Myanmar vào một thời kỳ đen tối mới. Continue reading

Posted in Dân chủ, Quốc Tế | Leave a comment