Mẹ của Trần Bang

Mạc Văn Trang

Hôm qua vợ chồng tôi gặp cô Biết, em gái Trần Bang, hỏi thăm tình hình. Cô cho biết, sau hôm ra tòa, gia đình vẫn chưa được thăm gặp Trần Bang, không biết sức khỏe anh thế nào; luật sư có gặp anh để xem kháng án ra sao…

Cô Biết, em Trần Bang ngồi giữa, chụp hôm qua, 25/5.

Continue reading

Posted in Thể chế, tù nhân lương tâm | Leave a comment

Chỉ cần tử tế

Du Uyên

Sau dịch, người ta nói nhiều về việc “đánh thức” ngành du lịch, và thật đáng buồn khi nhiều báo cáo cho hay khách ngoại quốc đã chê Việt Nam, chọn du lịch Thái, Mã Lai, Tân Gia Ba… Ngay cả khách Việt (ví dụ tôi và bạn bè mình) cũng thích đi nước ngoài hơn trong nước.

Lý do khách ngoại quốc chê Việt Nam không chỉ chuyện tiền vé máy bay mắc, không dễ dàng xin thị thực, lệ phí visa cao… mà còn là ở sự thiếu tử tế được bày ra một cách đồng bộ, từ quan chức có trách nhiệm quy hoạch các địa điểm du lịch ở Việt Nam tới người quản lý, phát triển ngành du lịch VN và cả người dân Việt.

Continue reading

Posted in Du lịch, Quản lý nhà nước | Leave a comment

Lòng tham không đáy của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)

Đỗ Duy Ngọc

Vừa rồi, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thiện Nhân đề xuất dùng 130.000 tỷ đồng hỗ trợ cho EVN cắt lỗ. Không hiểu EVN quản lý, điều hành thế nào mà càng làm càng lỗ. Tiền điện của người tiêu dùng thì cứ tính luỹ tiến hoa cả mắt, nhìn chẳng hiểu gì cả, cứ việc trả tiền vì chậm thanh toán là cắt ngay. Trong khi điện mặt trời, điện gió sản xuất ra, EVN tìm đủ mọi cách để từ chối mua hoà vào điện lưới quốc gia. Lại đem tiền đi mua điện của Lào, Trung Quốc với giá cao. Cứ làm khó nhau thế mới có cái để bỏ túi chứ!

Giá điện thì tính chung chi phí những hoạt động chẳng dính chi đến điện như xây trụ sở, mua bán bất động sản, kinh doanh tùm lum. Lời đâu không thấy chỉ thấy thua liền cộng chung vào chi phí giá điện. Rốt cuộc kẻ chịu tội vẫn là người dân. Lãnh đạo ngành điện càng lúc càng giàu mà EVN lúc nào cũng than lỗ.

Continue reading

Posted in Quản lý nhà nước, Điện lực | Leave a comment

Hơn 80 tổ chức quốc tế kêu gọi trả tự do cho ông Đặng Đình Bách

VOA Tiếng Việt

26/05/2023

Chiến dịch vận động tự do cho luật sư môi trường Đặng Đình Bách. Photo AVAAZ.

Chiến dịch vận động tự do cho luật sư môi trường Đặng Đình Bách. Photo AVAAZ.

Hơn 80 tổ chức quốc tế tranh đấu vì nhân quyền và công bằng khí hậu từ khắp nơi trên thế giới vừa ký một thỉnh nguyện thư kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho luật sư môi trường Đặng Đình Bách, người được cho là sẽ tuyệt thực từ ngày 24/6 sắp tới. Đồng thời, nhóm này cũng vận động chiến dịch tuyệt thực kéo dài một tháng để tiếp sức với ông.

Bức thư cho viết rằng ông Đặng Đình Bách đang thụ án 5 năm tù tại Việt Nam “về tội trốn thuế ngụy tạo sau khi vận động cho phong trào chống điện than của đất nước mình”.

“Chính phủ Việt Nam tự cam kết đạt mức thải ròng bằng không vào năm 2050 và chấp nhận tiêu tốn 15,5 tỷ đôla Mỹ để chuyển đổi sang năng lượng sạch. Nhưng điều này không thực hiện được nếu những người lãnh đạo về khí hậu như ông Bách bị cho vào tù”.

Continue reading

Posted in Môi Trường, Đàn áp xã hội dân sự | Leave a comment

TS Nguyễn Quang A: Kinh tế VN ‘độ mở quá lớn’, Quốc hội cần có chính sách ‘nâng đỡ’ tư bản nội địa

Quốc Phương, cộng tác viên RFA Tiếng Việt từ London

2023.05.25

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội trong ảnh chụp hồi năm 2017. Reuters

Continue reading

Posted in kinh tế, Quản lý nhà nước | Leave a comment

“Thánh rắc hành” Bùi Tuấn Lâm bị kết án 5 năm 6 tháng tù, luật sư nói bản án không công bằng

RFA

2023.05.25

Lần đầu tiên hay lần cuối cùng?

LS. Ngô Anh Tuấn

Sau nhiều năm hành nghề luật với gần 10 năm gắn bó với nghề luật sư tranh tụng, tới ngày hôm nay, trong một vụ án chính trị ở Đà Nẵng, lần đầu tiên tôi bị buộc rời khỏi phòng xét xử trong khi chưa kết thúc phần tranh luận của mình. Một dấu lặng trên một đoạn đường khá dài mà tôi đã trải qua.

Trong phần tranh luận với vị đại diện Viện Kiểm sát, do có một số nội dung mà vị này đã tranh luận nhưng quan điểm giữa chúng tôi chưa đồng nhất nên tôi phân tích để kiểm sát viên tranh luận tiếp thì một vị thẩm phán (không phải là Chủ toạ phiên toà) yêu cầu tôi không nhắc lại nội dung đã trình bày. Tôi trả lời là vì vị đại diện Viện Kiểm sát chưa tranh luận hết nội dung mà luật sư đưa ra và họ cũng chưa từ chối tranh luận tiếp với luật sư thì theo luật, tôi vẫn tiếp tục tranh luận. Vị thẩm phán này không đồng tình với nội dung tôi nêu và yêu cầu tôi rời phòng xét xử dù tôi không có bất kỳ một hành vi to tiếng, quá khích nào nhằm cản trở hoạt động của phiên toà. Tôi nói rằng vị Chủ toạ mới là người điều hành phiên toà và nếu ông mời/đề nghị/yêu cầu tôi rời khỏi phòng xử thì tôi sẽ chấp hành ngay. Vị Chủ toạ mời tôi ngồi xuống nhưng gần như ngay sau đó, vị này thông báo mời tôi rời khỏi phòng xử. Dù trong lòng không đồng tình với quyết định của vị Chủ toạ nhưng tôi chấp nhận rời phòng xử luôn vì không muốn không khí phòng xử nặng nề thêm nữa.

Continue reading

Posted in Tự do ngôn luận, tù nhân lương tâm | Leave a comment

Cộng hòa Nhân dân Belgorod của nước Nga?

Giang Công Thế

Nga tuyên bố vừa chiếm xong Bakhmut làm cho hội nghị G7 bị loãng vì báo chí truy sát TT Zelensky về chuyện này, nhưng có tin khác làm cho Nga cũng lo.

Theo tin quốc tế, hai nhóm chiến binh người Nga là Quân đoàn Tự do Nga và Quân đoàn Tình nguyện Nga, liên minh với Ukraine, vừa xâm nhập vào tỉnh Belgorod, hiện vẫn đang kiểm soát một số địa phương trên lãnh thổ Nga. Xem CNN, BBC, France24 phỏng vấn thấy họ nói tiếng Nga như gió.

Continue reading

Posted in Nga xâm lược Ukraine | Leave a comment

Đôi lời với Tuyên giáo, An ninh và đội ngũ Cộng tác viên dư luận xã hội

"MẮM KHÔNG NGHE MUỐI MẮM ƯƠN".

Chu Hồng Quý

Trong hàng chục tin nhắn riêng tư cho một nhà báo mới đây và nhiều dư luận viên khác, tôi đã từng nói, những người phản biện kinh tế, xã hội cũng giống như những bác sỹ chẩn đoán bệnh để biết cách phòng tránh, chữa trị cho xã hội khi bệnh còn có khả năng chữa được. Để đến lúc vô phương cứu chữa thì chỉ còn nước bỏ đi.

Người dân tham gia phản biện chính sách với tư cách một công dân đóng thuế nuôi chính phủ và cả nuôi đảng là để đẩy lùi cái xấu, dưỡng mầm điều đẹp, để hoàn thiện luật pháp, để minh bạch chính sách, để đất nước có một môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội lành mạnh hơn, xã hội văn minh hơn, và để chính phủ & đảng biết mà sửa sai cho đảng ngày càng vững hơn, mạnh hơn, chính phủ làm việc hiệu quả hơn, xứng đáng với cơm áo Dân nuôi.

Continue reading

Posted in Bảo vệ đảng, Dư luận viên, Tuyên truyền | Leave a comment

24.5: Tàu thả phao Trung Quốc xuất hiện ở Đá Ba Đầu

Duan Dang

May 24

Diễn biến này đáng chú ý vì tàu Hải tuần 173 là tàu thay thả phao (buoy tender) của Cục Hải sự Trung Quốc. Khi Hải tuần 173 di chuyển đến Trường Sa, đi vào khu vực mà Philippines cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của họ, tàu tuần duyên BRP Malapascua của Philippines đã xuất hiện và bám theo cho đến khi nó đến Đá Vành Khăn.

Continue reading

Posted in Biển Đông | Leave a comment

Trở lại Hải Sâm Uy sau 163 năm: Vladivostok thành cảng trung chuyển của Trung Quốc

BBC Tiếng Việt

Trong động thái bị nhiều bình luận cho là "phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc", Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ký văn bản cho Bắc Kinh dùng cảng Vladivostok như một đầu mối ra biển của của tuyến vận tải nội địa TQ ở các tỉnh Hắc Long Giang, Liêu Ninh và Cát Lâm.

Từ ngày 1/06, cảng Vladivostok, thuộc vùng đất bị Nga bắt nhà Thanh nhượng lại năm 1860, sẽ chính thức trở thành một cảng trung chuyển của Trung Quốc (Chinese Transit Port), Phủ thủ tướng Nga thông báo trong một tin không phổ biến rộng rãi.

Continue reading

Posted in Nga xâm lược Ukraine | Leave a comment