Việt Nam kiểm soát tôn giáo ra sao? – Bài 5: Kiểm soát đạo Tin Lành

Nguyễn Tiến – Quang Phạm

Bài 1: Tôn giáo dưới sự kiểm soát của nhà nước và tự do tôn giáo ở Việt Nam 

Bài 2: Các Chiến Lược Chính Kiểm Soát Tôn Giáo của Việt Nam

Bài 3: Đàn áp Đạo Cao Đài 

Bài 4: Can thiệp vào Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo

CÁC TỔ CHỨC TÔN GIÁO BỊ ĐẶT DƯỚI SỰ KIỂM SOÁT CỦA NHÀ NƯỚC

4. GIÁO HỘI TIN LÀNH VIỆT NAM  MIỀN BẮC

Phần này đề cập đến sự can thiệp của chính phủ Việt Nam vào hoạt động tôn giáo của người H’Mông theo đạo Tin Lành ở miền Bắc Việt Nam thông qua Giáo hội Tin Lành Việt Nam – Miền Bắc (GHTLVN-Bắc), một tổ chức tôn giáo do nhà nước kiểm soát. 

Lịch sử của đạo Tin Lành tại Việt Nam gắn liền với lịch sử của các cộng đồng dân tộc thiểu số như người H’Mông, chủ yếu ở vùng Tây Bắc và người Thượng ở Tây Nguyên.

Kể từ năm 1958, chính phủ Việt Nam đã theo đuổi chiến lược hợp tác đạo Tin Lành ở miền Bắc Việt Nam thông qua GHTLVN-Bắc. Chiến lược này bao gồm việc bổ nhiệm các nhà lãnh đạo tôn giáo và sử dụng GHTLVN-Bắc để thực hiện các chính sách như buộc người H’Mông theo đạo Tin Lành từ bỏ đức tin của họ, nhắm mục tiêu vào các nhà truyền giáo và hạn chế người H’Mông tiếp cận Kinh Thánh bằng ngôn ngữ của họ.

Bối cảnh

GHTLVN-Bắc là tổ chức tôn giáo Tin Lành lớn nhất ở miền Bắc Việt Nam (từ tỉnh Quảng Bình đến biên giới phía Bắc với Trung Quốc), với khoảng 160.000 tín đồ, phần lớn trong số họ là người H’Mông. Tổng số tín đồ Tin Lành ở cả miền Bắc và miền Nam Việt Nam là khoảng 1,2 triệu người đăng ký (chiếm khoảng 1,2% tổng dân số).  GHTLVN-Bắc được quản lý bởi Tổng hội tại Hà Nội, vào năm 2019 có 15 chi nhánh tại 27 tỉnh và khoảng 1.200 hội thánh/địa điểm thờ phượng. 

Trong thời kỳ thuộc địa Pháp, chính quyền đã hạn chế các hoạt động truyền giáo Tin Lành từ nước ngoài. Năm 1911, chính quyền cho phép một nhóm truyền giáo người Mỹ và Canada có tên là Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp (Christian and Missionary Alliance).  Vào thời điểm chia cắt Việt Nam năm 1954, đất nước có khoảng 60.000 tín đồ Tin Lành với gần 100 Mục sư. Sau khi đất nước bị chia cắt, hầu hết tín đồ Tin Lành ở miền Bắc di cư vào miền Nam Việt Nam. Năm 1958, chính phủ cộng sản ở miền Bắc Việt Nam thành lập GHTLVN-Bắc, với khoảng 1.000 tín đồ và 10 Mục sư còn lại. 

Sự cải đạo của người H’Mông sang đạo Tin Lành bắt đầu vào khoảng năm 1989, được khuyến khích bởi một chương trình phát thanh truyền giáo bằng tiếng H’Mông phát sóng từ Philippines. Sự gia tăng ngoài dự đoán của đạo Cơ Đốc giáo trong cộng đồng người H’Mông, từ bắt đầu gần như số không lên đến hơn 70.000 người (trong tổng số hơn một triệu người H’Mông) vào năm 2012, đã làm Đảng Cộng sản Việt Nam lo ngại, vì họ có quan điểm không thiện cảm với tôn giáo này.  Ít nhất cho đến năm 2004, BTGCP vẫn chưa công nhận tín đồ Tin Lành người H’Mông. 

ĐCSVN từ lâu đã mô tả sự lan rộng của đạo Tin Lành như một chiến lược của chính phủ Hoa Kỳ nhằm lật đổ chế độ cộng sản.  Vào những năm 1990, Ban Tôn giáo Chính phủ (BTGCP) đã gắn mác bất kỳ ai truyền bá đạo Tin Lànhthậm chí trong một số trường hợp qua Giáo hội Tin Lành Việt Nam-Bắc (GHTLVN-Bắc)ở các tỉnh Tây Bắc như là một mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Chính phủ đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để ngăn chặn sự phát triển của đạo Tin Lành, bao gồm việc sử dụng “đầu gấu” để quấy rối, đe dọa hoặc đánh đập các lãnh đạo Tin Lành người H’Mông; buộc các buổi họp mặt sinh hoạt của hội thánh phải chấm dứt, đóng cửa các hội thánh tại gia và tịch thu tài sản; và chỉ đạo các quan chức địa phương “khuyến khích trở lại tín ngưỡng truyền thống”,  thực chất là cho phép cưỡng ép từ bỏ đức tin. Những ai từ chối từ bỏ đức tin Cơ Đốc mới của mình phải đối mặt với việc bị trục xuất khỏi làng nơi họ ở từ bao nhiêu đời và/hoặc tịch thu đất canh tác, phá hủy nhà cửa và tịch thu giấy tờ tùy thân.

Cuộc đàn áp đang diễn ra đã đẩy hàng chục nghìn người H’Mông theo đạo Cơ Đốc, phần lớn là cựu thành viên của GHTLVN-Bắc, phải di cư đến Tây Nguyên, nơi các chính quyền tỉnh từ chối cấp giấy tờ nhận dạng áp dụng trên toàn quốc cho họ, khiến họ thực tế không có quốc tịch. Không có thẻ căn cước quốc gia và sổ hộ khẩu, họ không thể làm việc hợp pháp, đi học hoặc nhận các dịch vụ xã hội tại Việt Nam. Đối mặt với sự đàn áp nghiêm trọng, hàng trăm người H’Mông theo đạo Cơ Đốc đã chạy trốn sang Thái Lan để tìm kiếm sự bảo vệ cho người t nạn. GHTLVN-Bắc đã im lặng trước các trường hợp đàn áp này.

Kiểm soát và bổ nhiệm lãnh đạo tôn giáo

Chính phủ thẩm định và phê duyệt các lãnh đạo trung ương và địa phương của GHTLVN-Bắc, những người từng hợp tác với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ), Công an và các quan chức chính phủ. 

Do số lượng lớn người H’Mông chiếm 92% số tín đồ GHTLVN-Bắc,  một số nhà quan sát cho rằng sự kiểm soát của chính phủ đối với GHTLVN-Bắc là một phương tiện để giám sát và khuất phục các tín đồ Tin Lành người H’Mông. 

Ban lãnh đạo GHTLVN-Bắc có xu hướng thiên về người dân tộc Kinh. Người đứng đầu tổ chức này luôn là người dân tộc Kinh. Tổng Thư ký của GHTLVN-Bắc, Mục sư Bùi Văn Sản, và Phó Chủ tịch Thứ nhất, Mục sư Nguyễn Hữu Mạc, đều là người dân tộc Kinh và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Bộ Công an. Theo thông tin công khai, Mục sư Bùi Văn Sản đã có các cuộc gặp gỡ thường xuyên với Bộ Công an từ năm 2013. Mục sư Nguyễn Hữu Mạc là thành viên của MTTQ.  Chủ tịch thứ hai hiện nay, Mục sư Thào A Pao, là người H’Mông. Tuy nhiên, theo báo cáo từ các Mục sư của GHTLVN-Bắc, ông không có quyền lực thực sự; ông chỉ xuất hiện tại các buổi lễ phong chức cho các Mục sư người H’Mông để thể hiện sự đa dạng. Các lãnh đạo GHTLVN-Bắc biện minh và hợp pháp hóa các vi phạm tự do tôn giáo của chính phủ đối với tín đồ Tin Lành người H’Mông, gồm cả những người là thành viên của GHTLVN-Bắc.

Mặc dù GHTLVN-Bắc cử các nhà truyền giáo đi truyền đạo cho người H’Mông ở miền Bắc Việt Nam và những người đã di cư đến Tây Nguyên, một số nhà truyền giáo người H’Mông cáo buộc rằng GHTLVN-Bắc bỏ rơi họ khi chính phủ phản đối các hoạt động truyền giáo của họ.   

Các báo cáo từ các nhà truyền giáo với tư cách cá nhân, và các vị này có liên quan đến GHTLVN-Bắc cho thấy việc nhận được sự cho phép từ GHTLVN-Bắc không bảo vệ họ (nhà truyền giáo) trước chính quyền. Nếu các nhà truyền giáo bị bắt giữ hoặc tạm giam, các báo cáo này cho rằng GHTLVN-Bắc sẽ phủ nhận việc ủy quyền cho họ hoạt động truyền giáo và đứng về phía chính phủ. 

Sự đàn áp của GHTLVN-Bắc và Chính phủ đối với tín đồ Tin Lành người H’Mông

Các báo cáo từ các tín đồ Tin Lành người H’Mông đã chạy trốn khỏi Việt Nam đã nghi ngờ rằng chính phủ sử dụng danh sách thành viên nộp cho chính quyền khi đăng ký hoạt động tôn giáo để xác định các tín đồ Cơ Đốc. 

Từ năm 2004 đến năm 2007, tổ chức phi chính phủ Boat People SOS đã hỗ trợ 671 hội thánh tại gia người H’Mông gia nhập vào GHTLVN-Bắc đăng ký hoạt động theo Pháp lệnh về Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2004, và Nghị định 22/2005/ND-CP, sau đó bị bãi bỏ vào năm 2009. Tuy nhiên, chỉ có một số ít đơn đăng ký được chấp thuận. 

Báo cáo từ cộng đồng cho thấy rằng từ năm 2007, chính quyền cấp tỉnh đã sử dụng danh sách thành viên để xác định và buộc các thành viên của các hội thánh tại gia người H’Mông từ bỏ đức tin của họ. Chính quyền đã trục xuất những người kháng cự ra khỏi làng, tịch thu giấy tờ cá nhân, và tịch thu đất đai của họ nhằm tiêu diệt các nhóm Tin Lành độc lập ở các tỉnh phía Bắc. Thực tiễn này vẫn không thay đổi ngay cả khi Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 có hiệu lực.

GHTLVN-Bắc không bảo vệ các thành viên bị chính quyền nhắm đến. 

Vào tháng 5 năm 2011, Bộ CA đã giải tán một cuộc cầu nguyện ôn hòa với khoảng 7.000 người H’Mông tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, dẫn đến cái chết của 63 người, nhiều người bị thương, và nhiều người tham gia bị bắt, với hàng trăm tín đồ H’Mông chạy trốn vào rừng hoặc trốn sang Thái Lan.  Mặc dù nhiều người trong số những người bị ảnh hưởng là thành viên của GHTLVN-Bắc, tổ chức này vẫn đứng về phía Bộ Công an. Mục sư Nguyễn Hữu Mạc, lúc đó là người đứng đầu  GHTLVN-Bắc, tuyên bố rằng những người biểu tình theo “Vàng Chứ”, mà ông mô tả là một phong trào Tin Lành giả mạo. Tuy nhiên, nhiều người sống sót lại cho biết rằng họ đã đăng ký với GHTLVN-Bắc.

Nếu một số lãnh đạo của GHTLVN-Bắc lên tiếng, họ sẽ bị nội bộ bịt miệng và bị chính quyền trừng phạt. 

Năm 2022, một Mục sư người H’Mông thuộc GHTLVN-Bắc đã nêu lên mối quan ngại trên trang Facebook cá nhân về các vi phạm quyền tự do tôn giáo đối với các thành viên người H’Mông tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Theo lời khai của ông, cấp trên đã ra lệnh cho ông ngừng liên lạc với các thành viên GHTLVN-Bắc bị đàn áp. Lý A Chà, một thành viên GHTLVN-Bắc ở huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, đã báo cáo về sự đàn áp tôn giáo tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An với Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Tự do tôn giáo hoặc niềm tin vào tháng 5 và tháng 6 năm 2022. Sau đó, ông bị chính quyền thẩm vấn và buộc phải thừa nhận đã bịa đặt. Khi ông từ chối từ bỏ đạo Tin Lành, chính quyền đã tịch thu ruộng lúa, trâu và lợn của ông. Sau đó, ông cùng gia đình phải chạy trốn khỏi Việt Nam.

Cưỡng ép từ bỏ đức tin

Không có đăng ký hợp pháp, người H’Mông theo đạo Tin Lành ở nhiều tỉnh phía Bắc không thể tiến hành các hoạt động tôn giáo nhóm ngay tại nhà riêng và phải đối mặt với sự quấy rối và đe dọa từ chính quyền. Thay vì bảo vệ, GHTLVN-Bắc trục xuất các thành viên người H’Mông bị chính quyền buộc phải từ bỏ đức tin.

Ví dụ, vào tháng 12 năm 2021, bà Lầu Y Tòng ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, đã cải đạo sang đạo Tin Lành và gia nhập GHTLVN-Bắc. Năm 2022, chính quyền địa phương ở tỉnh Nghệ An phát hiện ra việc cải đạo của bà và ra lệnh cho bà từ bỏ đạo Tin Lành. Khi bà từ chối, chính quyền đã ép buộc bà ký đơn ly hôn, từ bỏ quyền công dân và rời khỏi làng mà không được đem theo con cái. Một Mục sư của tổ chức Tin Lành độc lập chưa được công nhận, Hội thánh Truyền giảng Phúc âm (Good News Mission Church), đã đệ đơn thỉnh cầu BTGCP và MTTQVN can thiệp thay mặt bà Tòng, nhưng không có phản hồi. Sau đó, hai chị em của bà cũng gặp phải tình trạng tương tự từ chính quyền huyện Kỳ Sơn. GHTLVN-Bắc đã từ chối hỗ trợ cả bà và thông báo cho hai chị em bà rằng họ bị trục xuất khỏi tổ chức. Chính quyền tiếp tục gây áp lực buộc họ từ bỏ đức tin sau khi họ gia nhập Hội Thánh Truyền giảng Phúc âm. Cuối cùng, cả ba người đã phải rời bỏ Việt Nam.

Báo cáo từ một số người H’Mông theo đạo Tin Lành cho thấy rằng chính quyền đã đe dọa là sẽ phá hủy nhà cửa, tịch thu trang trại, hoặc trục xuất họ khỏi làng mạc nếu họ từ chối từ bỏ đức tin. Trong một số trường hợp liên quan đến các thành viên của mình, một số lãnh đạo GHTLVN-Bắc đã lặng lẽ kháng nghị lên chính quyền địa phương, nhưng không có hành động truy cập tiếp theo sau khi chính quyền không phản hồi.  Không có báo cáo nào về sự can thiệp đáng kể hoặc thành công của GHTLVN-Bắc để bảo vệ các thành viên của họ khi họ bị chính quyền ép buộc từ bỏ đức tin Tin Lành.

Sử dụng các tổ chức tôn giáo do nhà nước kiểm soát để kiểm soát người thiểu số H’Mông

Chính phủ Việt Nam còn sử dụng các đại diện của các tổ chức tôn giáo do nhà nước kiểm soát thuộc các tôn giáo khác để lôi kéo người H’Mông từ bỏ đạo Tin Lành. 

Theo Mục sư H’Mông Vàng Chí Minh, một người t nạn từ Việt Nam đã tái định cư tại Hoa Kỳ, chính phủ Việt Nam khuyến khích những người theo đạo Tin Lành cải đạo sang Phật giáo hoặc Công giáo. Ví dụ, vào năm 2017, chính phủ đã đưa một nhóm sư thuộc GHPGVN từ Hà Nội đến các tỉnh Điện Biên và Tuyên Quang để làm công tác từ thiện và kêu gọi người H’Mông (cả người theo thuyết vật linh và người theo đạo Tin Lành) cải đạo sang Phật giáo. Trong một trường hợp khác được báo cáo, chính phủ đã gửi một linh mục Công giáo liên kết với Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam đến các tỉnh Lào Cai và Yên Bái để thuyết phục người H’Mông cải đạo sang Công giáo thay vì Tin Lành.

Tiếp cận tài liệu tôn giáo

Bất chấp sự hiện diện đông đảo của các tín đồ người H’Mông, GHTLVN-Bắc tuân thủ lệnh cấm của chính quyền về việc hạn chế tiếp cận tài liệu tôn giáo in bằng tiếng H’Mông.

Nhà Xuất bản Tôn giáo, một tổ chức do BTGCP quản lý,  đã từ chối nhiều yêu cầu từ cộng đồng Tin Lành người H’Mông để cho phép in ấn Kinh Thánh bằng ngôn ngữ H’Mông hiện đại. Chính phủ chỉ công nhận một thổ ngữ H’Mông cũ, không còn được sử dụng rộng rãi và viết bằng một bảng chữ cái hiện nay không phổ biến. Có báo cáo cho biết nhiều người H’Mông đã bị bắt giữ khi mang theo các bản Kinh Thánh in bằng tiếng H’Mông La-tinh hiện đại, vì lực lượng thực thi pháp luật coi đó là “tài liệu bất hợp pháp”.

5. GIÁO HỘI TIN LÀNH VIỆT NAM – MIỀN NAM

Giáo Hội Tin Lành Việt Nam – Miền Nam (GHTLVN-Nam) là đối tác của Giáo Hội Tin Lành Việt Nam – Miền Bắc (GHTLVN-Bắc) tại khu vực miền Nam Việt Nam, bao gồm cả Tây Nguyên. 

Kể từ khi công nhận GHTLVN-Nam vào năm 2001, chính phủ Việt Nam đã theo đuổi chiến lược thoả hiệp/khuynh loát bằng cách kiểm soát việc bổ nhiệm lãnh đạo tôn giáo của GHTLVN-Nam, đàn áp và cấm các hội thánh tại gia độc lập của người Thượng, can thiệp vào các hoạt động thờ phượng của họ, và buộc các tín đồ Tin Lành người Thượng rời bỏ các hội thánh tại gia và gia nhập GHTLVN-Nam.

Bối cảnh

Với 700.000 tín đồ, GHTLVN-Nam là tổ chức Tin Lành lớn nhất tại Việt Nam.  

Giáo hội Tin Lành Việt Nam (GHTLVN) được thành lập năm 1927 khi Việt Nam còn là thuộc địa của Pháp. Việc chia cắt đất nước vào năm 1954 đã chia cắt GHTLVN thành hai tổ chức – miền Bắc và miền Nam. Năm 2001, chính phủ đã công nhận hợp pháp GHTLVN-Nam. Giống như các tổ chức tôn giáo do nhà nước kiểm soát khác, hiến chương của GHTLVN-Nam được chính phủ phê duyệt có đề cập đến việc phục vụ tổ quốc và quốc gia, được đại diện bởi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) và nhà nước. GHTLVN-Nam có hai cấp quản lý hành chính: Tổng Liên hội ở cấp trung ương giám sát mạng lưới 2.281 chi nhánh địa phương, tính đến tháng 4 năm 2024.

Vào khoảng năm 2000, một phong trào có tên “Tin Lành Đêga” xuất hiện tại Tây Nguyên, với mục tiêu kêu gọi tự do tôn giáo và chính trị, bảo vệ đất đai tổ tiên và đòi hỏi quyền tự trị lớn hơn.  

Tháng 2 năm 2001, các cuộc biểu tình ôn hòa của hàng ngàn người Thượng đã nổ ra tại Tây Nguyên ủng hộ phong trào này. Chính phủ đã sử dụng bạo lực để giải tán những người biểu tình, bắt giữ và bỏ tù hơn 180 tín đồ Tin Lành người Thượng, bao gồm các nhà hoạt động, mục sư, quản nhiệm hội thánh tại gia, và thầy truyền đạo. 

Cuộc đàn áp quy mô lớn này đã khởi đầu cho một chiến dịch kéo dài nhằm hạn chế sự phát triển của các hội thánh tại gia Tin Lành tại Tây Nguyên. Năm 2002, 2004 và 2008, các nhân chứng cho biết các phản ứng của chính quyền đối với các cuộc biểu tình, gồm cả những cuộc biểu tình đòi tự do tôn giáo, đã dẫn đến nhiều thương vong, và một số người đã trốn ra khỏi nước và xin t nạn tại Campuchia và Thái Lan.  Theo một nhà hoạt động tự do tôn giáo, số người chết trong 10 năm biểu tình có thể lên tới 700 người. Tính đến năm 2011, có hơn 300 người biểu tình người Thượng bị bỏ tù.

Một số hội thánh tại gia người Thượng đã ngừng tham gia vào GHTLVN-Nam sau cuộc đàn áp này. Những người khác, thành viên của GHTLVN-Nam đã quyết định thành lập các hội thánh tại gia độc lập mới hoặc tham gia các hội thánh không đăng ký như Hội Thánh Truyền giảng Phúc âm. Trong số các hội thánh tại gia độc lập được thành lập ở Tây Nguyên, Hội thánh Tin Lành Đêga và Hội thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên (HTTLDCTN) thu hút được nhiều tín đồ nhất. 

Chính phủ đã phối hợp với GHTLVN-Nam để cố gắng buộc các tín đồ Tin Lành người Thượng không đăng ký phải từ bỏ các hội thánh tại gia và tham gia hoặc quay lại GHTLVN-Nam.

Kiểm soát lãnh đạo tôn giáo

Chính phủ Việt Nam đã thao túng GHTLVN-Nam bằng cách kiểm soát việc bổ nhiệm các nhà lãnh đạo hàng đầu và buộc hoặc loại trừ những người không tuân theo chính sách của chính phủ hoặc lên tiếng chống lại các vi phạm nhân quyền. 

Nhiều lãnh đạo của GHTLVN-Nam, bao gồm cả những người thuộc dân tộc Thượng, giữ các vị trí trong chính phủ và được cử ra nước ngoài để bảo vệ hồ sơ của chính phủ về các nhóm tôn giáo.

Một số Mục sư người Thượng trong GHTLVN-Nam đã phủ nhận sự đàn áp tôn giáo tại Tây Nguyên.  Một Mục sư người Thượng Êdê, Y Ky Eban, trách nhiệm nhánh Ea Tul của GHTLVN-Nam huyện Cu Mgar, tỉnh Đắk Lắk, nhấn mạnh trước công chúng là không có đàn áp người Thượng theo Cơ Đốc giáo từ năm 2002 đến 2008.  Một Mục sư khác người Thượng Êdê, ông Y Tuân Mlô, hiện là Chủ tịch Hội đồng đại diện GHTLVN-Nam tỉnh Đắk Lắk, và giữ nhiều chức vụ trong chính quyền tỉnh. Ông đã công khai ủng hộ chính sách của chính phủ đối với người Thượng, bao gồm cuộc đàn áp đang diễn ra đối với các hội thánh tại gia người Thượng. Tháng 10 năm 2023, ông Mlô tham gia đoàn đại biểu BTGCP sang Hoa Kỳ để vận hợp tác Kỳ đem Việt Nam ra khỏi Danh sách Theo dõi Đặc biệt của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. 

Những thành viên của GHTLVN-Nam bị nghi ngờ có ý tưởng độc lập hay cổ súy cho tự do tôn giáo không được đưa vào các vị trí lãnh đạo. Mt Mục sư của GHTLVN-Nam không được tấn  phong vì ông ta đã tham gia vào một cuộc biểu tình năm 2002 và bị cầm tù sau đó.

Quấy rối và đe dọa các hoạt động và sự cổ suý tôn giáo độc lập 

Chính quyền địa phương giám sát chặt chẽ các cộng đồng Cơ Đốc giáo độc lập và quấy rối, đe dọa các nhà lãnh đạo của họ. 

Theo thông tin từ cộng đồng, nếu chính quyền phát hiện thành viên của một hội thánh tại gia chưa đăng ký tụ tập để cầu nguyện, các sĩ quan công an chìm sẽ phá buổi lễ, tịch thu điện thoại của người tham gia, và đe dọa thực hiện các hành động tiếp theo. Trong các trường hợp tái phạm, Công an triệu tập lãnh đạo nhóm để thẩm vấn và/hoặc áp dụng các hình phạt hành chính như nộp tiền phạt.  Thỉnh thoảng, Công an địa phương còn ngăn chặn các lãnh đạo tôn giáo độc lập không được tự do di chuyển để tham gia các hoạt động tôn giáo ở ngoài làng, ép các thành viên hội thánh tại gia ký cam kết rời bỏ hội thánh, bắt giữ và bỏ tù những người công khai phản đối, và thậm chí sử dụng các biện pháp giết người ngoài pháp luật. 

Chính quyền ép buộc các tín đồ Tin Lành người Thượng độc lập tham gia GHTLVN-Nam và đe dọa trừng phạt họ nếu từ chối tham gia. 

Năm 2022, một số nhà truyền giáo người Thượng yêu cầu chính quyền làm rõ một điều khoản trong Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 mà họ hiểu là cho phép các nhóm tôn giáo không liên kết được thực hành tôn giáo mà không cần đăng ký hoặc được sự chấp thuận của chính quyền xã. Thay vì được hướng dẫn, chính quyền đã gửi thông báo phạt “vi phạm hành chính” không rõ ràng, kèm theo đe dọa trả thù. Chính quyền địa phương thông báo cho họ rằng họ có thể tránh các hình phạt đó nếu họ tham gia GHTLVN-Nam. 

Chính phủ đàn áp việc vận động cho tự do tôn giáo của các lãnh đạo và tín đồ Cơ Đốc giáo người Thượng độc lập.

Ngày 8 tháng 12 năm 2023, Công an tịch thu điện thoại thông minh của Y Bum Bya, một nhà truyền giáo thuộc Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên (HTTLĐCTN) độc lập, khi ông đang ghi lại các vi phạm của chính phủ để báo cáo lên các Cơ chế Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc. Sau đó, chính quyền đã đưa ông ra trước công chúng để phê phán trước các cư dân trong làng vì không giải tán hội thánh tại gia của mình. Theo lời khai mà Y Bum Bya chia sẻ với một thành viên khác trong hội thánh vào tháng 2 năm 2024, chính quyền đã đe dọa giết ông nếu ông tiếp tục ở lại hội thánh tại gia. Ngày 8 tháng 3 năm 2024, ông được phát hiện đã chết, treo cổ tại một nghĩa trang gần nhà sau khi rời nhà để gặp các sĩ quan Công an. 

GHTLVN-Nam bảo vệ lập trường của chính phủ và nhắm mục tiêu vào các nhóm Tin Lành độc lập. 

Ngày 4 tháng 2 năm 2023, Mục sư Nay Sia của GHTLVN-Nam xuất hiện trên chương trình truyền hình của Công an tỉnh Đắk Lắk để cáo buộc các lãnh đạo của HTTLĐCTN “lợi dụng tôn giáo cho mục đích chính trị, gây rối cuộc sống của công dân, làm suy yếu niềm tin…” và tuyên bố rằng “mục tiêu của họ là lật đổ chính phủ và thành lập nhà nước Đêga. Ngày 26 tháng 3 năm 2024, Mục sư Y Cuah Hdok của GHTLVN-Nam phát biểu trong một video trên trang web của Công an tỉnh Đắk Lắk rằng “Tự do tín ngưỡng và tôn giáo phải nằm trong khuôn khổ của Đảng, Nhà nước. Chúng ta phải tuân theo những gì Nhà nước cho phép”.  Ông cũng lên án nhà truyền giáo Y Krec Bya và Mục sư A Ga của HTTLĐCTN, tuyên bố rằng các thành viên của hội Thánh này phạm tội bất tuân Chúa và sẽ không lên Thiên Đàng vì họ từ chối gia nhập GHTLVN-Nam.  Hai ngày sau, Tòa án Nhân Dân tỉnh Đắk Lắk tuyên phạt Y Krec Bya 13 năm tù giam và 5 năm quản thúc tại gia với tội danh vi phạm Điều 116 của Bộ luật hình sự.

Vấn đề tài sản

Các tín đồ Tin Lành người Thượng ở Tây Nguyên thường chọn một ngôi nhà trong cộng đồng địa phương để làm hội thánh tại gia cho các hoạt động tôn giáo nhóm. Vào đầu những năm 2000, chính quyền đã đóng cửa, đốt cháy, phá hủy hoặc tịch thu hàng trăm hội thánh của tín đồ Tin Lành người Thượng, bao gồm cả những hội thánh liên kết với GHTLVN-Nam. Một số địa điểm tôn giáo đã bị tịch thu để sử dụng vào các mục đích khác. Tháng 3 năm 2009, chính quyền đã phá hủy một nhà thờ người Ê Đê liên đới với GHTLVN-Nam ở thành phố Buôn Ma Thuột để xây dựng một trường mẫu giáo công lập.  Trước đó, hội thánh này đã dạy dỗ cho những người Thượng không đủ khả năng trả học phí.

Sau khi Hoa Kỳ chỉ định Việt Nam là “Quốc gia cần quan tâm đặc biệt” (CPC) vào năm 2004 vì các vi phạm nghiêm trọng về tự do tôn giáo, chính phủ dần cho phép các hội thánh tại gia của GHTLVN-Nam mở cửa trở lại  và thỉnh thoảng cung cấp đất cho GHTLVN-Nam để xây dựng các nhà nguyện mới. 

Từ năm 2005 đến nay, nhà nước đã cấp đất cho 32 chi nhánh của GHTLVN-Nam tại Tây Nguyên để xây dựng cơ sở tôn giáo. 

Để hạn chế hơn nữa các hoạt động tôn giáo của các hội thánh tại gia không liên kết, Công an được cho là đã tịch thu Kinh Thánh, sách thánh ca, các sản phẩm công nghệ như điện thoại di động và máy tính, và đôi khi cả tiền mặt của các lãnh đạo hội thánh tại gia. 

Tháng 5 năm 2023, các sĩ quan Công an đã tịch thu ba điện thoại di động từ ba nạn nhân khác nhau ở tỉnh Đắk Lắk để ngăn chặn họ báo cáo các vi phạm quyền của người dân và/hoặc tham gia các khóa huấn luyện về các công ước nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Ngày 21 tháng 12 năm 2020, Công an tỉnh Gia Lai đã hạn chế tiếp cận làng Papet và ngăn không cho các tín đồ của Hội Thánh Tin Lành Đầu Tiên, chưa đăng ký, tổ chức lễ Giáng Sinh. Khi hội thánh này tiếp tục buổi lễ Giáng Sinh, Công an đã bắt giữ 11 thành viên và các lãnh đạo hội thánh, đồng thời tịch thu Kinh thánh, sách thánh ca và 56 triệu đồng Việt Nam (tương đương 2.200 USD).

(*) Dịch theo Tài liệu của UỶ HỘI TỰ DO TÔN GIÁO QUỐC TẾ HOA KỲ – USCIRF – State-Controlled Religion and Religious Freedom in Vietnam

(Còn tiếp)

N.T. – Q.P. 

Nguồn: Việt Nam Thời báo

 

This entry was posted in Nguyễn Tiến, Quang Phạm, Tôn giáo và chính quyền, Tự do tín ngưỡng, VNTB. Bookmark the permalink.