Ngô Huy Cương
Mang danh là GS, PGS, TS Luật học mà cho qua một luận án sai trái cơ bản tới mức phỉ nhổ vào luật học cũng như các khoa học khác (kể cả chính trị học) thì đúng là quá hèn hạ và bẩn thỉu, nên bị tước học hàm, học vị.
Chỉ cần ở giác độ luật tư, nhất là luật hợp đồng (nơi được coi là dễ minh chứng nhất cho quan niệm quyền lợi phải đi liền với nghĩa vụ) thì luận án của Thích Chân Quang đã đáng vứt vào sọt rác.
Ngay điều 1 của Bộ Luật Dân sự năm 2015 đã qui định một nguyên tắc lớn nhất của luật tư là nguyên tắc hay học thuyết “tự do ý chí” mà học thuyết này có hạt nhân lý luận nền tảng là con người chỉ có thể bị ràng buộc bởi ý chí của chính mình và có quyền định đoạt tất cả những gì thuộc về mình.
Nguyên tắc này xuyên suốt trong pháp luật của hầu hết các nước, thậm chí còn được thể hiện trong Hiến pháp hiện hành của Thuỵ Sỹ.
Vậy luận án của Thích Chân Quang có bác bỏ được học thuyết này trong nội dung nghiên cứu của nó không và cái gọi là hội đồng đánh giá luận án này có nói gì về câu chuyện này không?
Hiến pháp năm 1946 gắn liền với Tuyên ngôn Độc lập, mà Bác Hồ đọc tại quảng trường Ba Đình, như một chỉnh thể xuất phát từ các quyền tự nhiên của con người, nên chỉ quy định công dân có 04 nghĩa vụ là: bảo vệ tổ quốc, tôn trọng hiến pháp, tuân theo pháp luật, và đi lính (điều 5 & điều 6), trong khi đó có 11 điều từ điều 6 cho tới điều 16 là nói tới quyền lợi căn bản của công dân.
Trong sinh giới, không loài nào có bất kỳ hoạt động nào giống như nghĩa vụ mà chỉ có hoạt động để cố hưởng lợi từ tự nhiên, thậm chí ăn thịt lẫn nhau để tạo ra hệ sinh thái.
Duy chỉ có con người, do tạo thành xã hội nên họ nghĩ tới sự tạo lập ra nghĩa vụ trong những mối quan hệ nhất định để không xâm phạm vào lợi ích của nhau, bởi trước hết họ có các quyền tự nhiên là quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Vậy không thể có cái thứ nào được xem như nghĩa vụ xuất phát từ tự nhiên cả, mà cùng lắm thì chỉ tồn tại tập tính loài.
Ngay trong sinh hoạt của xã hội loài người cũng vậy, ví dụ như người đàn ông ngủ với một người đàn bà thì luôn tự đặt ra nghĩa vụ cống hiến cho niềm hoan lạc của người đàn bà. Nhưng sự tự đặt ra nghĩa vụ đó là để bảo đảm quyền lợi cho người đàn ông là giữ người đàn bà lại cho những lần người đàn ông muốn.
Có lẽ ví dụ này xa lạ với một người tự xưng là nhà sư như Thích Chân Quang chăng?
N.H.C.
Nguồn: FB Cuong Huy Ngo