Khai giảng năm học có còn cần thiết?

Lễ khai giảng của HS Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Đông, Hà Nội (Ảnh: BA

Lễ khai giảng của HS Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Đông, Hà Nội (Ảnh: BA

Câu trả lời là KHÔNG! Nếu chúng ta vẫn theo như mốc thời gian mà Bộ GD-ĐT ban hành cho cả ngành giáo dục. Vài năm trở lại đây, điều vô lý này tồn tại nhưng không thấy ai có ý kiến. Đó là: thường vào trung tuần tháng 8, học sinh tựu trường, các trường bắt đầu dạy học nhưng thời gian khai giảng lại được ấn định trong khoảng từ ngày 03-05/09 (Tức là dạy 1- 2 tuần rồi mới tổ chức khai giảng). Ngày 05/09 còn được cho là “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”. Ai cũng hiểu “khai giảng” là bắt đầu một năm học. Học sinh xúng xính với quần áo mới, háo hức đến trường (đặc biệt là các em nhỏ, với bao nhiêu hồi hộp, bỡ ngỡ buổi đầu như một ngày trọng đại trong cuộc đời mình – Hãy nhớ đến bài văn nổi tiếng Tôi đi học của Thanh Tịnh và bài thơ Tựu trường của Huy Cận trước 1945: “Giờ náo nước của một thời trẻ dại / Hỡi ngói nâu hỡi tường trắng cửa gương…). Lẽ ra phải tổ chức khai giảng rồi mới bước vào học tập nhưng không hiểu sao vài năm nay người ta lại “cải lùi” ( chứ không phải “cải tiến”)  bằng cách đưa ra cái mốc thời gian trên

(http://vietnamnet.vn/giaoduc/201007/Ram-ro-tuu-truong-giua-thang-8-925950/).

Tâm trạng háo hức của ngày đầu tiên đi học sẽ không còn sau khi đã học được một hai tuần. Lúc này khai giảng thì có ý nghĩa gì nữa? Thử hỏi học sinh còn coi ngày khai giảng là một cái gì thiêng liêng mở đầu một mùa học mới đua tranh sôi nổi như các thế hệ học sinh thuở xưa hay không hay sẽ dần dần coi thường ngày đó? Là những nhà giáo dục mà sự am hiểu về mặt tâm lý trong việc đóng góp vào quá trình hình thành nhân cách con trẻ sao lại kém cỏi đến vậy? Ngành giáo dục đưa ra cuộc vận động “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” để làm gì nhỉ?

BS

HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập

This entry was posted in Giáo dục. Bookmark the permalink.