Nhân quyền từ góc nhìn sự thật

Nguyễn Hữu Đổng

Nhân quyền là khái niệm chưa được giới nghiên cứu làm rõ về học thuật. Từ góc nhìn sự thật, tác giả bài viết phân tích làm sáng tỏ thực chất, hạn chế hiểu biết khái niệm này, khuyến nghị giải pháp nhận thức đúng đắn thuật ngữ nhân, quyền lực và quyền con người.

Nhân quyền là gì?

Để nhận thức đúng đắn nhân quyền, trước hết phải làm rõ khái niệm “góc nhìn sự thật” (concept of “view of truth”). Khái niệm này bao hàm ba mặt chủ yếu sau: chưa thật là góc nhìn chưa thực của nhóm người; không thật là góc nhìn không thực của cá nhân; sự thật là góc nhìn chân thực của cộng đồng (the truth is the community’s authentic perspective). Tức sự thật biểu hiện loài người chân thực; loài người không chân thực là không có sự thật (humanity is not authentic and there is no truth), hay sống không chân thực không phải loài người (or living inauthentically is not human).

Nhân quyền bao hàm các thuật ngữ “nhân” và “quyền”. Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2005), quyền được hiểu là điều mà “pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi”, tức biểu hiện quyền tự do của cá nhân (cá thể); nhân được hiểu là “lòng thương người”, tức biểu hiện quyền độc lập của nhóm (tập thể); nhân quyền được hiểu là quyền căn bản “của con người, như quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại,v.v..”, tức biểu hiện quyền hạnh phúc của cộng đồng. Điều đó có nghĩa, nhân quyền là quyền sống hạnh phúc của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người. Trong quốc gia, chính quyền không chân thực thì không có nhân quyền; trong cộng đồng quốc tế, quốc gia không chân thực không thể có nhân quyền. Nói cách khác, con người không hạnh phúc là không có nhân quyền (people who are not happy not have human rights).

So sánh nhân quyền với các chữ số nguyên trong toán học cho thấy rằng: chưa có nhân quyền tương tự chữ số âm (-), nhóm chưa độc lập; không có nhân quyền tương tự chữ số dương (+), cá nhân không tự do; còn nhân quyền tương tự chữ số thực (0), cộng đồng hạnh phúc. Theo đó, chưa có nhân quyền là quốc gia chưa độc lập; không có nhân quyền là nhân dân không tự do; có nhân quyền là quốc gia độc lập, nhân dân có tự do và hạnh phúc. Tức nhân quyền là quốc gia độc lập, nhân dân có cuộc sống tự do hạnh phúc (the people have a free and happy life).

Hạn chế hiểu biết nhân quyền trên thế giới và ở Việt Nam

1) Hạn chế trên thế giới

Nhân quyền gắn với quyền phát triển tự nhiên, xã hội, con người, quốc gia. Tuy nhiên, hiểu biết khái niệm này của giới nghiên cứu còn hạn chế; bởi vì, người nghiên cứu chưa làm rõ quan hệ giữa tính chất, bản chất, thực chất của thuật ngữ “nhân” và “quyền”. Chẳng hạn, khi phân tích thuật ngữ nhân, người nghiên cứu chỉ nhìn nhận tính chất và bản chất người, chứ không nhìn nhận thực chất người (rather than seeing the true nature of the person); khi phân tích thuật ngữ quyền, người nghiên cứu cũng chỉ nhìn nhận tính chất và bản chất quyền, chứ không nhìn nhận thực chất quyền (rather than recognizing the nature of rights).

Hạn chế hiểu biết nhân quyền làm cho nhiều người nghiên cứu không nhận thức rõ quan hệ giữa nhân quyền, chính trị và văn hoá như sau: chính trị không văn hoá không có nhân quyền, chính trị chưa văn hoá chưa có nhân quyền, có văn hoá chính trị hay chính trị có văn hoá thì có nhân quyền; không nhận thức rõ rằng, nhân quyền chính là quyền phát triển, nhân quyền gắn với “chính trị phát triển” [1], hay có nhân quyền là người có quyền phát triển (or having human rights means people have the right to development) và có quyền con người (and have human rights).

Hiểu biết không rõ nhân quyền dẫn đến chuyên chế, độc tài, độc quyền, thiên lệch “chủ nghĩa” (“ism” bias), như: chế độ chuyên chế phong kiến, chế độ độc tài, thiên lệch chủ nghĩa nhóm hữu khuynh (biased towards right-wing groupism), thiên lệch cá nhân chủ nghĩa tả khuynh (left-leaning individualistic bias), chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, “chủ nghĩa xã hội đặc sắc” [2], thậm chí “chủ nghĩa Trump” (or even “Trumpism”) [3], và “chủ nghĩa đa phương đang trên giường bệnh chờ chết” (and multilateralism is on its deathbed) [4], hay nhóm độc quyền chính trị trong quốc gia (or a political monopoly within a country) dạng “một đảng cầm quyền” [5] suốt nhiều năm (form of “one ruling party” for many years); dẫn đến tư tưởng cá nhân, bá quyền, chiến tranh huỷ diệt giữa các cộng đồng người.

2) Hạn chế ở Việt Nam:

Hiểu biết nhân quyền của người dân nói chung, đội ngũ cán bộ (đại biểu dân cử, công chức, viên chức, thẩm phán, kiểm sát viên), giới nghiên cứu nói riêng còn nhiều bất cập; bởi vì, giới nghiên cứu chưa làm rõ thuật ngữ quyền và nhân. Chẳng hạn, trong Từ điển Tiếng Việt đã dẫn ở trên cho thấy, “quyền” chỉ được giới nghiên cứu nhìn nhận mặt “pháp luật hoặc xã hội cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi” chứ không nhìn nhận mặt công bằng bình đẳng công lý của con người; còn “nhân” chỉ được nhìn nhận khái quát là “lòng thương người”, chứ không nhìn nhận con người chân thực.

Hạn chế hiểu biết nhân quyền làm cho giới nghiên cứu, lãnh đạo không nhận thức rõ quyền con người, hay không nhận thức rõ “quyền chính trị” – khái niệm biểu hiện cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp “xây dựng, điều hành thực hiện, thực thi bảo đảm các mục tiêu phát triển” [6];dẫn đến “quyền con người mới dừng ở mức độ công nhận, việc tôn trọng và bảo đảm quyền con người trong thực tiễn gặp những khó khăn nhất định, hiệu quả chưa cao”[7], “rất nhiều vụ việc cưỡng chế vi phạm pháp luật, không bảo đảm quyền của người dân”[8]; dẫn đến tình trạng tham nhũng “vẫn là “quốc nạn””[9] làm hại nước hại dân, hay tôn sùng “sức mạnh chính trị”[10] chứ không hiểu rằng, chính trị không thể dùng sức mạnh trong xã hội (politics cannot use force in society).

Giải pháp nhận thức đúng đắn thuật ngữ nhân, quyền lực và quyền con người

Thứ nhất, nhận thức đúng đắn thuật ngữ “nhân”. Nhân quyền gắn liền với nhân; tuy nhiên, nhân chưa được giới nghiên cứu nhận thức đúng. “Nhân” bao hàm các mặt chủ yếu sau: bản chất nhân chưa chân thực chưa phải người, nguyên lý nhân chân thực là người, hình thức nhân không chân thực là “vật” (the form of the unreal cause is “thing”). Tức là, nhận thức đúng đắn thuật ngữ “nhân” đòi hỏi giới nghiên cứu hiểu rõ quan hệ sau: tính chất người không chân thực, bản chất người cũng chưa chân thực, thực chất sự thật loài người là chân thực (in essence, human truth is real).

Thứ hai, nhận thức đúng đắn thuật ngữ “quyền lực”. Nhân quyền gắn liền với quyền lực; tuy nhiên, quyền lực chưa được giới nghiên cứu nhận thức đúng. “Quyền lực” bao hàm các mặt chủ yếu sau: bản chất quyền gắn với nhóm độc lập, tính chất lực gắn với cá nhân tự do, thực chất quyền lực gắn với cộng đồng hạnh phúc, dạng mô hình: bản chất nhóm chưa là quyền lực – thực chất cộng đồng là quyền lực – tính chất cá nhân không quyền lực. Tức là, nhận thức đúng đắn thuật ngữ quyền lực đòi hỏi giới nghiên cứu hiểu rõ quan hệ sau: tính chất cá nhân không quyền lực (individuality without power); bản chất nhóm cũng không quyền lực (the group itself is not powerful either); thực chất cộng đồng có quyền lực (in essence, the community has power). Nói cách khác, cá nhân, các đảng phái, tổ chức chính trị không có quyền lực, còn nhân dân là cộng đồng có quyền lực (and the people are the community with power); do vậy, không thể “nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế” như có người lãnh đạo giáo điều đã nêu ra [11].

Thứ ba, nhận thức đúng đắn “quyền con người”. Nhân quyền gắn liền với quyền con người; tuy nhiên, quyền con người chưa được giới nghiên cứu nhận thức đúng. “Quyền con người” bao hàm các mặt chủ yếu sau: bản chất quyền con người gắn với nhóm, tính chất quyền con người gắn với cá nhân, thực chất quyền con người gắn với cộng đồng, dạng mô hình: bản chất quyền con người của nhóm – thực chất quyền con người của cộng đồng – tính chất quyền con người của cá nhân. Tức là, nhận thức đúng đắn quyền con người đòi hỏi giới nghiên cứu hiểu rõ quan hệ sau: tính chất quyền con người gắn với tự do; bản chất quyền con người gắn với độc lập; thực chất quyền con người gắn với hạnh phúc (in essence, human rights are associated with happiness), hay con người hạnh phúc là có quyền con người (or happy people have human rights).

Kết luận

Nhân quyền được hiểu là quyền con người trong quốc gia, xã hội loài người; đồng thời, biểu hiện thực chất loài người văn minh. Hiện nay, khái niệm này chưa được giới nghiên cứu làm rõ về các mặt hình thức không có nhân quyền, nội dung chưa có nhân quyền, nguyên lý có nhân quyền. Đây được nhìn nhận là nguyên nhân dẫn đến quốc gia còn nhiều bất cập trong việc bảo vệ nhân quyền như thực tế đã chỉ ra. Do đó, để bảo vệ các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội trong quốc gia, giới nghiên cứu, lãnh đạo cần phải nhận thức đúng đắn thuật ngữ nhân, quyền lực và quyền con người.

————–

Tài liệu trích dẫn:

[1], [6] https://diendankhaiphong.org/2023/10/24/luat-khoa-hoc-chinh-tri-phat-trien/

[2] http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/4592-nhung-dac-sac-trong-he-thong-ly-luan-chu-nghia-xa-hoi-dac-sac-trung-quoc-thoi-ky-cai-cach-mo-cua.html

Quảng cáo

REPORT THIS AD

[3] https://tienphong.vn/chu-nghia-trump-troi-day-trong-cuoc-bau-cu-california-post1376850.tpo

[4] https://diendankhaiphong.org/he-thong-da-den-ngay-qua-han/

[5] http://m.tapchiqptd.vn/vi/phong-chong-dbhb-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa/co-phai-che-do-mot-dang-cam-quyen-la-can-tro-su-phat-trien-cua-dat-nuoc-16943.html

[7] https://danchuphapluat.vn/bao-dam-quyen-con-nguoi-trong-xay-dung-va-hoan-thien-nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoi-chu-nghia-o-viet-nam-hien-nay

[8] https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/332860/CVv146S172021014.pdf

[9] https://cand.com.vn/Chuyen-de/chong-tham-nhung-tu-co-quan-chong-tham-nhung-i689859/

[10] https://www.qdnd.vn/ky-niem-60-nam-ngay-mo-duong-ho-chi-minh-tren-bien-23-10-1961-23-10-2021/suc-manh-chinh-tri-tinh-than-tren-nhung-con-tau-khong-so-672288

[11] http://tapchiqptd.vn/vi/phong-chong-dbhb-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa/nhot-quyen-luc-trong-long-co-che/16012.html

N.H.Đ.

Nguồn: Diễn Đàn Khai Phóng

This entry was posted in Nhân Quyền. Bookmark the permalink.