Chánh tín và mê tín

Thái Hạo

Trong Kinh A Hàm, Đức Phật dạy:

“Một, chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.

Hai, chớ vội tin điều gì chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.

Ba, chớ vội tin điều gì chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.

Bốn, chớ vội tin điều gì chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay sách vở.

Năm, chớ vội tin điều gì chỉ vì điều đó thuộc lý luận siêu hình.

Sáu, chớ vội tin điều gì chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.

Bảy, chớ vội tin điều gì khi nó căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.

Tám, chớ vội tin điều gì chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.

Chín, chớ vội tin điều gì chỉ vì điều ấy được vũ lực và quyền uy ủng hộ.

Mười, chớ vội tin điều gì chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết”.

“Này các thiện nam tín nữ, khi nghe một điều gì, các vị phải quán sát, suy tư và thể nghiệm. Sau khi kiểm nghiệm, nếu quý vị thực sự nhận thấy lời dạy này tốt lành, đạo đức, hướng thiện, chói sáng và được người trí tán thán, việc thực hiện các lời dạy này sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc ở hiện tại và về lâu dài, chỉ khi đó quý vị mới đặt niềm tin vững chắc và thực hành theo”.

Tin như thế, tức thấy rõ, biết rõ và tự mình kiểm chứng rồi, đạo Phật gọi là chánh tín.

Ngược lại, tin mà không suy xét, tin một cách mù quáng, nghe sao tin vậy, đó là mê tín.

Phật Thích Ca căn dặn học trò rằng sống và tu tập thì phải có chánh tín, nếu không, để sa vào mê tín thì không những vô ích mà còn làm hại bản thân cũng như người khác.

Đạo Phật hay vì những lẽ như thế, nó rất lý tính, hiện đại và phù hợp với tinh thần khoa học.

T.H.

Tác giả gửi BVN

This entry was posted in Hoài nghi khoa học. Bookmark the permalink.