Đáng xấu hổ

Lưu Trọng Văn

“Nhiều nước văn minh, tiêu chuẩn của một chính khách, một lãnh đạo QG, một thị trưởng thủ đô hoặc đô thị lớn trước hết phải là nhà văn hoá lớn – LTV”. Đúng vậy không sai. Mình cũng đã nói từ rất lâu tiêu chí này. Cứ nhìn vào gương mặt chính khách mỗi QG sẽ biết QG ổn định, văn minh, phát triển hay ngược lại. QG nếu chỉ toàn gương mặt CA, hay QĐ, cầm súng “pằng, pằng…” đủ biết ứng xử với dân như thế nào, và XH đó “dân chủ” ra sao.

Kim Dung Pham

Tối qua ngồi với mấy người bạn, mọi người đã cố lý giải về lệnh cấm của Sở Văn hóa Hà Nội đối với 31 chân dung trong Triển lãm Chân dung gò đồng của nghệ sĩ Phạm Xuân Trường tại Bảo tàng Mỹ thuật VN. Hầu hết đều lắc đầu vái dài chịu thua. Tôi thì cho rằng chỉ có viện đến sự dốt nát cùng cực mới lý giải được cái lệnh cấm này.

Tuy nhiên, dù dốt nát cũng là quyền của mỗi người nhưng nó lại không thể được phép trong thi hành công vụ, bởi vì nó đang thản nhiên giẫm đạp lên quyền công dân và quyền con người của người dân.

Tôi nghĩ, đây không phải là lúc chỉ để “cười vào mặt” kẻ đã cấm đoán tùy tiện này, mà hơn thế, phải nghiêm túc đòi hỏi trách nhiệm pháp lý. Trước một cái lệnh cấm vô pháp như thế, không chỉ những người có mặt trong danh sách này bị xúc phạm mà cũng có nghĩa là tất cả người dân đang gián tiếp bị khinh khi và tước đoạt những quyền công dân hiển nhiên nhiên nhất. Việc chấp nhận lệnh cấm này cũng tức là công khai chấp nhận việc trắng trợn vi phạm pháp luật của cơ quan hành pháp trong thi hành công vụ của họ. Quyền và sự tôn nghiêm của mỗi công dân không thể dễ dàng bị tước bỏ như vậy mà không có một lời giải thích hay đứng ra chịu trách nhiệm trước pháp luật…

Thái Hạo

Quyết định của Sở VHTT Hà Nội cấm treo 31 bức tranh đồng chân dung các văn nghệ sỹ trong một cuộc triển lãm bị cộng đồng mạng lên án dữ dội.

Vì sao xảy ra sự việc lẽ ra không được phép xảy ra tại ngay thủ đô – trung tâm Văn hoá của cả nước như vậy?

Nếu trong Ban giám

đốc Sở VHTT Hà Nội có người có tầm văn hoá – đồng nghĩa có tầm hiểu biết văn học và sự tiến bộ chính trị xã hội thì sự việc cấm trên khó xảy ra.

Sở VHTT Hà Nội lẽ ra phải có dàn lãnh đạo có tầm văn hoá khá nhất trong 63 sở VHTT cả nước mà còn như vậy, thì có nên đặt lại vấn đề về việc cơ cấu, chọn lựa nhân sự lãnh đạo ngành văn hoá – ngành mà cụ Hồ coi trọng hàng đầu, bao năm qua và hiện nay ra sao?

Chấn hưng văn hoá không bằng tiền chứ đừng nói đến 350.000 tỷ, mà cần tầm nhìn tổ chức nhân sự tuyển chọn con người lãnh đạo văn hoá và thiết lập đường lối văn hoá.

Hãy tổng rà soát toàn bộ lãnh đạo bộ, thứ trưởng VH và giám đốc, phó giám đốc 63 sở VH cả nước xem họ xuất thân thế nào, tầm văn hoá cơ bản về thế giới và QG ra sao, trình độ hiểu biết và cảm nhận VH ra sao, chúng ta sẽ biết chấn hưng VH bắt đầu từ đâu và nên thực hiện ngay như thế nào.

Đó là chưa kể nhiều nước văn minh, tiêu chuẩn của một chính khách, một lãnh đạo QG, một thị trưởng thủ đô hoặc đô thị lớn trước hết phải là nhà văn hoá lớn.

Trở lại sự kiện nóng 31 bức chân dung bị lãnh đạo Sở VHTT Hà Nội cấm treo, thể hiện trình độ hiểu biết, đọc, cảm nhận giá trị tác phẩm văn học và thời cuộc chính trị của họ quá non nớt.

Tiêu chuẩn để một văn nghệ sĩ được tôn trọng, tôn vinh hay không, không phải ở những giải thưởng của họ, họ thuộc thành phần được đảng cầm quyền ca ngợi tin dùng hay không, mà ở tác phẩm họ đóng góp cho nền văn học nước nhà có giá trị nhân văn, có tinh thần dân tộc, yêu nước, có giá trị nghệ thuật, có giá trị ngôn ngữ, có giá trị chân thực và nâng cao thẩm mỹ hay không?

Với các thước đo ấy thì các nhà văn Phan Khôi, Trương Tửu, Phùng Quán, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Trần Dần, Nguyên Ngọc, Ý Nhi, Nguyễn Duy, Dương Tường, Tạ Duy Anh, Hoàng Quốc Hải…đã cống hiến tài năng của họ cho những giá trị được nhân dân bao năm qua đón nhận, trân quý.

Rõ ràng sự việc lãnh đạo Sở VHTT Hà Nội can thiệp thô bạo và không trên nền tảng pháp luật khi ra lệnh cấm treo 31 bức chân dung VNS trên là một sự việc khó chấp nhận. Sự phản ứng dữ dội của công chúng yêu văn học nước nhà là tất yếu và cũng là sự trưởng thành về ứng xử văn hoá của công chúng.

Trước sự việc này, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội Nhà văn VN cảm thấy: nỗi buồn và sự thất vọng. Còn nhà thơ Trần Đăng Khoa Phó chủ tịch Hội Nhà văn VN phải phẫn nộ thốt lên: dở hơi và đáng xấu hổ!

L.T.V.

Tác giả gửi BVN

This entry was posted in Lưu Trọng Văn, Quan trí, văn hoá. Bookmark the permalink.